4 1 1 Giới thiệu chung về Cục cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Cục cảnh sát kinh tế trực thuộc Tổng cục cảnh sát, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập từ ngày 12 tháng 02 năm 2009, tại Bản Hắt Sa Dy, Huyện Chăn Tha Bu Ly, thủ đô Viêng Chăn
Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ An ninh Lào có trách nhiệm tham mưu giúp cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ An ninh chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế và tham nhũng; trực tiếp điều tra các vụ án về kinh tế và tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ An ninh
4 1 2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào gồm 1 cục trưởng, 4 cục phó giữ các nhiệm vụ và chức năng khác nhau
Bộ máy tổ chức của Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào gồm có các phòng ban chức năng như sau:
79
Nguồn: Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An Ninh Lào
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Hình 4 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
4 1 3 Chức năng và nhiệm vụ
Thứ nhất, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực hiện đường lối, chính sách, pháp
- - - - - - Phòng quản trị và hợp nhất Phòng Bản sao và Tổ cáo Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực nhà nước và chung
Phòng chống,ngăn chặn rửa tiền và thông tin công nghệ
Phòng ngăn chặn đầu tư trong và ngoài nước Phòng điều tra - thẩm vân
luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, trật tự, an toàn xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại
Thứ hai, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, các hành vi phạm tội và kiến
Thứ ba, tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội kinh tế
80
Thứ tư, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
Thứ năm,theo dõi và chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án chưa rõ đối tượng phạm tội do Cục cảnh sát kinh tế xin ý kiến Cục cảnh sát kinh tế có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự kinh tế và tiến hành điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ; cả tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
4 2 Khái quát công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4 2 1 Khái quát quá trình tổ chức và công tác đảm bảo các điều kiện đào tạo kiếnthức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4 2 1 1 Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì vậy trong những năm qua, Lào luôn đề cao công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế để nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ cảnh sát kinh tế nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của côngviệc
Mục tiêu đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế như sau:
- Đào tạo đủ cơ cấu, số lượng theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP và Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức
- Đào tạo đúng đối tượng, đúng độ tuổi, đúng chuyên môn để phục vụ công việc - Đào tạo cho cán bộ cảnh sát kinh tế về 3 nội dung:
Một là, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý kinh tế Hai là, Đào tạo kiến thức pháp luật về kinh tế
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý kinh tế liên quan hội nhập kinh tế quốc tế và các kiến thức bổ trợkhác
81
Ngày 27/11/2018, Bộ An ninh Lào ban hành Đề án thí điểm đào tạokiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế, xét chọn 32 cán bộ cảnh sát để đào tạo giai đoạn 2018 – 2019 Mục đích thí điểm để bổ sung kiến thức quản lý kinh tế cơ bản cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế, xem xét khả năng thích ứng và phù hợp với chương trình đào tạo mới
4 2 1 2 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào Hàng năm, ngoài chương trình đào tạo dài hạn chính quy tập trung, các cơ sở đào tạo của tỉnh còn mở nhiều lớp bồi dưỡng những kiến thức về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kĩ năng quản lý kinh tế, quản lý chuyên ngành; văn hóa công sở và kĩ năng giao tiếp… cho cán bộ cảnh sát kinh tế
Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế dành cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào được cấu trúc hợp lý và hệ thống, tuân thủ theo các văn bản quy định về xây dựng chương trình đào tạo của đơn vị với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của cán bộ nhân viên trong ngành Chủ đề và nội dung chương trình đào tạo được cấu trúc logic, theo trình tự và mang tính tích hợp, linh hoạt, thể hiện tính khoa học của toàn bộ chương trình đào tạo Đồng thời, chương trình đào tạo của cảnh sát kinh tế liên tục được rà soát định kỳ nhằm đảm bảo tính thích hợp và cập nhật ở từng nội dung cụ thể và ở chương trình đào tạo tổng thể
Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế thể hiện được sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Điều này thể hiện trong nội dung của từng phần giảng dạy và trong toàn bộ chương trình đào tạo
Sau nhiều lần bổ sung, điều chỉnh, chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế đã thể hiện tính chất thực tiễn, hiện đại và cập nhật Toàn bộ các nội dung học hiện nay được xây dựng dựa trên thực tế nhu cầu xã hội, nằm trong chủ trương điều chỉnh của đơn vị, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội và nhu cầu của cán bộ nhân viên tại đơn vị
Nội dung chương trình đào tạo được vận hành một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, có hệ thống và được sự thống nhất giữa các giảng viên Tính logic của các nội
82
dung trong chương trình dạy học được chú trọng, nhằm đảm bảo cho học viên được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ khối lĩnh vực rộng đến kiến thức chuyên ngành hẹp Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng học viên và bổ trợ lẫn nhau Đặc biệt các kiến thức thực tiễn được áp dụng vào giảng dạy đều đảm bảo học viên tiếp thu được các kỹ năng cần thiết để có thể nghiên cứu, thực hành và áp dụng thực tế vào hoạt động công tác tại đơn vị
Bên cạnh đó, nội dung đào tạo tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm giúp người học có điều kiện củng cố lý thuyết và hành thành kỹ năng thực hành, rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tiễn
4 2 1 3 Lựa chọn phương pháp đào tạo
Cùng với nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tiếp thu của đối tượng được đào tạo Phương pháp đào tạo phù hợp, tiên tiến sẽ có tác động tích cực hiệu quả đào tạo Trong những năm qua hệ thống các cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cũng đã có đổi mới trong phương pháp đào tạo Cách thức truyền đạt kiến thức theo kiểu “thầy nói trò ghi” đã được hạn chế, mà thay vào đó là tăng sự chủ động của học viên, tăng sự trao đổi thảo luận và khảo sát thực tế Ở các bậc học cao tính tự học, tự nghiên cứu đã được chú trọng Chính điều này đã làm tăng tính sinh động trong công tác giảng dạy, cuốn hút học viên hơn
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện, chưa bắt kịp với sự cải tiến về nội dung, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao Trong thời gian gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, đặc biệt là áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong hầu hết các hệ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tăng hiệu quả trong truyền tải những kiến thức quản lý kinh tế vốn được xem là khô cứng Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, các cơ sở đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn ở trong và ngoài nước dành cho các giảng viên Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chủ yếu là việc làm tự nguyện của các giảng viên và hiệu quả của nhiều bài giảng cũng chưa thật sự đạt yêu cầu, còn có xu hướng chỉ đơn thuần thay việc viết bảng trước đây bằng việc dùng thiết bị trình chiếu Không ít giảng viên vẫn nặng về thuyết trình mà thiếu sự trao đổi, giao lưu, thảo luận với học viên
Rõ ràng là, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế rất cần có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp dạy và học, tạo sự gắn bó chặt chẽ hơn
83
giữa lý luận với thực tiễn, nhằm khắc phục những hạn chế trong đào tạo
4 2 1 4 Xác định kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh, các dự án tài trợ nước ngoài, nguồn đóng góp của các tổ chức cử cán bộ đi học và bản thân người học Trên cơ sở nguồn kinh phí đã được phân bổ hàng năm, Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ quan đơn vị lập kế hoạch từ tháng 10 năm trước cho kế hoạch kinh phí của năm sau, sau đó Phòng Nội vụ tổng hợp xây dựng phương án phân bổ kinh phí và cùng với Phòng Tài chính thống nhất việc phân bổ và kế hoạch kinh phí Vào đầu quý IV hàng năm có sự điều chỉnh và bổ sung đảm bảo kế hoạch được thực hiện, không để tồn đọng Bên cạnh nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, cũng có sự đóng góp của cá nhân cán bộ được cử đi dự các khóa học chiếm tỷ lệ đáng kể (khoảng 10 - 15%) Đối với cán bộtự túc tham gia các chương trình đào tạomà không phải do cơ quan cử đi học, nguồn kinh phí đó là do cá nhân cán bộ đó tự chi trả Tuy nhiên, tỉnhcũng thành lập quỹ ưu đãi, khuyến khích nhân tài, đào tạo tài năng trẻ để hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động khen thưởng cán bộ có kết quả đào tạo tốt và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giỏi đi đào tạo ở các bậc cao hơn
4 2 2 Kết quả đào tạo
Số lượng cán bộ CSKT được đào tạo
Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế trong tỉnh để họ làm việc trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước Những năm qua, tỉnh đã đề xuất cán bộ tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế theo quy định Dựa theo cơ cấu cán bộ theo chức vụ công tác, đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trong giai đoạn 2017 - 2019 đạt kết quả như sau:
- Đào tạo cán bộ quản lý: 30 người - Đào tạo cán bộ chuyên viên: 265 người - Đào tạo cán bộ mới: 55 người
Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật kinh tế nói chung đã đạt hiệu quả với chủ trương cập nhật những thông tin, tri thức mới, thiết thực, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học viên Dựa trên nội dung, chương trình đã được Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phê duyệt, các chuyên đề đã hướng vào các nội dung là kiến thức về pháp luật chuyên ngành và kiến thức về chuyên môn trong
84
lĩnh vực kinh tế góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ cảnh sát kinh tế Kết quả từ năm 2017 đến năm 2019, dựa theo cơ cấu về trình độ học vấn, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý kinh tế cho các cán bộ cảnh sát kinh tế như sau:
- Đào tạo cho cán bộ đại học, cao đẳng: 285 người - Đào tạo cho cán bộ trung cấp: 38 người - Đào tạo khác: 27 người
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo Cơ sở đào tạo tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm xác định mức độ kiến thức và năng lực, người học đạt được so với mục tiêu khóa học Việc đánh giá này được cơ sở đào tạo thực hiện một cách chuyên nghiệp, phù hợp với mức độ đạt chuẩn đầu ra trong mọi thời điểm của toàn bộ quá trình học, chú trọng đánh giá thái độ, kiến thức, năng lực thông qua các phương pháp kiểm tra đa dạng, đảm bảo độ giá trị, tin cậy, sự công bằng Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục đại học bởi điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập của người học Do đó, người học được thông tin một cách minh bạch về các quy định đánh giá, được phản hồi kịp thời kết quả học tập, tiếp cận dễ dàng với các quy trình khiếu nại để chủ động lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập một cách phù hợp
Công tác đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế dựa trên mục tiêu và nhu cầu đào tạo Các quy định về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thể hiện thông qua Quy chế đào tạo của đơn vị Học viên được biết các quy định về kiểm tra đánh giá để điều chỉnh phương pháp học tập của mình trong quá trình học, các quy định đó được thể hiện rõ trong từng nội dung học và được thay đổi cho phù hợp với thực tế
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ Tất cả các đề thi của các môn học đều được các Bộ môn xem xét từng câu hỏi đánh giá theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của người học
Đối với các học phần thực hành tại các cơ sở thực tập có thêm sự phối hợp đánh