52 Hạn chế vàảnh hưởng không tích cực của các nhân tố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 88 - 89)

4 5 2 1 Hạn chế của các nhân tố

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào trên thực tế đã có nhiều chuyển biến rõ rệt trong những năm qua, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển toàn ngành Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, ban quản lí, vẫn còn hạn chế của các nhân tố, cần khắc phục để hoàn thiện hơn nữa vấn đề này

113

Một là, hoạt động tổ chức, triển khai công tác đào tạo chưa được quan tâm ở mọi góc độ, đa phần các yếu tố trong nhóm này đều chỉ dừng ở mức bắt đầu được triển khai, một số ít đã được vận hành theo quy trình ổn định

Hai là,đội ngũ giảng viên bên cạnh những mặt tích cực cũng còn nhiều hạn chế

Ba là,nhận thức và thái độ của học viên về công tác học tập, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế chưa cao dẫn đến việc tổ chức thực hiện và quản lý còn nhiều vướng mắc

Thứ tư,phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện, chưa bắt kịp với sự cải tiến về nội dung, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao

4 5 2 2 Ảnh hưởng không tích cực của các nhân tố

Một là, Mặc dù là yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng, điều hành mọi hoạt động, nhưng với thực trạng trên, sẽ còn phải cải thiện khá nhiều để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế có hiệu quả

Hai là, Trong các cơ sở đào tạo, số lượng giảng viên còn hạn chế nên phải đảm nhiệm một khối lượng giảng dạy lớn nên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít có điều kiện thời gian nghiên cứu khoa học Lực lượng giảng viên lý luận chính trị rất mỏng, nhiều trường không có tiến sĩ, việc bổ sung lực lượng rất khó khăn Hơn nữa, trong thực tế cũng còn không ít giảng viên chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, chưa kịp thời cập nhật tri thức chuyên môn, chưa có nhiều kỹ năng xử lý tình huống nên việc giảng dạy còn mang nặng tính chất “rao giảng”, chưa thật sự thuyết phục người học

Ba là Do nội dung chương trình đào tạo chưa thực sự sát hoàn toàn với thực tế, dẫn đến việc chương trình giảng dạy chỉ mang tính lý thuyết,gây nhàm chán cho học viên, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy dẫn đến hiệu quả đào tạo kém

Thứ tư, Trong thời gian gần đây, hệ thống cơ sở đào tạo tham gia đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, đặc biệt là áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong hầu hết các hệ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tăng hiệu quả trong truyền tải những kiến thức kinh tế vốn được xem là khô cứng Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, các cơ sở đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn ở trong và ngoài nước dành cho các giảng viên Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chủ yếu là việc làm tự

114

nguyện của các giảng viên và hiệu quả của nhiều bài giảng cũng chưa thật sự đạt yêu cầu, còn có xu hướng chỉ đơn thuần thay việc viết bảng trước đây bằng việc dùng thiết bị trình chiếu Không ít giảng viên vẫn nặng về thuyết trình mà thiếu sự trao đổi, giao lưu, thảo luận với học viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w