Quan điểm thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 101 - 104)

thương mại Mỹ - Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ra cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Để tối đa hoá lợi ích quốc gia, Việt Nam cần quán triệt đầy đủ các quan điểm sau:

(1) Chủ động và nhanh chóng nắm bắt cơ hội tăng cường thu hút FDI đồng thời nâng cao chất lượng dòng vốn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung;

Việt Nam là một trong các lựa chọn của các công ty đa quốc gia khi dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Các lựa chọn khác bao gồm Thái Lan, Indonesia. Do vậy, việc chủ động nắm bắt xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, tận dụng tối đa các cơ hội, chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư, kịp thời đề xuất các chính sách linh hoạt nhằm thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn là một yêu cầu cấp thiết. Gần đây, một đối tác lớn của Apple là Pegatron đã quyết đinh lựa chọn Indonesia thay vì Việt Nam để đặt nhà máy khi hãng này rời khỏi Trung Quốc. Để thu hút những doanh nghiệp lớn, lãnh đạo Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương cần nhanh chóng tiếp cận và đưa ra những ưu đãi linh hoạt, đồng bộ để kịp thời đón lấy những làn sóng dịch chuyển của FDI.

Để nâng cao chất lượng dòng vốn, Việt Nam cần thu hút FDI có chọn lọc, chủ động lựa chọn những dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao, có tính lan toả cao, thân thiện với môi trường và phụ hợp với định hướng thu hút FDI trong thời gian tới. Theo Báo cáo tổng kết 30 năm thu hút FDI của Bố Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp nhất định vào nền kinh tế Việt Nam, thể hiện qua các con số về đóng góp vào GDP, đóng góp vào ngân sách nhà nước và số lượng lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, khu vực này cũng còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Các hạn chế nổi bật của FDI bao gồm: (i) gây ra ô nhiễm môii trường; (ii) tính lan toả đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; (iii) tỷ lệ các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao còn thấp; (iv) giá trị gia tăng nội địa mà các doanh nghiệp FDI tại ra chưa đáng kể… Khi đón đầu làn sóng

FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc, Việt Nam cần chủ động lựa chọn những dự án FDI có chất lượng hơn. Tuy nhiên, tiêu chí để chọn lọc các dựa án FDI cần được nhanh chóng xây dựng để công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn FDI.

(2) Kiểm soát chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam tránh những dự án với mục đích lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung;

Với Trung Quốc, nếu nhà đầu tư của họ gặp khó khăn trong nước, họ sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam, núp bóng sản phẩm của Việt Nam để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ. Điều này thúc đẩy dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tuy nhiên chất lượng đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc còn nhiều vấn dề đòi hỏi Việt Nam cần phải có sự lựa chọn, phân biệt kĩ lưỡng khi tiếp nhận dòng vốn này. Một số mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc chịu mức thuế cao của Mỹ có thể lợi dụng xuất xứ của Việt Nam thông qua việc đầu tư một số công đoạn đơn giản, như đóng gói, lắp ráp tại Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Hàng hoá của Việt Nam có thể chịu rủi ro nếu Mỹ gộp chung nguồn gốc hàng hoá của Trung Quốc trong danh mục hàng hoá bị áp thuế. Để có thể ngăn chặn hệ luỵ này, Chính phủ cần có thái độ kiên quyết, chỉ đạo thống nhất để trừng trị nghiêm khắc với cả cơ quan quan lý nhà nước, DN, cá nhân có hành động tiếp tay cho hàng Trung Quốc hoặc hàng hoá của bất cứ quốc gia nào gian lận xuất xứ. Không chỉ gian lận xuất xứ, nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách với hàng tạm nhập tái xuất, khi nhập các thành phần sản phẩm vào, sơn hoàn thiện và xuất đi để không nộp thuế cho Việt Nam.

Vì thế, loại bỏ rủi ro trong đầu tư không có trách nhiệm, đầu tư núp bóng là vấn đề hết sức cần thiết. Các cơ quan quản lý cùng với các hiệp hội, các cơ quan nghiên cứu xác định các vấn đề rủi ro có liên quan đến khía cạnh này, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời, hiệu quả. Làm được điều này không chỉ giúp loại bỏ các hoạt động không bình đẳng trong đầu tư, thương mại mà còn góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh của ngành hàng Việt Nam, sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.

Chính phủ cần tăng cường kiểm soát rủi ro trong FDI bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, đầu tư mới, tăng vốn và góp vốn, mua cổ phần. Đặc biệt cần kiểm soát các dự án đầu tư quy mô nhỏ. Việc rà soát cần nhìn nhận vào các khía cạnh đầu vào

của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, công suất tiêu thụ nhiên liệu và tiêu thụ điện năng, sử dụng lao động. Đồng thời cần thu thập thông tin về tình trạng “đầu tư chui” hay “đầu tư núp bóng” và phát huy vai trò của các hiệp hội để có thông tin. Chính phủ nên thành lập tổ công tác đặc biệt, bao gồm các cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan như cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư nước ngoài, cơ quan cấp C/O, các hiệp hội gỗ… để kiểm tra và xử lý vấn đề liên quan đến gian lận thương mại, giám sát chặt chẽ việc nhập hàng hoá từ các cảng, cửa khẩu giáp ranh biên giới nhằm ngăn chặn nguy cơ gian lận thương mại.

(3) Cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nâng cao giá trị gia tăng nội địa, tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Song song với làn sóng dịch chuyển FDI, chuỗi giá trị toàn cầu đang dịch chuyển sang các quốc gia ASEAN. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm ASEAN và với kim ngạch và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, Việt Nam có lợi thế quy mô thị trường để xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, vốn đòi hỏi quy mô sản xuất lớn. Các chính sách đồng bộ cũng cần được xây dựng và áp dụng để gia tăng tính liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Các yếu tố thúc đẩy sự liên kết này bao gồm các nhóm vấn đề từ lao động, tài chính, đầu tư… Do vậy, để thúc đẩy sự liên kết này cần một chiến lược và giải pháp tổng thể mang tính liên ngành.

(4) Đa dạng hoá đối tác và thị trường để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại, đẩy mạnh thực hiện các FTA đã ký kết, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư – thương mại tại các thị trường trọng điểm.

Mỹ và Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục là hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, những nguyên tắc, quy định trong các cam kết kinh tế quốc tế thay đổi nhanh và khó lường, cùng với xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, việc phụ thuộc quá nhiều vào một số ít thị trường sẽ làm gia tăng rủi ro của nước nhỏ. Với một loạt các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và đang ký kết, như CPTPP, EVFTA, Liên minh kinh tế Á – Âu… Việt Nam cần tích cực đa dạng hoá các đối tác thương mại và đầu tư để giảm

thiểu tác động lên Việt Nam khi hàng xuất khẩu của chúng ta phải đối mặt với hàng rào bảo hộ ở một hoặc một vài thị trường.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w