2.1.1.1 Quy mô vốn FDI đăng ký
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xét riêng giai đoạn 2005-2016, ngoại trừ biến động bất thường thời ký 2008- 2009, dòng vốn FDI và quy mô vốn FDI có xu hướng tăng qua các năm.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến nguồn vốn FDI giai đoạn 2005 – 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016)
Nhìn chung, ngoài các yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng khoảng kinh tế, điều kiện toàn cầu và khu vực thay đổi, sự biến động trong chiến lược của công ty mẹ, vốn FDI đăng ký chịu ảnh hưởng khá lớn bởi những lần điều chỉnh chính sách (thông thường diễn ra ngay trước hoặc ngay sau các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế) và quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng của lượng vốn đăng ký sau mỗi lần điều chỉnh.
Mặc dù lượng vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng lên, nhưng về cơ bản thay đổi theo hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 2005 – 2008: giai đoạn đỉnh cao về lượng vốn FDI đăng ký. Năm 2005, số vốn FDI đăng ký tăng gấp 1,5 lần so với năm 2004. Khi Luật đầu tư 2005 có hiệu lực, lượng vốn FDI đăng ký tăng gấp 1,76 lần, đạt mức 12 tỷ USD vào năm 2006 và theo đà tăng trưởng năm 2007 tăng liên tiếp 1,78 lần đạt 21,3 tỷ USD. Riêng năm 2008, vốn FDI đăng ký và bổ sung bùng nổ, đạt 64 tỷ USD trong đó có 3,7 tỷ USD vốn tăng thêm, bằng 64,26% tổng vốn đăng ký của 20 năm trước đó cộng lại.
- Giai đoạn 2009 – 2016: giai đoạn thoái trào. Vốn đăng ký giảm xuống sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2008, có sự dao động thất thường. Đặc biệt là năm 2016, vốn FDI đăng ký có dấu hiệu giảm rõ rệt.
2.1.1.2 Quy mô vốn FDI thực hiện
Trong giai đoạn 2005 – 2016, nhìn chung vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng lên và dần ổn định. Lượng FDI thực hiện về số tuyệt đối và tỷ lệ giải ngân vốn FDI biến đổi rõ rệt theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2005 – 2008: vốn thực hiện tăng mạnh từ 3,3 tỷ USD năm 2005 lên mức đỉnh cao năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn FDI lại không cao (chỉ đạt trung bình xấp xỉ 34% cho cả giai đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng đột biến về lượng vốn đăng ký năm 2008.
- Giai đoạn 2009 – 2016: vốn thực hiện ổn định hơn với trung bình hàng năm đạt 11,51 tỷ USD. Năm 2015, vốn thực hiện đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm: 14,5 tỷ USD. Tỷ lệ giải ngân vốn FDI trong giai đoạn này có tăng lên, nhưng trung bình cả giai đoạn cũng chỉ đạt mức 57,92% vốn đăng ký.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giải ngân vốn FDI giai đoạn 2005 – 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016)
Mặc dù trong giai đoạn này, dòng vốn FDI chảy vào suy giảm hoặc hồi phục chậm, lượng vốn thực hiện và tỷ lệ giải ngân vẫn có xu hướng tăng lên. Sự tăng lên
của tỷ lệ giải ngân một phần nhờ vào kết quả của các điều chỉnh chính sách, nhưng vẫn chủ yếu là do lượng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vốn giảm mạnh. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải ngân vẫn chỉ ở mức tương đối thấp, đạt 45,24% trung bình cả giai đoạn. Tỷ lệ giải ngân thấp, đặc biệt trong giai đoạn FDI bùng nổ 2005 – 2008, một mặt thể hiện khả năng hấp thụ nguồn vốn này của Việt Nam còn rất hạn chế. Mặt khác, con số này còn hàm ý rằng có đến hơn 50% số vốn này không có giá trị thực tế mà nằm ở các dự án đã đăng ký nhưng chưa được triển khai, chậm giải ngân, hoãn thực hiện… Đây thực chất là hậu quả của việc ưu đãi theo quy mô mà nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đăng ký tống số vốn để nhận được nhiều ưu đãi (về thuế hay diện tích đất dự án) hay năng lực tài chính của các doanh nghiệp FDI có nhiều bất cập. Dựa trên điều này có thể thấy trong một thời gian dài, Việt Nam chủ yếu chạy đua thu hút FDI về quy mô mà không lựa chọn kỹ lưỡng cơ cấu đầu tư cũng như khả năng thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Kỷ lục cao nhất trong thu hút FDI vào Việt Nam là năm 2008 với 64 tỷ USD vốn đăng ký, trong khi vốn điều lệ của các doanh nghiệp chỉ có trên 15 tỷ USD (chỉ xấp xỉ bằng 1/5 vốn cam kết đầu tư). Điều này được hiểu là các doanh nghiệp FDI phải liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc lệ thuộc phần lớn vào vốn vay để thực hiện dự án. Trong trường hợp doanh nghiệp không huy động được vốn từ đối tác hoặc không vay được từ các tổ chức tài chính thì dự án đầu tư mặc dù đã được cấp phép nhưng cũng không thực hiện được. Ngoài ra, tình trạng các dự án xin được giấy phép nhưng không đủ năng lực về tài chính và không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài, chỉ giữ đất chờ lên giá để bán cũng thường xuyên xảy ra.
2.1.1.3 Quy mô vốn dự án FDI
Quy mô vốn dự án FDI đăng ký và thực hiện cũng trải qua hai giai đoạn tương tự:
- Giai đoạn 2005 – 2008: quy mô vốn đăng ký dự án có xu hướng tăng lên qua các năm. Trung bình cả giai đoạn, quy mô vốn dự án đăng ký là 23,57 tỷ USD/dự án, lớn gấp 4 lần so với khoảng thời gian 2001 – 2004 (4,8 tỷ USD/dự án). Nguyên do chủ yếu là vì quy mô vốn dự án đăng ký năm 2008 tăng cao – đạt mức kỷ lục 61,25 tỷ USD/dự án, kéo trung bình cả giai đoạn ở mức cao. Tuy nhiên, quy mô vốn dự án
thực hiện còn khá khiêm tốn. Trong cả giai đoạn này, quy mô dự án thực hiện trung bình ở mức 5,65 tỷ USD, tương ứng với tỷ lệ giải ngân chỉ xấp xỉ 25%.
- Giai đoạn 2009 – 2016: quy mô vốn dự án đăng ký có xu hướng giảm trong khi quy mô vốn dự án thực hiện lại có chiều hướng tăng, đạt giá trị trung bình giai đoạn lần lượt là 14,65 tỷ USD/ dự án và 8,17 tỷ USD/ dự án.
Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn dự án đăng ký, thực hiện và tỷ lệ vốn thực hiện giai đoạn 2005 – 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016)
Quy mô các dự án FDI qua các giai đoạn một mặt thể hiện phản ứng của các nhà đầu tư nước ngoài trước những thay đổi về chính sách, môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Mặt khác, nó cũng cho thấy phản ứng của họ trước những thay đổi về điều kiện quốc tế cũng như của công ty mẹ ở nước ngoài. Quy mô vốn dự án FDI giảm trong giai đoạn trước 2006 một phần là do điều chỉnh của các nhà đầu tư sau khủng hoảng tài chính khu vực, một phần là do Việt Nam chuyển hướng chính sách công nghiệp sang khuyến khích sản xuất phục vụ xuất khẩu. Giai đoạn 2005 – 2008 quy mô vốn dự án FDI tăng, nguyên nhân chủ yếu do sự ra đời của Luật đầu tư 2005 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO 2006. Từ năm 2009 trở lại, môi trường đầu tư ổn định hơn và được phản ánh trong quy mô vốn dự án FDI có xu hướng tăng qua các năm nhờ sự mở rộng của các cam kết thương mại, song phương, đa phương và sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014.
2.1.1.4 Cơ cấu FDI
Vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số địa bàn là đô thị lớn, cùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. Đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (chiếm xấp xỉ 46% tổng số vốn FDI), theo sau là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chiếm khoảng 26% tổng số vốn FDI). Những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thay phiên chiếm giữ vị trí dẫn đầu về lượng vốn FDI thu hút. Trong các văn bản Luật đầu tư 2000, 2005, 2014 điều chỉnh những biện pháp ưu đãi đặc biệt đã hướng dòng vốn FDI vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, giãn mức độ tập trung FDI ở các tỉnh thành. Năm 2006, Việt Nam thực hiện chính sách phân cấp giấy phép đầu tư cho các địa phương. Theo đó, cơ cấu FDI theo vùng đã có những thay đổi tích cực tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự mất cân đối.
Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn đăng ký của 10 địa phương đứng đầu về thu hút vốn FDI năm 2005, 2010 và 2015
STT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
Địa phương Tỷ trọng vốn đăng ký Địa phương Tỷ trọng vốn đăng ký Địa phương Tỷ trọng vốn đăng ký 1 Hà Nội 29,99 % TP. Hồ Chí Minh 15,37% TP. Hồ Chí Minh 17,00% 2 Bà Rịa – Vũng Tàu 16,92 % Bà Rịa – Vũng Tàu 13,35% Bắc Ninh 15,19% 3 Đồng Nai 10,09 % Hà Nội 10,99% Bình Dương 12,97% 4 TP. Hồ Chí
Minh 10,07% Đồng Nai 9,23% Trà Vinh 10,48% 5 Bình Dương 9,18% Bình Dương 7,56% Đồng Nai 7,49% 6 Hải Phòng 4,75% Ninh Thuận 5,69% Hà Nội 4,67% 7 Vĩnh Phúc 2,32% Phú Yên 4,60% Hải Phòng 3,74% 8 Đà Nẵng 2,09% Hà Tĩnh 4,51 % Bà Rịa –
Vũng Tàu 3,15% 9 Hải Dương 2,01% Thanh Hoá 3,95% Long An 2,70% 10 Phú Yên 1,96% Quảng Nam 2,76% Tây Ninh 2,24%
Tổng 10 tỉnh: 89,38% Tổng 10 tỉnh: 78,01% Tổng 10 tỉnh: 79,64%
Tổng tỷ trọng vốn đăng ký ở 10 tỉnh thu hút FDI lớn nhất cả nước có xu hưởng giảm qua các năm, từ 89,38% năm 2005 xuống còn 78,01% năm 2010 và năm 2015 ở mức 79,64%. Điều này cho thấy sự tập trung của vốn FDI ở các địa phương có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Một mặt, tính tập trung cao theo vùng kinh tế của FDI tại Việt Nam mặc dù chưa ở mức độ nghiêm trọng nhưng cũng là mầm mống cho sự mất cân đối vùng miền của quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tập trung nguồn lực xã hội vào phát triển một số vùng, khu vực kinh tế nhất định. Hiện tại, FDI vào Việt Nam tập trung cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương có tiềm năng thế mạnh phát triển. Khu vực phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận thu hút gần một nửa lượng FDI cả nước. Tuy vậy, sự tập trung nguồn lực này chưa được thể hiện một cách rõ ràng. Dòng vốn FDI vẫn dàn trải, đặc biệt là Việt Nam vẫn chưa có một đặc khu kinh tế nào đúng nghĩa để phát triển tổng hợp vùng.
b, Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực
Tính đến hết năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Mặc dù Việt Nam đã có những điều chỉnh chính sách nhằm thu hút FDI vào các ngành mục tiêu nhưng nhìn chung cơ cấu FDI theo ngành ít thay đổi về cả số lượng dự án và vốn đăng ký thực hiện.
Trong suốt giai đoạn, công nghiệp và xây dựng vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư FDI nhất.
Bảng 2.3: Cơ cấu FDI theo lĩnh vực năm 2005, 2010 và 2015
Lĩnh vực Số dự án (%) Vốn đăng ký (%) 2005 2010 2015 2005 2010 2015 Công nghiệp và xây dựng 74,09% 67,39% 67,40% 67,37% 58,31% 67,65% Nông – lâm – ngư nghiệp 2,08% 4,38% 21,72% 0,50% 1,70% 1,30% Dịch vụ 23,83% 28,23% 10,88% 32,13% 40,00% 31,06% Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008, 2014, 2016
Ngành công nghiệp và xây dựng mỗi năm đều chiếm tỷ trọng từ khoảng 60% trở lên về cả số dự án và vốn đăng ký. Trong đó, đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng ưu thế. Trong thời kỳ đầu thu hút FDI, dòng vốn nước ngoài chủ yếu hướng vào các ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005 - 2015, xu hướng này đã thay đổi với dòng vốn FDI tăng nhanh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và định hướng xuất khẩu, đóng góp trực tiếp và kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Lũy kế tính đến hêt năm 2016, ngành công nghiệp chế biến chế, tạo đứng đầu về số vốn đầu tư và số dự án, đạt 170,7 tỷ USD với 11.377 dự án chiếm 56,27% tổng vốn đăng ký. Kết quả này là nhờ chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp theo chiến lược phát triển công nghiệp mà Việt Nam vạch ra cho giai đoạn 2020 – 2030.
Trong khi đó, số dự án đăng ký trong ngành nông, lâm, thủy sản vẫn ít và chiếm tỷ trọng vốn rất thấp trong tổng vốn đăng ký theo các năm. Mặc dù các ngành này được đưa vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi, nhiều điều chỉnh chính sách đã được ban hành trong Luật Đầu tư 2000, 2005, 2014 nhằm thut hút FDI đầu tư vào vùng nguyên liệu, chế biến nông lâm, thủy sản nhưng nhìn chung không mấy khả quan. Điều đó chứng tỏ lĩnh vực nông, lâm, thủy sản vẫn kém hấp dẫn các nhà đầu tư và những nỗ lực điều chỉnh chính sách không đủ kích thích để thu hút nhiều FDI vào lĩnh vực này. Trái ngược với thực tế trong ngành nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Tính đến năm 2016, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống tuy số lượng dự án không nhiều, chỉ có 479 dự án nhưng thu hút được hơn 11 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm gần 4% tổng vốn đăng ký. Bên cạnh đó, một ngành được ví như một ngành dịch vụ đặc biệt, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI là ngành kinh doanh bất động sản. Nếu xét giai đoạn 2006 - 2008, ngành kinh tế này đã chiếm một tỷ trọng khá lớn là 24,7%, thì đến năm 2010, tỷ trọng FDI đầu tư vào bất động sản tăng lên đến 38,95% rồi giảm mạnh vào năm 2011 với chỉ 6,42%. Sự sụt giảm này được cho rằng là từ dư chấn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát cao.
Bảng 2.4: Vốn FDI tại Việt Nam phân theo ngành (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2016)
STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đăng
ký (triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 11.377 170.696,48 2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 537 52.793,75 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều
hòa 109 12.642,64
4 Xây dựng 1.323 11.133,41
5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 479 11.112,59
6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy 1.959 5.080,88
7 Thông tin và truyền thông 1.364 4.551,28
8 Khai khoáng 100 4.487,87
9 Vận tải kho bãi 557 3.984,16
10 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 524 3.566,05
11 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 142 3.171,57
12 Hoạt động chuyên môn, khoa học công
nghệ 2.052 2.474,43
13 Cấp nước và xử lý chất thải 52 2.197,02
14 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 113 1.769,15
15 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 86 1.356,43
16 Hoạt động dịch vụ khác 151 749,66
17 Giáo dục và đào tạo 276 732,08
18 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 193 447,44 19 Hoạt đông làm thuê công việc trong hộ gia
đình 4 3,54
Tổng 21.398 292.950, 435
Xét một cách tổng thể, mặc dù dòng vốn FDI có xu hướng thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, tuy nhiên, thực chất vốn đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành tạo ra giá trị gia tăng không cao (như dệt may, da giầy), ngành khai thác tài nguyên có sẵn (như khai khoáng, bất động sản) hoặc ngành tận dụng lao động rẻ (như lắp ráp), mà chưa hướng vào công nghiệp chế tạo để tạo ra các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cho nền kinh tế. Đặc biệt, từ năm 2005 – 2014, FDI thực hiện tập trung cao và tăng lên ở một số ngành công nghiệp gây ô