Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đếndòng vốn FD

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 46 - 48)

thế giới

Kể từ năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước… khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Trong bối cảnh đó, khu vực ASEAN nổi lên là một điểm đến tiềm năng do có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cùng với sự hỗ trợ chính sách về thuế và tiền thuê nhà xưởng… Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do mà một số nước Đông Nam Á ký kết với những quốc gia phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu của ngành sản xuất Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết, khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hủy hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời một số doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, mà điểm đến có thể là các nước Đông Nam Á hoặc Mexico. Làn sóng chuyển dịch này diễn ra rõ nét đối với các nhà đầu tư đến từ khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Tại Hàn Quốc, Đông Nam Á được xác định là khu vực mà ngành tài chính Hàn Quốc nên mở rộng sự hiện diện trong 3 năm tới để thực hiện kế hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn. Theo thông tin từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), việc mở rộng hoạt động ở các nước ASEAN là một trong 3 chiến lược chính để thực hiện kế hoạch tổng thể thứ năm tại nước này, nhằm mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm tài chính quốc tế vào năm 2022. Trong số 27 chi nhánh nước ngoài mà các công ty tài chính Hàn Quốc thành lập năm ngoái, có 13 chi nhánh được đặt tại các quốc gia thành viên ASEAN, như Việt Nam, Indonesia và Singapore.

Trong khi đó, Nhật Bản dự kiến khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (tương đương 220 triệu USD), nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài tới Đông Nam Á. Chương trình này được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản, nhằm hạn chế tác động tới nền kinh tế do COVID-19, giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước ASEAN. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập các cơ sở sản xuất ở khu vực ASEAN của các doanh nghiệp Nhật Bản đã có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, chương trình trợ cấp sẽ giúp Nhật Bản xây dựng quan hệ tốt hơn với các nước ASEAN.

Cũng là một trong những quốc gia đang đánh giá rất cao vai trò của ASEAN thông qua chính sách “hướng Đông” của mình. Ấn Độ đã cùng 4 nước tiểu vùng sông Mekong lên ý tưởng về sáng kiến “Hành lang kinh tế Mekong” với tổng giá trị đầu tư ước tính lên đến 88 tỷ USD. Dự án này có xuất phát điểm từ cảng Chennai,

băng qua vịnh Bengal, kết nối với thành phố Dawei của Myanmar, đến thủ đô Bangkok của Thái Lan, qua thủ đô Phnompenh của Campuchia, kết nối với TP. Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu, nơi tập trung những cảng biển nước sâu, đủ sức chứa cho các tàu thuyền có tải trọng lớn. Nếu sáng kiến trở thành hiện thực, 4 thành phố có tuyến đường này đi qua sẽ trở thành 4 trung tâm kinh tế cực kỳ phát triển của khu vực Đông Nam Á, nâng tầm quan hệ thương mại kinh tế giữa Ấn Độ và 4 quốc gia vùng Mekong ngày càng thắt chặt và phát triển sâu rộng.

Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh nghiệp chọn Việt Nam, 11 sang Đài Loan, 11 sang Thái Lan, 3 sang Ấn Độ… Theo Công ty tư vấn đầu tư A.T Kearney (2019), Trung Quốc đã xuống hạng, từ thứ 3 (năm 2017) xuống thứ 7 (2019) trong số các địa điểm đầu tư FDI tốt nhất thế giới (là mức thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân công tăng nhanh và đặc biệt là tác động của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển này mang tính đa dạng hóa thị trường, chỉ chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng chứ không phải là di dời toàn bộ khỏi Trung Quốc do đây vẫn là thị trường có quy mô rất lớn, vẫn là một điểm đến quan trọng do Trung Quốc có cơ sở hạ tầng, logistics, công nghiệp phụ trợ tốt, đội ngũ công nhân lành nghề, cũng như hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ, châu Âu… và quy mô sản xuất lớn.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w