Hội đồng cơ mật (Privy Council)

Một phần của tài liệu Giao-trinh-Luat-hien-phap-nuoc-ngoai_-Phan-B-PGS.TS-Thai-Vinh-Thang (Trang 81 - 84)

IV. Các cơ quan Nhà n−ớc của V−ơng quốc Anh 1 Nguyên thủ Quốc gia và Chính phủ

2. Hội đồng cơ mật (Privy Council)

Từ năm 1066, sau khi ng−ời Normand (từ Vùng Normandie miền Bắc n−ớc Pháp) chinh phục n−ớc Anh, William trở thành Hoàng đế Anh quốc. William đ7 lập ra một chức quan giúp việc đắc lực cho mình là Đại pháp quan (Chancellor). Đại pháp quan là Chánh văn phòng Hoàng đế giữ ấn triện của Vuạ Đại pháp quan chịu trách nhiệm sắp xếp các công việc hàng ngày của Hoàng đế, soạn thảo các sắc lệnh, chiếu chỉ cho Hoàng đế và thay mặt Hoàng đế thực hiện quyền t− pháp. Cùng với Đại pháp quan nhà vua còn lựa chọn thêm một số ng−ời tin cẩn của mình để thành lập ra một cơ quan t− vấn cho Vua trong việc giải quyết các công việc quan trọng của đất n−ớc và từ thế kỷ XIII cơ quan Viện cơ mật (Privy Council) đ7 hình thành. D−ới triều vua Edward I (1271- 1307) ng−ời ta khó mà biết đ−ợc các văn bản pháp luật do Vua ban hành xuất phát từ Hội đồng cơ mật hay xuất phát từ Nghị viện. Suốt thế kỷ thứ XIV liên tục xẩy ra sự xung đột quyền lực giữa Nghị viện và Hội đồng cơ mật. Thế kỷ XV, XVI là thời kỳ hoàng kim của Viện cơ mật. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVII cuộc cách mạng dân chủ t− sản 1688 (Glorious Revolution) với học thuyết chủ quyền tối cao thuộc về Nghị viện vai trò của Viện cơ mật bắt đầu bị lu mờ. Đặc biệt d−ới triều đại các vua George I (1714-1727), George II (1727- 1760) do không biết nói tiếng Anh nên các công việc chính trị đều giao hết cho Nội các. Và Nội các bắt đầu giai đoạn quyết định các công việc chính trị không có mặt Vuạ Đến Vua George III (1738 - 1820) và các vị Vua sau đó dù có muốn lấy lại vai trò chính trị của mình cũng không đ−ợc. Khi vai trò của Nghị viện và vai trò của Nội các càng lớn dần lên thì vai trò của Hội đồng cơ mật của nhà vua cũng nh− vai trò chính trị của Vua cũng bị lu mờ và chỉ còn mang tính hình thức.

3. Nghị viện

Nghị viện Anh bao gồm 3 thành phần: Hạ viện (House of Commons), Th−ợng viện (Senat) và Nữ hoàng (The Queen).

3.1. Hạ viện (House of Commons)

Tr−ớc năm 1922 (tr−ớc khi Cộng hoà Ailen tuyên bố độc lập) Hạ viện của Nghị viện V−ơng quốc Anh bao gồm 707 thành viên. Sau năm 1922 Hạ viện chỉ còn 615 thành viên và từ năm 1997 tổng số đại biểu hạ viện lại tăng lên 659 thành viên. Nh− vậy 1 đại biểu Hạ viện đại diện cho khoảng 89.000 dân. Con số này cũng ở mức trung bình so với các n−ớc kinh tế phát triển khác nh− Mỹ 1 đại biểu Hạ viện/597.000 dân, ở Liên bang Đức 1 Đại biểu Hạ viện/ 121.000 dân, ở Pháp là 1 Đại biểu Hạ viện /102.000 dân(1).

ạ Tiêu chuẩn Nghị sĩ Hạ viện

Để trở thành Nghị sĩ hạ viện ứng cử viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Từ 21 tuổi trở lên;

- Không mắc các bệnh tâm thần;

- Không ở trong thời gian bị hạn chế các quyền chính trị và dân sự do vi phạm pháp luật;

- Phải đóng một khoản tiền đặt cọc 500 bảng Anh (Số tiền này sẽ trả lại cho ứng cử viên nếu trong kỳ bầu cử ứng cử viên thu đ−ợc từ 5% trở lên số phiếu cử tri).

Ngoài ra, do áp dụng chế độ không kiêm nhiệm nên những ng−ời sau đây không thể ứng cử vào hạ viện:

- Các thẩm phán chuyên nghiệp (Professional full-time judges);

- Các công chức (Civil servants);

- Quân nhân chuyên nghiệp (Members of the regular armed forces);

- Cảnh sát chuyên nghiệp (Full-time members of a police force);

- Các Th−ợng nghị sĩ;

- Một số chức vụ khác theo quy định của luật;

b. Cách thức bầu cử Hạ viện

Tất cả mọi công dân từ 18 tuổi trở lên trừ những ng−ời mất trí hoặc những ng−ời đang phải chịu án phạt tù hoặc đang bị tạm giam vì truy cứu trách nhiệm hình sự đều có quyền bầu cử. Từ năm 1928 phụ nữ cũng có quyền bầu cử nh− nam giớị

Công dân Liên hiệp V−ơng quốc Anh sống ở n−ớc ngoài có đăng ký, công dân thuộc khối thịnh v−ợng chung (Commonwealth) và công dân Ailen sống trên l7nh thổ Liên hiệp v−ơng quốc Anh cũng có quyền bầu cử. Theo Luật về đại diện của nhân dân năm 1983 (Representation of the People Act 1983) ph−ơng pháp bầu cử đ−ợc quy định là bầu cử đa số t−ơng đối (Relative majority method), ng−ời thắng cử là ng−òi cao phiếu nhất không phụ thuộc vào số phiếu ng−ời đó thu đ−ợc có v−ợt 50% số phiếu bầu hay không. Ph−ơng pháp này ng−ời Anh th−ờng gọi là “ First past the post” nghĩa là ng−ời đến tr−ớc là ng−ời thắng. Ph−ơng pháp này th−ờng gắn với chế độ bầu cử đơn danh ở mỗi đơn vị bầu cử (Single - member Constituencies). Toàn bộ Liên Hiệp V−ơng quốc Anh và Bắc Ailen chia làm 659 khu vực bầu cử (Constituencies). Mỗi khu vực bầu cử chỉ bầu một đại biểụ Cử tri lựa chọn một ng−ời trong danh sách các ứng cử viên và đánh dấu “X” vào ô t−ơng ứng với tên ng−ời mình lựa chọn. Theo nguyên tắc chung số dân trong các khu vực bầu cử phải bằng nhau và khoảng 89.000 dân. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý đặc thù của các quần c− mà có thể có những tr−ờng hợp đặc biệt. Khu vực bầu cử có số dân lớn nhất ở Anh năm 1997 là đảo Wight (Isle of Wight) 101.680 dân và Khu vực bầu cử có số dân ít nhất là Tây quần đảo (The Western Isles) chỉ có 22.938 dân(1). Trong các cuộc bầu cử ở V−ơng quốc Anh mặc dù nguyên tắc bầu cử là tự do nghĩa là công dân có quyền đi bỏ phiếu hoặc không đi bỏ phiếu, tuy nhiên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là khá cao: Năm 1992 có 77,8% cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ này năm 1997 là 71,5 %(1).

c. Cơ cấu của Hạ viện

Cơ cấu của Hạ viện gồm có Chủ tịch Viện (Speaker); 3 Phó chủ tịch (Deputy Speakers), Các

(1)How parliament works by Paul Silk and Rhodri Walter, Edition Ađison Wesley Longman Limited 1998,p.9.

Uỷ ban chuyên trách (Select Commities) và Uỷ ban đặc biệt Ad học Committee(4), ngoài ra còn có bộ máy giúp việc. Chủ tịch Hạ viện luôn luôn là một bộ tr−ởng trong Chính phủ và là thành viên của Nội các.

*Các Uỷ ban chuyên trách hiện nay của Hạ viện (Commons Select Committees)(2)

Đặc điểm cơ bản của Uỷ ban chuyên trách của Hạ viện Anh là đ−ợc xây dựng t−ơng ứng với một số Bộ của Chính phủ để có thể dễ dàng giám sát Chính phủ. Hạ viện có các Uỷ ban chuyên trách sau đây:

STT Uỷ ban chuyên trách của Hạ viện Tên gọi (Commons Select Committees)

Số l−ợng thành viên của Uỷ ban(3)

1 Uỷ ban hành chính (Administration Committee) 15

2 Uỷ ban dự luật về các lực l−ợng vũ trang (Select

Committee on the Armed Forces Bill viết tắt Armed Forces Bill Committee)

11

3 Uỷ ban kinh doanh và doanh nghiệp (Business and

Enterprise Committee)

11

4 Uỷ ban trẻ em, tr−ờng học và gia đình (Children,

School and Families Committee)

14

5 Uỷ ban kiểm soát xuất khẩu vũ khí (Committee on

Arms Export Controls) 11

STT Uỷ ban chuyên trách của Hạ viện Tên gọi (Commons Select Committees)

Số l−ợng thành viên của Uỷ ban

6 Uỷ ban văn hoá, truyền thông và thể thao (Culture,

Media & Sport Committee) 11

7 Uỷ ban về các Cộng đồng và Chính quyền địa ph−ơng

(Communities and Local government Committee) 11

8 Uỷ ban nội vụ (Home affairs Committee) 11

9 Uỷ ban phát triển quốc tế (International Development

Committee) 11

10 Uỷ ban đối ngoại (Foreign Affairs Committee) 14

11 Uỷ ban chăm sóc sức khoẻ (Health Committee) 11

12 Uỷ ban Nội vụ (Home affairs Committee) 14

13 Uỷ ban nhân quyền (Human Rights) 12

14 Uỷ ban T− pháp (Justice Committee) 14

15 Uỷ ban liên kết (Liaison Committee) 31

16 Uỷ ban về Bắc Ailen (Northern Ireland Affairs Committee) 13

(2) Xem: http://www.parliament.uk/business/committees/cm_select.cfm

(3) Số lượng thành viờn của Uỷ ban theo số liệu của trang web ở mục trớch dẫn 62, page updated 29/06/2009.

Một phần của tài liệu Giao-trinh-Luat-hien-phap-nuoc-ngoai_-Phan-B-PGS.TS-Thai-Vinh-Thang (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)