Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ở một số quốc gia trong bố

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 48 - 52)

cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Hiện nay, các quốc gia trong khu vực Châu Á đang đưa ra các chính sách ưu đãi, nhằm tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài. Mục tiêu là hướng tới các công ty trên toàn cầu đang xem xét lại chuỗi cung ứng của mình, sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra.

Indonesia (quốc gia đứng thứ 18 thế giới, thứ 2 khu vực ASEAN về thu hút FDI năm 2019) đang nổi lên trong cuộc chạy đua thế chân Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Quốc gia này đã lên kế hoạch kiến thiết khu công nghiệp có quy

mô lớn nhất ở bờ biển phía Bắc đảo Java rộng 4.000 ha nhằm thu hút các nhà sản xuất di dời khỏi Trung Quốc, trong đó có 27 công ty Mỹ và một số ví dụ điển hình như AT&T, Coca-cola, Exxon Mobil, Johnson&Johnson… Indonesia cũng có kế hoạch thành lập 19 khu công nghiệp trong thời gian từ nay tới năm 2024. Nước này cũng sẽ giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 22% trong năm nay, sau đó xuống 20% vào năm 2022, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó. Nước này tự tin với các ưu thế như chi phí nhân công thấp và tiềm năng khổng lồ từ thị trường nội địa. Tuy nhiên, Indonesia vẫn đối mặt với rào cản hàng chục năm qua như các quy định khó khăn, luật lao động cứng nhắc và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đòi hỏi Chính phủ nước này cần tiếp tục đẩy mạnh hơn các cải cách về mặt chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Tại Thái Lan, Chính phủ nước này đã kiến tạo các gói hỗ trợ các công ty nước ngoài muốn chuyển khỏi Trung Quốc như đẩy mạnh quá trình cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm thuế, đặc biệt là ngành công nghiệp mũi nhọn. Theo đó, các gói hỗ trợ này sẽ được thiết kế một cách chi tiết và linh động để phù hợp với nhu cầu của từng nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau. Chính phủ Thái Lan còn hướng tới sửa đổi Luật Kinh doanh nước ngoài, đồng thời đưa ra các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng cung cấp gói hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề.

Ấn Độ đã dành một quỹ đất rộng 461,6 ha, chuẩn bị sẵn hạ tầng, lựa chọn 3-4 ngành ưu tiên, chủ động lựa chọn, tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ cân nhắc các yêu cầu cụ thể về thay đổi luật lao động, hoãn áp thuế giao dịch trực tuyến của các hãng thương mại điện tử và miễn thuế từ 4-10 năm cho các dự án đầu tư trong 1 số lĩnh vực ưu tiên. Với ưu thế là thị trường rộng lớn (dân số thứ 2 thế giới), cộng với trình độ lao động lành nghề của người lao động. Ấn Độ đã thu hút được nhiều công ty Mỹ đến đầu tư trong giai đoạn vừa qua.

Malaysia, trong gói kích thích kinh tế được công bố vào ngày 5/6, đã có kế hoạch miễn thuế 15 năm cho các nhà sản xuất mới đầu tư trên 117 triệu USD vào nước này.

Các quốc gia đều nhận thức được “cơ hội vàng” từ xu hướng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc và đã có những kế hoạch để bước vào “cuộc đua”. Điều quan trọng quyết định người chiến thắng trong “cuộc đua” này là sự phù hợp, tốc độ ban hành của các chính sách cũng như đảm bảo khả năng thực hiện thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương này đã giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho phân tích ở các chương sau.

Thứ nhất, chương 1 đã làm rõ khái niệm, tác động và khái quát hoá một số lý thuyết về vốn FDI để từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá kết quả thu hút FDI cũng được tổng hợp bao gồm quy mô vốn đăng ký, quy mô vốn thực nhận và cơ cấu FDI;

Thứ hai, đưa ra các quan niệm về chiến tranh thương mại và lý giải cơ chế tác động của chiến tranh thương mại lên dòng vốn FDI. Trong đó, chiến tranh thương mại có thể tác động lên vốn FDI thông qua ba kênh: thương mại; tiền tệ, tỷ giá; và các kênh khác.

Thứ ba, tác giả cũng phân tích cơ sở thực tiễn thu hút vốn FDI trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thông qua việc tổng kết diễn biến của cuộc chiến tính tới thời điểm hiện tại và phân tích tác động của nó đến dòng vốn FDI trên thế giới. Bên cạnh đó, dựa trên các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở các quốc gia Châu Á trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm cơ sở kinh nghiệm đề xuất các giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w