.Vai trò của KSC thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ NINH -1906185023 - QLKT- K1 (Trang 26 - 28)

Chi thường xun có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN. KSC thường xuyên NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quản lý quỹ NSNN, phát huy vai trị tích cực đối với quản lý vĩ mơ nền kinh tế và đối với việc quản lý và điều hành NSNN. Thực hiện tốt KSC thường xuyên NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN cho chi ĐTPT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước. Cụ thể như sau:

- KSC thường xuyên NSNN đảm bảo cho các khoản chi của NSNN phát huy hiệu quả: Thông qua KSC thường xuyên NSNN hướng cho các tổ chức, cá nhân thụ

hưởng NSNN sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước, góp phần thực hiện tốt Luật phịng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- KSC thường xuyên NSNN đảm bảo cho Nhà nước chủ động điều hành NSNN: Thông qua các hoạt động của KSC thường xuyên NSNN, có thể phát hiện

những sai sót trong q trình sử dụng NSNN như: các khoản chi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, cơ cấu giữa các khoản chi chưa hợp lý, khả năng bội chi ngân sách... Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc điều hành NSNN, quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bù đắp NSNN trong trường hợp thiếu hụt ngân sách.

- KSC thường xuyên NSNN đảm bảo vai trị quản lý vĩ mơ của Nhà nước: Nhà

nước thông qua việc sử dụng NSNN để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình trong từng thời kỳ nhất định như: Chi đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, y tế, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao...; đồng thời Nhà nước có thể chủ động điều hoà ngân sách để đạt được những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quản lý NSNN thì chi

NSNN chỉ có thể phát huy được vai trị trên khi mọi khoản chi được tính tốn kỹ lưỡng, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn, được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. KSC là một trong những công cụ để thực hiện yêu cầu trên của quản lý.

1.2.3. Công cụ KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

- Cơng cụ kế tốn NSNN: Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN (gọi

tắt là Kế tốn nhà nước) là cơng việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thơng tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN; việc thu thập và xử lý thông tin của kế tốn phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.

- Cơng cụ tin học: Công cụ tin học là một công cụ đặc biệt quan trọng, hỗ trợ

đắc lực cho hoạt động KSC ngân sách thường xuyên qua KBNN. Về mặt kỹ thuật KSC ngân sách thường xuyên có thể thực hiện bằng phương pháp thủ cơng, bán thủ cơng hoặc kiểm sốt tự động nhờ ứng dụng hệ thống thông tin, tin học hiện đại, vai trị của con người khơng tác động nhiều như phương pháp thủ công. Các ứng dụng tin học hiện đại trong việc KSC NSNN có thể hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát tuân thủ đối với các khoản chi ngân sách thường xuyên qua KBNN, như: kiểm soát mức tồn quỹ ngân sách, mức tồn quỹ dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát mục lục ngân sách, kiểm soát mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại KBNN; kiểm soát phân bổ dự toán và chấp hành dự toán được duyệt; kiểm soát cam kết chi; theo dõi quản lý các khoản chi theo từng phương thức cấp phát và hình thức thanh tốn; hỗ trợ kiểm soát các tiêu chuẩn, định mức chi; hỗ trợ kiểm soát hồ sơ thanh toán... đối chiếu số liệu và tổng hợp các báo cáo có liên quan đến quản lý chi ngân sách thường xuyên tại KBNN. Không những vậy tiến tới cơng nghệ thơng tin 4.0 thì KBNN cũng là một trong những ngành tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào công tác nghiệp vụ để tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho cả cán bộ lẫn khách hàng.

-Công cụ mục lục NSNN: Mục lục NSNN được thiết lập trên cơ sở của những

tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là khoa học về tài chính cơng và cơng nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống mục lục NSNN được xây dựng trên cơ sở phân loại thu, chi NSNN theo chuẩn mực của Quỹ tiền tệ quốc tế (phân loại GFS hay còn gọi

là phân loại theo các tiêu thức thống kê Tài chính của Chính phủ) được sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho cơng tác lập, chấp hành, kế tốn và quyết tốn quỹ NSNN tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, đó là việc phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức nhất định, như: chương và cấp quản lý; ngành kinh tế (viết tắt là loại, khoản); nội dung kinh tế (viết tắt là mục, tiểu mục); và các nhóm, tiểu nhóm

- phục vụ quản lý, điều hành ngân sách và phân tích, đánh giá các khoản chi tiêu cơng của Chính phủ.

-Cơng cụ định mức chi ngân sách NSNN: Trong quản lý chi NSNN, định mức

chi ngân sách cho từng đối tượng cụ thể (các bộ, ngành, địa phương, đơn vị) là một công cụ quan trọng, làm cơ sở cho cơ quan quản lý NSNN các cấp căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết tốn kinh phí của các đơn sử dụng NSNN. Đồng thời dựa vào định mức chi ngân sách mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của q trình quản lý, sử dụng kinh phí tại các bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật. Định mức chi NSNN ở từng khoản chi, là một công cụ quan trọng, làm cơ sở cho cơ quan quản lý NSNN

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ NINH -1906185023 - QLKT- K1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w