Phân tích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác đàotạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39)

khác Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết

Ngoài ra, đào tạo ngoài công việc còn có các phương thức đào tạo khác như: Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính; Đào tạo theo phương thức từ xa; Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm; Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ; Mô hình hóa hành vi

Nhng ưu đim ca vic đào to ngoài công vic:

- Học viên sẽ được trang bị hóa đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành, không can thiệp tới việc thực hiện công việc của người khác , bộ phận, không đắt khi cử nhiều

- Đơn giản dễ tổ chức, không đòi hỏi phương tiện trang thiết bị riêng , có thể sử dụng và đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần người dậy

- Học viên có điều kiện hoc hỏi cách giải quyết tình huống giống thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều

- Cung cấp cho mọi học viên mọi cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân, và đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của người học là đúng hay sai, sai ở đâu thông qua việc cung cấp lời giải ngay sau câu trả lời của bạn - Việc học tập diễn ra nhanh hơn, phản ánh nhanh nhậy hơn và tiến độ học và trả

bìa là do học viên quyết định, cung cấp cho học viên một lượng lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau

- Các thông tin cung cấp cập nhật và lớn về mặt số lượng, người học chủ động trong bố trí kế hoạch học tập, đáp ứng được nhu cầu của các học viên ở xa trung tâm đào tạo

- Học viên ngoài việc được trang bị các kiến thức lý thuyết còn có cơ hội được đào luyện những kỹ năng thực hành

- Nâng cao khả năng, kỹ năng làm việc với con người cũng như ra quyết định, được làm việc thật sự để học hỏi

Nhng nhược đim ca vic đào to ngoài công vic

- Cần có các phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập, tốn kém

45

- Tốn nhiều thời gian, phạm vi hẹp, nó chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lương lớn học viên, yêu cầu nhân viên đa năng để thực hành

- Chi phí cao, đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng rất lớn, thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên, tốn nhiều công sức tiền của và thời gian để xây dựng lên các tình huống mẫu

- Đòi hỏi người xây dựng tình huống mẫu ngoài giỏi lý thuyết còn phải giỏi thực hành, có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của bộ phận, có thể gây ra những thiệt hại

Phương pháp đào tạo đúng và hợp lý sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của nội dung chương trình đào tạo cũng như giúp học viên có được phương pháp tiếp cận đơn giản và dễ tiếp thu kiến thức nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động công tác cá nhân hiện tại, từ đó nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế nói chung

2 5 4 Cht lượng đội ngũ ging viên

Giảng viên là khái niệm dùng để chỉ tất cả những người đã được tri thức hóa đạt trình độ đại học trở lên ở một lĩnh vực khoa học nhất định; có đủ khả năng giảng dạy những đối tượng người khác nhận thức hệ thống tri thức đó; hoạt động giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học bởi sự cho phép bằng tuyển dụng làm giảng dạy của nhà trường và sự cho phép của nhà nước Vai trò của giảng viên là vai trò nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác Bởi vì trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể Cho nên, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ mới thu được kết quả như mong muốn

Yêu cầu đối với giảng viên các nội dung đào tạo phải đảm bảo có năng lực chuyên môn thực tế và kỹ năng sư phạm Các nội dung cần thực hiện để lựa chọn, xây dựng đội ngũ giảng viên là:

- Lựa chọn những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, kinh nghiệm qua các công việc liên quan đến nội dung giảng dạy

46 47

-Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy

kiện thực hiệnsẽ trở thành động cơ Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kĩ - Lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm lâu năm Vai trò của đội ngũ giảng viên trong công tác giảng dạy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như sau: Sáng tạo và đề xuất đổi mới mục đích, nội dung giảng d y S á n g t ạ o n ộ i d u n g , c h ư ơ n g

trình phù hợp với các đối tượng học viên là vai trò

hàng đầu trong đổi mới của giảng viên hiện nay Qua thực tiễn giảng dạy, đội ngũ giảng viên đào tạo kiến thứcquản lý kinh tế đề xuất đổi mới mục đích, nội dung giảng

dạy, tạo ra những bước chuyển biến cách mạng cho những thời kỳ giảng dạy sau

Sáng tạo và đề xuất đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy và

đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáng tạo hình thức đánh giá là quá trình khoa học hóa, đa dạng hóa cách thức

xác định tham số sinh viên hóa nội dung giảng dạy và sáng tạo nội dung giảng dạy Đó

là sự đa dạng hóa các nội dung đổi mới đánh giá Để được đổi mới hình thức đánh giá

quá trình học tập, phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép Như vậy, giảng viên phải đề xuất Đó là vai trò của họ trong đổi mới đánh giá quá trình học tập

Chủ thể trực tiếp tạo ra các bước ngoặt trong đổi mới nội dung chương trình

đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

Khi có chủ trương đổi mới toàn diện nội dung chương trình, thì vai trò chủ thể

trực tiếp thực hiện sự nghiệp đổi mới đó là đội ngũ giảng viên Đây là sự biểu hiện tập

trung nhất của vai trò sáng tạo và đề xuất đổi mới mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá và môi trường giáo dục được đề cập trên đây

2 5 5 Động cơ, thái độ hc tp ca người hc

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động

cơ học tập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập,

tự học của học viên từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nói chung Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng

thường xuất phát từ động cơ học tập không phù hợp Do vậy, động cơ học tập đúng

đắn của người học là rất cần thiết để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong các

cơ sở đào tạo

Nguồn gốc bên trong của động cơ như: hứng thú, chú ý, ý chí, nhu cầu…

trong

đó quan trọng nhất là nhu cầu của con người Nhu cầu gặp được đối tượng có điều

năng, kĩ xảo Đối tượng này tồn tại bên ngoài chủ thể, có ý nghĩa đối với chủ thể, làm

nảy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ý thức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập Như vậy động cơ gắn liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân Nói cách khác nhu cầu, mong muốn chính là yếu tố bên trong quan trọng hình thành nên động cơ của chủ thể

Nguồn gốc bên ngoài của động cơ: giảng viên, nội dung học tập, phương pháp

học tập, hình thức tổ chức dạy học, môi trường học tập, gia đình, xã hội… Khi nhu cầu học tập của người học chưa cao thì giảng viên cần phải khai thác và phát huy các thành

tố của quá trình dạy học, khơi dậy tính tích cực của người học, chuyển hoá dần động

cơ bên ngoài thành động cơ bên trong của người học

Động cợ và thái độ học tập của học viên có tác động đến chất lượng đào tạo cụ thể như sau: - Học viên có động cơ học tập và bồi dưỡng rõ ràng sẽ giúp xác định rõ được nhu

cầu học tập chính xác, từ đó có kế hoạch về nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp cho mỗi học viên - Học viên sẽ tiếp thu và vận dụng kiến thức một chủ động và có hiệu quả hơn

nếu như có thái độ học tập tích cực - Thái độ của học viên cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ giảng viên truyền đạt kiến thức và phương pháp giảng dạy được tốt hơn, giảng viên và học viên có thể hỗ trợ lẫn nhau để giúp nhau học tập và giảng dạy có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo Do vậy, để hình thành động cơ học tập cho học viên, vai trò của giảng viên rất quan trọng Cùng với sự hấp dẫn của nội dung

bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh

hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của giảng viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học viên Điều này, sẽ cuốn hút học viên vào bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý

lắng nghe của họ đối với những vấn đề mà họ quan tâm, họ cần

Trong giảng dạy giảng viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù hợp

với lớp đông học viên Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý tới âm

48

lượng, nhịp điệu trong giọng nói; nên có những ví dụ, liên hệ thực tế, giúp người học liên hệ được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ động phát huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học

Giảng viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết bị dạy học mà lựa chọn, phối hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới mục tiêu hình thành năng lực cho người học

2 5 6 Mc độ đápng yêu cu v cơ s vt cht

Đối với các cơ sở đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo luôn quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi cơ sở Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quan trọng Một cơ sở đào tạo có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ không thể có được một chất lượng đào tào tốt nhất Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bổi dưỡng trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho công chức Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu của một trường/viện/ trung tâm đào tạo công chức hiện đại, như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, các phòng học, ký túc xá, khu vui chơi giải trí thể thao; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và chất lượng

Tài liệu, giáo trình phải chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với nội dung đào tạo, được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và gửi kịp thời đến học viên Ngoài tài liệu giáo trình học tập chính khóa, cần chuẩn bị thêm các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung chương trình của khóa đào tạo

Việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm:

- Phòng học có đủ điều kiện tiêu chuẩn như: bàn ghế, ánh sáng, độ thoáng mát, phương tiện học tập (nghe, nhìn, âm thanh…)

- Chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức ăn nghỉ cho học viên ở xa (nếu có)

49

Ngược lại, nếu cơ sở đào tạo kém chất lượng, không đảm bảo được đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tiên tiến thì chất lượng đào tạo phần nào sẽ bị ảnh hưởng, học viên sẽ không cảm thấy có được không gian học tập tốt, không được đáp ứng tốt về các điều kiện hỗ trợ học tập, từ đó làm cho chất lượng học tập sẽ giảm hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo

2 5 7 Cht lượng công tác kim tra, đánh giá hot động đào to

Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, là hai khâu trong quá trình đào tạo, có quan hệ mật thiết với nhau Kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được Đánh giá là so sánh, đối chiếu với mục tiêu dạy học, đưa ra những phán đoán, kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó Đánh giá gắn liền với kiểm tra, nằm trong chu trình kín của quy trình dạy học, được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ, qua đó xác định mức độ phát triển tư duy và trình độ được đào tạo của người học trong quá trình dạy - học Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học còn cung cấp thông tin ngược để đánh giá chất lượng, phương pháp quản lý, đào tạo của người dạy nói riêng và nhà trường nói chung Do đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học có quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy và tổ chức học tập

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học nhằm hướng tới những mục đích, yêu cầu sau:

- Khóa học đã đạt mục tiêu đào tạo ở mức độ/cấp độ nào Làm rõ mức độ đạt được và chưa đạt được so với mục tiêu đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học, từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học - Các vấn đề xác định trong nội dung học tập đã được giải quyết thông qua đào

tạo ở mức độ nào

- Những nội dung gì cần hoàn thiện trong những khóa học tiếp sau

- Kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập trong quá trình dạy - học, từ đó điều chỉnh để đạt mục đích đề ra

- Tìm ra những hạn chế, yếu kém về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học trong quá trình học tập, tìm ra những nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh quá trình học tập

- Giúp người dạy có thông tin để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của học viên để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện hơn hoạt động dạy, đồng thời tạo cơ sở cho những dự đoán phát triển trong tương lai Từ đó, điều chỉnh mục tiêu,

50

nội dung, phương pháp dạy - học, thông qua đó để điều chỉnh hoạt động quản lý dạy - học

Kiểm tra, giám sát và đánh giá đào tạo là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín Kiểm tra, đánh giá đào tạo là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp, học viên áp dụng được gì sau đào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39)