Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành (Trang 27 - 28)

e) Trình độ khoa học &công nghệ

1.3.1.2.Kinh nghiệm của Ấn Độ

Hiện nay ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang dẫn đầu về phát triển dịch vụ NHBL. Trong thời gian qua,dịch vụ NHBL ở Ấn Độ đã có những bước phát triển kinh ngạc.Theo số liệu của CIME, trong thời gian từ 1997-2002 ,số lượng tài khoản cá nhân ở các NHTM Ấn Độ đã lên tới gần 50%,số lượng thẻ tín dụng tăng lên nhanh chóng,có 42 ngân hàng tham gia phát hành thẻ và số lượng thẻ đã tăng từ 50 triệu từ cuối tháng 12 năm 2005 lên tới 85 triệu vào cuối tháng 12 năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ này là:

+ Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã đã kích thích tiêu dùng trong dân cư tạo nên một khối lượng khách hàng khổng lồ trong thị trường dịch vụ tài chính.Trong suốt 10 năm kể từ sau năm 1992, nền kinh tế Ấn Độ đã phát triển đạt tỷ lệ trung bình 6,8%.

+ Kết cấu dân số trẻ cũng đã tạo tiềm năng to lớn cho sự tăng trưởng trong tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ấn Độ đang là nước có tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 35 cao nhất (70%).

+ Những nhân tố về công nghệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển này.Sự biến đổi về công nghệ đang đãn đến tăng lượng sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, máy ATM, hình thức ghi nợ trực tiếp và hình thức ngân hàng qua điện thoại giúp ngân hàng thu hút khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Bảng 1.1: Dịch vụ ngân hàng ở Ấn Độ trước đây và hiện nay

Nền kinh tế cũ Nền kinh tế mới

Thị trường bị giới hạn Thị trường không giới hạn Cạnh tranh giữa các ngân hàng Cạnh tranh giữa các chi nhánh Một loại dịch vụ đáp ứng tất cả các

nhu cầu

Phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và đổi mới

Tập trung vào chi nhánh Nhiều kênh phân phối, cho phép giao dịch qua mạng

Tập trung vào tăng trưởng Tập trung vào tăng doanh thu, giảm chi phí

Doanh thu dựa vào lãi suất Doanh thu tạo ra thông qua phí và các dịch vụ giá trị gia tăng

Sản phẩm có giới hạn Sản phẩm có khả năng mở rộng vô hạn

(Nguồn: Ngân hàng Trung ương Ấn Độ)

Quy mô của các ngân hàng Ấn Độ là rất bé vì thế trong thời gian gần đây, chính phủ đang khuyến khích các ngân hàng sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng để làm tăng quy mô của một ngân hàng tạo điều kiện phát triển toàn diện hơn về dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành (Trang 27 - 28)