Nguyên nhân hạn chế của các nhân tố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 91)

Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng thực thi công vụ là tất yếu của sự phát triển và ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội

(1) Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được quan tâm đến chủ trương, chính sách về đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế các cấp bậc khác nhau Đào tạo hay không và đào tạo khi nào là xuất phát từ quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế, nhất là ở cấp cao trên cơ sở phân tích yêu cầu đặt ra với đội ngũ cán bộ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Chúng có thể tạo ra các cơ hội, cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí là rủi do cho những cơ sở đào tạo Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo được thực hiện một cách suôn sẻ Các chính sách ưu tiên động viên, khuyến khích sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo bồi dưỡng và cũng thúc đẩy cán bộ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác

Tuy nhiên do điều kiện phát triển đất nước qua các thời kỳ, không phải lúc nào Nhà nước cũng có thể tập trung, dành các điều kiện thuận lợi nhất cho công tác đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế Chính vì vậy có tình trạng hẫng hụt cán bộ, đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế không mạnh, còn ít chuyên gia đầu ngành

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế hiện nay còn yếu về chất lượng, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ Lòng nhiệt tình, sự say mê nghiên cứu bị chi phối bởi nhiều nhân tố, nhất là sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Thực tế này đặt ra yêu cầu cần chú ý đầu tư, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế Quan điểm, chủ trương của Đảng đã rõ, được xác định trong các nghị quyết, vấn đề là cần có hệ chính sách hợp lý và sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo các cấp để thực hiện cho được, có chất lượng trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế

(2) Chưa đổi mới về nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng: công tác xây dựng nội dung chương trình, tài liệu và công tác đào tạo, bồi

115

dưỡng theo ngạch, bậc công chức và theo tiêu chuẩn chức nghiệp phải luôn đổi mới thiết thực với công việc thực tế tránh trùng lắp về nội dung định kỳ có chương trình bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cho từng đối tượng tương ứng với thời gian hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế Cập nhật và đổi mới chương trình cần theo đúng quy trình điều tra, khảo sát nhu cầu của vị trí công việc, lựa chọn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng đối tượng Chưa đổi mới chương trình theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa chú trọng nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động và giáo dục phẩm chất đạo đức công chức

(3) Chưa phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn để có nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo phù hợp như: theo số năm công tác từ 5 năm công tác; từ trên 5 năm công tác đến 10 năm công tác, từ trên 10 năm công tác đến 15 năm công tác… bồi dưỡng theo từng chương trình tương ứng theo hướng từ cơ bản đến chuyên sâu và cập nhật kiến thức

(4) Công tác lựa chọn và huấn luyện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng đề ra đảm bảo về cơ cấu; đảm bảo đủ trình độ kiến thức ngành, lĩnh vực chưa được quan tâm, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp; có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu; định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy

(5) Các nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế chưa được quan tâm đầu tư và cải thiện Trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nhất định, việc tăng quy mô đào tạo tập trung nhiều khi khiến cho các cơ sở đào tạo lúng túng trong bố trí cân đối các nguồn lực Thực tế này đang diễn ra trong hệ thống các cơ sở đào tạo Cần có sự cân đối về quy mô đào tạo với loại hình đào tạo phù hợp với thực tế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên, nhất là các học viên ở xa Hệ thống thư viện của các cơ sở đào tạo cần được đầu tư hiện đại hơn, tạo cơ sở dữ liệu, tài liệu cho công tác đào tạo thuận lợi

(6) Hiệu quả công tác quản lý, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đào tạo; đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp để người tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ; cần xác định rõ trách nhiệm các chủ thể khi tham gia như người đứng đầu tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng người tham gia bồi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo nhất quán từ đơn vị sử dụng, tham gia đào tạo bồi dưỡng đến người tham gia đào tạo chưa được nâng cao

116

(7) chưa thực sự đổi mới và triển khai công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định; tuy nhiên tránh hình thức chiếu lệ, đánh giá chất lượng và hiệu quả đối phải bám sát từng đối tượng, loại hình, khóa học thông qua điều tra, phỏng vấn người học và tổ chức sử dụng nhân sự Hoạt động kiểm tra đánh giá, phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có điều chỉnh

(8) Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên chưa được quan tâm cần phải xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên như sau

Đối với các yếu tố từ phía học viên: Thứ nhất là nhu cầu học tập là khởi nguồn của động cơ và thái độ Thứ hai là hận thức về giá trị bản thân là sự tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác của học viên Khi được đào tạo, học viên phải tôn trọng với quyết định của mình, và tôn trọng môi trường học tập, tôn trọng những người xung quanh như giảng viên, nhân viên nhà trường, học viên khác Thứ ba là mức độ hứng thú, say mê trong học lý luận chính trị; khả năng tiếp thu và khả năng tự học, tự nghiên cứu

Đối với các yếu tố liên quan đến môi trường đào tạo, bồi dưỡng: Giảng viên là cầu nối trực tiếp, giúp học viên tiếp thu những kiến thức quản lý kinh tế, đồng thời hỗ

trợ học viên thực hành kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý Giảng viên vừa phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, vừa phải thể hiện phẩm chất đạo đức, phong cách giảng viên, góp phần truyền cảm hứng và cảm phục đối với học viên, qua đó giúp học viên xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực Các phương pháp, phương tiện dạy học: sự đa dạng và đổi mới thường xuyên trong phương pháp và phương tiện dạy học sẽ làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với học viên

Đối với các yếu tố thuộc về môi trường xã hội: Thủ trưởng và cơ quan, đơn vị là yếu tố tác động lớn đến tâm lý học viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị Thực tế cho thấy, học viên bị phân tâm rất nhiều từ môi trường cơ quan, nhất là trong điều kiện vừa làm vừa học Học viên vừa phải bảo đảm không vắng mặt tại lớp lại phải vừa bảo đảm công việc cơ quan Do vậy, việc thủ trưởng và cơ quan, đơn vị quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên yên tâm học tập sẽ góp phần quan trọng xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn

117

CHƯƠNG 5

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NHẰM THÚC ĐẨY ĐÀO TẠO KIẾN THỨC

QUẢN LÝ KINH TẾ CHO CÁN BỘ CẢNH SÁT KINH TẾ BỘ ANH NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

5 1 Quan điểm và phương hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến công tác

đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

5 1 1 Quan đim hoàn thin các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào to kiến

thc qun lý kinh tế cho cán b cnh sát kinh tế B An ninh nước Cng hòa dân

ch nhân dân Lào

Với chủ trương bám sát việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác công an năm 2018, với phương châm hành động “Chủ động, đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, Cục CSKT đã tập trung nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp, cách làm mới thiết thực và triển khai thực hiện quyết liệt; qua đó đã thu được kết quả quan trọng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ, chiến sỹ CSKT trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt − đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin Những bùng nổ này đã tác động mạnh đến mô hình hoạt động của các tổ chức, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong đơn vị Và cũng chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho mọi người những kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi Nhu cầu đào tạo và phát triển kiến thức quản lý kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Trên thực tế, các quản trị gia có kinh nghiệm thường có những dự báo có tính chiến lược, dài hạn, không dừng lại ở những chương trình đào tạo có tính chất đối phó Các chương trình đào tạo và phát triển được chuẩn bị kỹ lưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị đối phó với những thay đổi trong tương lai

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế tại tế Bộ An ninh Lào dựa trên các quan điểm chung về quản lý kinh tế phù hợp với đặc điểm, tình hình

118

cụ thể của thế giới và địa phương kết hợp với những quan điểmcủa cá nhân tác giả trong quá trình nghiên cứu, cụ thể:

Thứ nhất, dựa vào quá trình nghiên cứu có thể thấy yếu tố chủ trương, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế Do đó, theo tác giả, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải nên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương

Thứ hai, qua quá trình điều tra thực tế tại địa phương thì có thể nhận thấy rằng, tùy vào mỗi quốc gia, mỗi đơn vị khác nhau sẽ dẫn đến nội dung và phương thức đào tạo cán bộ tại địa phương đó cũng có những sự khác biệt nhất định để có thể phát huy tối đa hiệu quả chất lượng đào tạo Đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải nên xuất phát từ những đặc điểm, đặc thù riêng của Bộ An ninh Lào trong đó đặc biệt quan tâm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan quân sự tỉnh với các cơ quan tại địa phương

Thứ ba, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế phải là một quá trình phải làm tốt toàn diện các khâu: Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; nâng cao nội dung, chương trình đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế thì tất cả các nhân tố đã được đề cập trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo ở các mức độ khác nhau Do đó, theo quan điểm của tác giả, để phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế, Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo và nên thực hiện tốt, song song cùng nhau

Thứ tư, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến thức kinh tế cho cán bộ cảnh sát, giúp cán bộ cảnh sát kinh tế hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ cũng như nâng cao ý thức đạo đức công vụ qua đó tăng sự hài lòng của người dân

Thứ năm, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng điều tra viên, cảnh sát viên phải có đủ phẩm chất, năng lực quản lý kinh tế nhằm mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kiện toàn, bố trí đủ cán bộ cảnh sát kinh tế ở cấp huyện; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm điều lệnh, quy chế, quy

119

trình công tác; đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là đoàn kết nội bộ

Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế và nghiệp vụ cơ bản, trọng tâm là đổi mới công tác đào tạo kiến thức đa dạng và chuyên sâu, sát với thực tiễn hơn; củng cố nâng cao, xây dựng mạng lưới giảng viên chất lượng ở những cơ sở đào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác để trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế với các nước lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý kinh tế có yếu tố nước ngoài

5 1 2 Phương hướng hoàn thin các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào to kiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w