Những hạn chế & nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành (Trang 66 - 67)

c) Hoạt động tín dụng

2.3.2. Những hạn chế & nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động kinh doanh bán lẻ đã bước đầu được quan tâm, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục nỗ lực khắc phục, hoàn thiện để đưa hoạt động này trở thành hạt động chủ chốt của chi nhánh.

Thứ nhất, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chưa phong phú, đa dạng. Sản phẩm cung cấp chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán. Trong đó các dịch vụ hiện đại vẫn chưa phát triển. Các sản phẩm dịch vụ mà BIDV cung cấp trên thị trường thường là các sản phẩm mà các TCTD khác đã cung cấp. BIDV chưa có một sản phẩm bán lẻ mang tính riêng biệt, có tính cạnh tranh cao. Các sản phẩm bán lẻ vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống kênh phân phối truyền thống là các điểm giao dịch,

tuy nhiên các điểm giao dịch mới chỉ thực hiện chức năng huy động vốn, chưa cung ứng được đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.

Thứ hai, mạng lưới kênh phân phối còn mỏng. Phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng CNTT còn chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử, internet banking, phone banking…đang trong giai đoạn mới triển khai và có nhiều khó khăn như để sử dụng dịch vụ khách hàng phải có chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn, chi phí duy trì hoạt động…vẫn ở mức cao. Đối tượng khách hàng tiếp cận để sử dụng dịch vụ NHBL vẫn còn rất khiêm tốn, chủ yếu là các cơ quan tổ chức, những người có thu nhập cao. Các DNVVN tiếp cận với sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn khó khăn.

Thứ ba, ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế. Sản phẩm của hoạt động NHBL đòi hỏi phải có CNTT hiện đại, trên thực tế BIDV Hà Thành đã hoàn thiện xong chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tuy nhiên cơ sở công nghệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đặc biệt là đối với các sản phẩm như ATM, trong xử lý các giao dịch khi có tần suất hoạt động cao thường có biểu hiện quá tải, tốc độ xử lý chậm ảnh hưởng đến việc giải phóng khách hàng. Bên cạnh đó vấn đề bảo mật thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn với cả ngân hàng và khách hàng.

Thứ tư, hoạt động marketing còn yếu. BIDV Hà Thành còn chưa chú trọng đến công tác marketing, chưa có bộ phận chuyên sâu làm công tác này như bộ phận nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh. Hầu hết công việc tiếp thị sản phẩm mới đến khách hàng là do các cán bộ tín dụng thực hiện như vậy sẽ không đảm bảo việc chuyên môn hóa công việc. Công tác tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh thương hiệu chưa được chú trọng và chuyên nghiệp, do đó hình ảnh của BIDV tới khách hàng còn chưa sâu rộng, đặc biệt là một số sản phẩm mới, sản phẩm bán lẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w