Cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với thu hút vốn FDI vào

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 78 - 85)

Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến tranh thương mại này là không thể tránh khỏi và có nhiều khả năng kéo dài, cho dù gần đây có vẻ như các bên đang đạt được một số tiến bộ trong đàm phán. Bởi một số lý do sau:

- Về phía Mỹ, mặc dù cách tiếp cận giữa các đời tổng thống Mỹ có khác nhau nhưng về cơ bản Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ địa-chính trị, đe dọa vị trí cường quốc số 01 của Mỹ.

- Về phía Trung Quốc, việc thực hiện các yêu cầu của Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ, về bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và trong nước là rất khó. Khác với Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc (cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước) là rất lớn mạnh, có quyền lực lớn (lobby chính sách) và tồn tại trong các ngành mà Mỹ có thế mạnh (công nghệ thông tin, ô tô, ngân hàng…). Việc Trung Quốc thực sự đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp của Mỹ là khó xảy ra.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện chất lượng của dòng vốn FDI.

2.3.1 Cơ hội đối với thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

2.3.1.1 Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận dòng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc của các nhà đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ chiến tranh thương mại.

Do quy mô của hai nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại này là Mỹ và Trung Quốc đều rất lớn nên cuộc chiến thương mại này chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến thương mại quốc tế. Tác động của thuế quan đối với các mô hình thương mại quốc tế phụ thuộc chủ yếu và mức độ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được thay thế bằng sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia khác. Một số sản phẩm có thể không dễ dàng được thay thế do thiếu đối thủ cạnh tranh hoặc do các nhà cung

cấp Hoa Kỳ/ Trung Quốc sẵn sàng hấp thụ ít nhất một phần chi phí bổ sung do thuế quan. Tuy nhiên, phần lớn thương mại song phương chắc chắn sẽ bị chuyển hướng sang các nước khác hoặc bị mất do tăng giá và hiệu ứng thay thế nhập khẩu.

Báo cáo của UNCTAD (2018) ước tính lượng giao dịch của nhiều ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi hàng rào thuế quan của Mỹ và của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại theo nhiều cách khác nhau: (i) hiệu ứng chuyển hướng thương mại (nhập khẩu chuyển hướng sang nước thứ ba); (ii) duy trì thương mại (hàng hoá vẫn được nhập khẩu từ quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế quan); (iii) tổn thất thương mại (nhập khẩu bị thay thế bởi sản xuất nội địa hoặc bị mất do tăng giá). Trong đó hiệu ứng chuyển hướng thương mại của mức thuế 25% sẽ lớn hơn hai xu hướng còn lại. Trong số khoảng 33 tỷ USD máy móc khác nhau mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc, khoảng 27 tỷ USD sẽ được chuyển hướng sang các nước thứ ba, 4 tỷ USD sẽ vẫn ở các công ty Trung Quốc và 2 tỷ USD sẽ bị mất hoặc bị thay thế bởi sản xuất nội địa của các công ty Hoa Kỳ.

Do đó, các nước trong khu vực châu Á sẽ có cơ hội bù đắp vào chuỗi cung ứng hàng hoá thay cho Mỹ và Trung Quốc. Ước tính chiến tranh thương mại có thể làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng, do hai phần ba số hàng hoá trao đổi giữa hai nước nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đổ vỡ một vài mắt xích và cần thiết lập lại một chuỗi cung ứng mới, các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và có nhiều cơ hội tiếp nhận các dòng đầu tư FDI dịch chuyển từ Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh nguy tơ tiềm ẩn của chiến tranh thương mại đối với các nhà đầu tư ở Trung Quốc là khá lớn. Theo khảo sát của AmCham Trung Quốc (2018), 70% các doanh nghiệp Mỹ tạm dừng hoặc huỷ kế hoạch đầu tư thêm ở thị trường Trung Quốc, và đang cân nhắc việc chuyển một phần hoặc toàn bộ nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc; 50% doanh nghiệp Trung Quốc và 56% doanh nghiệp của các quốc gia khác cũng đang có kế hoạch tương tự. Trong đó, cũng theo khảo sát này, Đông Nam Á là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nếu họ thực hiện chuyển dịch đầu tư.

Trong đó, theo phân tích của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc đáng lưu ý là luồng hàng hoá công nghệ cao của Trung Quốc sang thị trường Mỹ bị chặn bởi thuế 25% (mức rất cao), các công ty đầu tư nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc sẽ chuyển hướng tới một nước không có xung đột thương mại với Mỹ, và Việt Nam có thể là một địa chỉ, nếu Việt Nam có chính sách thích hợp. Nếu quan hệ Việt

– Mỹ ổn định (cả về thương mại và chính trị) Việt Nam có thể là một địa chỉ tốt để các công ty đang hoạt động tại Trung Quốc chuyển sang Việt Nam do Việt Nam có mô hình Samsung khá thành công.

Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc không phải mới xuất hiện mà do hiệu ứng chuyển dịch thương mại của cuộc chiến này đã có từ trước khi xảy ra chiến tranh thương mại. Nguyên nhân của xu hướng này có thể kể đến:

(i) Quy định của Trung Quốc về kiểm soát môi trường ngày càng chặt chẽ. Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm trên toàn quốc với nhiều quy định mới khắt khe hơn khi tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước này đã đến mức bảo động. Không ít doanh nghiệp đã phải ngậm ngùi đóng cửa. Còn những doanh nghiệp đủ điều kiện duy trì cũng bị thiệt hại khi phải chịu thêm chi phí môi trường. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dây chuyển sản xuất ra nước ngoài;

(ii) Chi phí nhân công, bảo hiểm và giá thuê mặt bằng của Trung Quốc ngày càng tăng. Mức tiền lương trung bình trong ngành sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên mức cao hơn cả Braxin và Mexico, thậm chí đang nhanh chóng đuổi kịp Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Sau một thập kỷ nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, chi phí nhân công của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần. Giá thuê đất tại Trung Quốc cũng tăng mạnh trong thời gian qua, riêng năm 2017, giá thuế đất tại tám thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng 10%;

(iii) Nhu cầu tiếp cận thị trường mới. Bối cảnh chiến tranh thương mại với những diễn biến khó lường dẫn tới nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu sang Mỹ, gián đoạn chuỗi cung ứng càng khiến dòng dịch chuyển đầu tư này có xu hướng diễn ra mạnh hơn. Biểu hiện rõ nét nhất của dòng dịch chuyển đầu tư này là xu hướng “Trung Quốc +1” của nhiều công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc

thông qua việc mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất mới tại các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Indonexia… Những lợi ích mà chiến lược này đem lại cho doanh nghiệp gồm: giảm chi phí, do chi phí nhân công tại các nước Đông Nam Á rẻ hơn so với chi phí nhân công tại Trung Quốc; hạn chế những rủi ro, sự đa dạng hoá sẽ giúp cho nhà sản xuất ít chịu rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động tỷ giá và rủi ro về thuế; tiếp cận thêm nhiều thị trường mới, đang phát triển nhanh và sôi động.

Các lĩnh vực có khả năng dịch chuyển bao gồm: (i) điện, điện tử, thiết bị viễn thông, máy tính và linh kiện; (ii) thiết bị y tế; (iii) dệt may, da giày, hàng tiêu dùng;

(iv) công nghiệp hỗ trợ các ngành ô tô, hàng hải, hàng không; (v) năng lượng tái tạo và thiết bị năng lượng; (vi) công nghiệp hoá dầu.

2.3.1.2 Xu hướng dịch chuyển FDI khỏi Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh nền tàng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang rất thuận lợi cho việc thu hút FDI.

Làn sóng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh nền tàng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang rất thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn này, bao gồm:

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp có hiệu lực sẽ mở rộng thị trường cho hàng hoá của Việt Nam. Tính tới tháng 12/2020, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định như CPTPP, 13 FTA (trong đó có 11 FTA đã có hiệu lực và 2 FTA đã ký hoặc đã kết thúc đám phán). Việt Nam cũng đang đàm phán một số FTA khác như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các FTA với Isarel và với khối EU. Việc tham gia sâu rộng và các tổ chức thương mại đa phương, các khu vực thương mại tự do và kí kết các FTA, hàng hoá Việt Nam đã được mở cửa tới 56 thị trường khác nhau trên thế giới, điều này góp phần giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, từ đó tạo sức hút cho dòng vốn FDI, đặc biệt là dòng vốn FDI định hướng xuất khẩu. Nhờ vậy, việc lựa chọn Việt Nam là địa điểm sản xuất sẽ giúp các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là dòng FDI định hướng xuất khẩu thuận lợi hơn trong việc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Nền tàng vĩ mô ổn định, với nền kinh tế tăng trưởng tốt và lạm phát được giữ ở mức thấp tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua và cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát được giữ liên tục dưới 4% từ 2014 trở lại đây. Tỷ giá VND/USD cũng được giữ ổn định với dự trữ ngoại tệ tăng cao kỷ lục đạt khoảng 63 tỷ USD tính đến hết tháng 04/2018, điều này tạo nên tâm lý yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho xu thế đầu tư trực tiếp qua hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài được diễn ra dễ dàng hơn.

Nguốn lao động đông đảo, giá nhân công khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và thị trường nội địa lớn là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư FDI. Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất vẫn phải sử dụng nhiều lao động thì việc lựa chọn Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp FDI giảm đáng kể chi phí sản xuất. Theo Statista, mức lương tối thiểu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và bằng khoảng 70% so với Thái Lan, do đó Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về chi phí lao động giá rẻ, điều này đặc biệt hấp dẫn với những mặt hàng thâm dụng nhân công như dệt may, da giày và các ngành công nghiệp lắp ráp.

Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cũng có sự hấp dẫn nhất định so với nhiều nước trong cùng khi vực. Theo Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những điểm dến được quan tâm nhất của doanh nghiệp Hàn Quốc do độ mở trong chính sách so với nhiều nước Đông Nam Á khác. Hiện nay, Việt Nam vẫn cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong khi một số nước như Philippines, Thái Lan và Xingapo đều yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải góp vốn với doanh nghiệp trong nước mới được hoạt động. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tiến hành sửa đổi Luật Đầu tư cùng với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới… nhằm sửa đổi những rào cản đối với hoạt động đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng.

Môi trường địa chính trị thuận lợi góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới từ đó thúc đẩy quan hệ đối ngoại, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương quan trọng như APEC Việt Nam 2017, APPF-26, GMS 6, WEF ASEAN 2018, Hội

nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019… Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế có trình độ phát triển cao muốn tăng trưởng quan hệ đối ngoại với Việt Nam.

2.3.1.3 Việt Nam có cơ hội thu hút FDI từ triển vọng gia tăng dòng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư.

Triển vọng gia tăng dòng hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ tạo lực hút đáng kể đối với các dự án FDI mới hoặc mở rộng sản xuất ở Việt Nam. Cơ cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tính tương đồng khá cao với nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có kim ngạch lớn nhất vào thị trường Mỹ (không bao gồm máy tính và thiết bị điện tử) là hàng may mặc, hàng điện tử gia dụng, đồ nội thất, máy móc thiết bị và các mặt hàng chế biến chế tạo khác. Đối với nhóm hàng máy tính và thiết bị điện tử, điện thoại và các thiết bị viễn thông có kim ngạch lớn nhất. Trong đó, những mặt hàng chính mà Trung Quốc đang xuất khẩu sang Mỹ là các mặt hàng mang tính tiêu dùng phổ thông, sử dụng nhiều lao động và nặng tính lắp ráp như đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, hàng tạp hoá và các sản phẩm chế biến gỗ thì Việt Nam cũng có tiềm năng thay thế.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nguy cơ Trung Quốc giảm lượng xuất khẩu tại thị trường Mỹ đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn như hàng may mặc, hàng điện tử gia dụng, đồ nội thất và các nặt hàng chế biến chế tạo khác là khá rõ rệt. Đây là cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đơn hàng tại Mỹ. Theo khảo sát của AmCham Trung Quốc (2018), Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia tạo ra sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ) đang hoạt động của Trung Quốc và chịu ảnh hưởng bởi thuế suất. Khảo sát của SMBC (tháng 03/2019) từ 432 doanh nghiệp của Nhật Bản và nước khác cũng chỉ ra rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung so với các nước Đông Nam Á khác.

2.3.1.4 Việt Nam có cơ hội thu hút FDI nhờ lợi thế từ nguồn cung hàng hoá Trung Quốc giá rẻ do các biến động từ thị trường và chính sách tỷ giá của Trung Quốc.

Trong bối cảnh chịu mức thuế nhập khẩu tăng, một số mặt hàng trung gian, máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp khó khăn dẫn tới nguy cơ dư nguồn cung ở thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc với giá rẻ hơn, làm tăng sức cạnh tranh của mình và góp phần tăng sức hút đối với các nhà đầu tư FDI trong nhiều lĩnh vực. Thí dụ, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Trung Quốc hiện sản xuất 70% pin năng lượng mặt trời trên toàn thế giới. Với việc nâng thuế suất lên 30% của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 45%. Thêm vào đó, tại thị trường Trung Quốc, việc cắt giảm trợ cấp cho năng lượng tái tạo (trước đó ở mức 10%) làm giảm sâu thêm nhu cầu và giá của mặt hàng này. Bên cạnh đó, việc Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện 8,36% từ cuối tháng 03/2019 do giá khí và giá than tăng lên càng khiến lĩnh vực đầu tư và năng lượng xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư FDI.

Ngoài ra, việc Trung Quốc sử dụng biện pháp phá giá đồng NDT trong chiến tranh thương mại góp phần giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI ở Việt Nam nhập khẩu mặt hàng trung gian, máy móc, tư liệu sản xuất từ Trung Quốc với giá rẻ hơn tương đối so với các nước khác. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp phụ trợ còn non trẻ của Việt Nam trong việc cung

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w