Chủ động, kịp thời trong công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 107 - 110)

Cần thay đổi một cách triệt để cách thức tổ chức và thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu quốc gia. Cụ thể, cần chuyển từ phương thức chủ yếu mang tính thụ động và dựa trên phê duyệt sang cách tiếp cận về xúc tiến FDI có mục tiêu và chủ động, bao gồm xây dựng chiến lược ngành rõ ràng và vận động chính sách để giải phóng tiềm năng đầu tư. Cụ thể:

Những chuyển đổi chiến lược cần thực hiện:

- Chuyển từ thu hút loại hình đầu tư FDI phù hợp với nhóm sản phẩm hiện có của Việt Nam sang đón đầu và xây dựng các điều kiện đầu tư có khả năng thu hút loại hình đầu tư FDI mà Việt Nam muốn và cần có trong thời gian tới;

- Chuyển nguồn lực sang cách tiếp cận chủ động, có mục tiêu, đồng thời vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp cho tất cả các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam;

- Tách riêng chức năng liên quan đến quản lý và phê duyệt đầu tư với xúc tiến đầu tư vì hai chức năng này có mâu thuẫn với nhau;

- Bảo đảm dịch vụ chuyên nghiệp trong các chức năng chính của IPA ở trung ương và cấp tỉnh: 1) xây dựng thương hiệu/hình ảnh; 2) xúc tiến và tạo thuận lợi; 3) vận động chính sách; 4) chăm sóc sau đầu tư;

- Chuyển từ xúc tiến đầu tư thụ động sang chủ động cao ở những thị trường nguồn truyền thống về đầu tư FDI trong các ngành nghề ưu tiên;

- Thiết kế và thực hiện chương trình chiến lược về chăm sóc sau đầu tư nhằm bảo đảm tái đầu tư và mở rộng đầu tư, cũng như cung cấp thông tin cho chương trình vận động chính sách;

- Cải thiện chất lượng điều phối giữa trung ương và các tỉnh thành, đào tạo và xúc tiến chung ở nước ngoài và cung cấp dịch vụ trong nước;

- Mở rộng mạng lưới văn phòng nước ngoài tại các thị trường nguồn truyền thống về FDI trong các ngành nghề ưu tiên

Chủ động và khẩn trương trong việc tiếp cận các doanh nghiệp đang có mong muốn mở rộng đầu tư ra ngoài Trung Quốc thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài tại Việt Nam và Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như AmCham, EuroCham, JCCI, KOTRA… Trong thời gian tới cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại ở các cấp, tại các quốc gia, các thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu). Tập trung vào các ngành, lĩnh vực có khả năng dịch chuyển cao do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bao gồm: (i) điện, điện tử, thiết bị viễn thông, máy tính và linh kiện; (ii) thiết bị y tế; (iii) dệt may, gia giày, hàng tiêu dùng; (iv) công nghiệp hỗ trợ các ngành ô tô, hàng hải, hành không; (v) năng lượng tái tạo và thiết bị năng lượng; (vi) công nghiệp hoá dầu. Bổ sung kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu chủ động trong hoạt động xúc tiến, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư đón dòng đầu tư dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Chuẩn bị sẵn các điều kiện về mặt bằng, nguồn nhân lực, hạ tầng (điện, nước, logistics…) để đón các nhà đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc. Chủ động quảng bá và thông tin đến các nhà đầu tư về môi trường chính sách và điều kiện đầu tư.

Hoàn thiện về thể chế liên quan đến hoạt động thu hút FDI, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

- Rà soát một cách có hệ thống sự phù hợp của các quy định hạn chế pháp lý, lập quy hiện hành và các rào cản thủ tục đối với đầu tư FDI trong các ngành nghề ưu tiên chính để thu hút FDI (như nông nghiệp, du lịch, khoa học đời sống, giao thông vận tải, truyềnthông, dịch vụ tài chính, dịch vụ môi trường, giáo dục, y tế…). Nới lỏng hạn chế về sở hữu nước ngoài và góp vốn nước ngoài trong các ngành chủ chốt

căn cứ trên đánh giá kỹ lưỡng về chi phí / lợi ích trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế. Chủ động mở cửa, gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư FDI ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam khuyến khích hoặc không còn nhu cầu bảo hộ. Xây dựng danh mục hạn chế, không thu hút FDI theo phương pháp chọn bỏ (danh mục chọn bỏ). Ngoài danh mục này, nhà đầu tư FDI được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước.

- Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

- Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo kết quả đầu ra như mức độ tham gia chuỗi giá trị, giá trị gia tăng nội địa, hợp phần sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội…; áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại Việt Nam và thành lập các trung tâm nghiên cứu – phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa FDI nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.

- Nâng cấp, hoàn thiện quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển. Nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

- Đa dạng hoá và phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w