chiến thương mại Mỹ - Trung
2.3.2.1 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiềm ần khả năng giảm thu hút FDI của các quốc gia, trong đó có Việt Nam do kinh tế của các nước trên thế giới bị suy giảm.
Chiến tranh thương mại có thể làm cho sụt giảm thương mại và tác động tiêu cực lên sản xuất toàn cầu khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng suy giảm do hiệu ứng tràn.
Với vai trò là “công xưởng của thế giới”, Trung Quốc là một mắt xích trong chuỗi giá trị, nơi gia công hàng hoá của các nước khác nên một số hàng hoá Trung Quốc xuất sang Mỹ thực ra có tỷ trọng giá trị gia tăng chính là hàng từ các nước khác. Do đó chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng tới các công ty Trung Quốc – nơi gia công, lắp ráp các công đoạn cuối cùng của sản phẩm mà các công ty nước ngoài sản xuất linh kiện cho Trung Quốc nằm trong cùng chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng. Khi hàng hoá cuối cùng từ Trung Quốc không xuất được sang Mỹ sẽ khiến thị trường tiêu thụ của hàng hoá đó giảm mạnh thì cầu về hàng hoá trung gian của những mặt hàng đó cũng sụt giảm. Trong đó, phần lớn hàng hoá trung gian của những mặt hàng “Made in China” có nguồn gốc từ các nước châu Á. Theo báo cáo của ADB (2018), các hàng hoá giao dịch trong nội bộ khu vực châu Á chiếm tới 57,3% tổng thương mại khu vực này và con số này còn tiếp tục tăng lên. Một lượng đáng kể trong số đó chính là các mặt hàng trung gian được đưa vào Trung Quốc để lắp ráp. FDI qua lại trong nội bộ khu vực châu Á trên tổng vốn đầu tư nước ngoài của khu vực này tăng từ 48% năm 2015 lên 50,2% năm 2017. Do vậy, toàn bộ chuỗi cung ứng châu Á sẽ bị tổn thương. Trước kia, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô và sơ chế sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam (phân loại theo mục đích sử dụng) đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Cơ cấu hàng trung gian và hàng bán thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể. Việc nhu cầu từ phía Mỹ giảm đối với các sản phẩm điện tử, điện thoại của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này sang Trung Quốc.
Hiệu ứng tràn này cũng thể hiện xu thế sụt giảm thương mại toàn cầu trong thời gian tới nếu cuộc chiến leo thang căng thẳng do các nước liên quan đến nhau mật thiết trong chuỗi giá trị. Khi một nhãn hàng có mác “Made in China” bị Mỹ áp thuế, điều này có ý nghĩa là tất cả những quốc gia đóng góp linh kiện, nguyên liệu cho mặt hàng đó cũng gián tiếp chịu thuế, thậm chí trong số đó có rất nhiều công ty Mỹ. Do vậy, điều này gây ra hiệu ứng domino sụt giảm thương mại của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2.3.2.2 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại của Việt Nam, qua đó gián tiếp tác động lên dòng vốn FDI.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua một số ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại
(i) Sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào hai thị trường Mỹ, Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại dẫn tới tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư FDI hướng vào xuất khẩu.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự báo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là của hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc – hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam những năm gần đây. Theo dự báo của IMF đưa ra vào đầu năm 2021, GDP toàn cầu chỉ tăng 3,5% vào năm 2021 và 3,6% cho những năm tiếp theo do ảnh hưởng của chiến tranh thương maị và chủ nghĩa bảo hộ leo thang. Đối với hai nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh thương mại là Mỹ và Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng cho các năm tới sẽ sụt giảm đáng kể.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2021 được dự báo là 2,3% trong khi của Trung Quốc còn 6,3%, thấp nhất trong vòng 20 năm vừa qua. Tác động làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do chiến tranh thương mại đối với Mỹ và Trung Quốc khiến nhu cầu hàng hoá nhập khẩu vào hai quốc gia này có xu hướng giảm. Đây là hai thị trường
xuất khẩu rất lớn của Việt Nam, do đó nhu cầu sụt giảm từ các thị trường xuất khẩu chủ lực ảnh hưởng tiêu cực lên dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Ngoài ra, FDI vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có thể sụt giảm do suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Theo đánh giá của ADB (2018), mặc dù tăng trưởng thương mại khu vực châu Á cũng giảm nhẹ xuống còn 6,1% năm 2020, tác động trực tiếp của hàng rào thuế quan trong chiến tranh thương mại lên dòng vốn FDI vào khu vực châu Á tới thời điểm hiện tại được đánh giá là chưa lớn do tổng lượng vốn đầu tư vào châu Á vẫn tương đối ổn định ở mức 571,5 tỷ đô. Trong khi đó, chính sự không chắc chắn của diễn biến thuế quan tiếp theo và sự không ổn định trong chính sách thương mại mới là yếu tố gây hại thực sự do làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và những người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến chi tiêu vốn và các quyết định đầu tư khác.
(ii) Nguy cơ bị lợi dụng xuất xứ hàng Việt Nam hoặc thu hẹp thị phần tại Việt Nam làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư FDI.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, một số mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của thuế suất tăng thêm do Mỹ đánh vào, đặc biệt là các mặt hàng được sản xuất ra bởi các công ty trong nước có thể lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ thường có độ co dãn của đường cầu so với giá cả khá cao. Do đây là những mặt hàng có hàm lượng khoa học kỹ thuật không cao và có thể được sản xuất ở nhiều quốc gia khác, do vậy nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng này vào thị trường Mỹ có thể giảm mạnh khi giá cả tăng do ảnh hưởng của thuế suất. Khi mất đi một phần thị trường lớn, nhóm hàng này có thể bán phá giá ở các thị trường của các quốc gia láng giềng. Ngoài ra, nhằm né tránh thuế suất tăng cao do hệ quả của chiến tranh thương mại, các mặt hàng này có thể xuất khẩu sang Việt Nam dưới dạng hàng hoá trung gian và bán thành phẩm. Sau một vài công đoạn lắp ráp đơn giản ở Việt Nam thì các mặt hàng này sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Việt Nam có thể chịu rủi ro nếu Mỹ gộp chung nguồn gốc hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc. Một số mặt hàng có nguy cơ cao gồm: nhôm, thép, sản phẩm dệt may, đồ da, túi xách, giày dép… Hồi tháng 05/2018, sau khi Bộ thương mại Mỹ
kết luận 90% giá trị của sản phẩm thép đến từ Trung Quốc và được hưởng lợi từ các chính sách trợ giá của Trung Quốc, Mỹ đã áp thuế lên lới 254,44% đối với thép Trung Quốc. Do đó, nếu các doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có thể bị áp thuế tương tự như Trung Quốc, họ có thể sẽ rút lui khỏi thị trường Việt Nam và tìm những điểm đến
“an toàn” hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dư cung trong nước do khó xuất khẩu sang Mỹ, một số mặt hàng tiêu dùng từ Trung Quốc có thể bán phá giá sang thị trường Việt Nam. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam nói riêng. (iii) Nguy cơ sụt giảm lượng hàng hoá trung gian sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Trước kia, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô và sơ chế sang Trung Quốc. Trong giai đoạn gần đây, cơ cấu hàng trung gian và hàng bán thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đáng kể. Việc nhu cầu từ phía Mỹ giảm đối với các sản phẩm điện tử, điện thoại… của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này sang Trung Quốc của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
(iv) Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có nguy cơ gặp khó khăn khiến giảm sức hút đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Với chiều hướng và chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ hiện nay, một rủi ro lớn với Việt Nam là Mỹ sẽ đưa ra các rào cản về thuế, về kỹ thuật đối với các nước đang có thặng dư thương mại tại Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại. Do nó, nếu kịch bản này xảy ra, xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp khó khăn sẽ làm giảm sức hút đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, việc Mỹ tăng cường sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm ngăn chặn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc như tăng cường kiểm tra thông quan, thắt chặt các quy định về sở hữu trí tuệ, nâng cao tiêu chuẩn lao động, môi trường, tiêu
chuẫn kỹ thuật… cũng có thể gây ra bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam do hai nước có rất nhiều điểm chung về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.
(v) Ảnh hưởng lan rộng của các hàng rào phi thuế quan.
Trong chiến tranh thương mại, bên cạnh các hàng rào thuế quan thì các hàng rào phi thuế cũng thường xuyên được sử dụng. Các rào cản phi thuế quan của Trung Quốc và Mỹ có xu hướng gia tăng. Khi những hàng rào kỹ thuật được dựng nên, các thủ tục hành chính trở nên phức tạp hơn, thủ tục thông quan mất thời gian hơn, hay những vụ điều tra bán phá giá diễn ra thường xuyên hơn, các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào hai thị trường lớn này đều bị thiệt hại. Ví dụ như Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nhập khẩu qua đường biên giới để hạn chế nhập khẩu từ nước thứ ba vào Trung Quốc thông qua Việt Nam, tạo ra khó khăn cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Mỹ tăng cường các điều khoản hạn chế ảnh hưởng của “nền kinh tế phi thị trường” trong các thoả thuận thương mại gần đây để nhắm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn bị Mỹ coi là “nền kinh tế phi thị trường”. Mỹ cũng có thể dựng nên rào cản với hàng xuất khẩu từ các quốc gia bị Mỹ coi là
“thao túng tiền tệ”. Trong Báo cáo gần đây của Bộ Ngân khố Mỹ gửi Quốc hội nước này, một quốc gia bị xem là “thao túng tiền tệ” khi cùng một lúc có ba đặc điểm: (i) có thặng dư thương mại lớn với Mỹ; (ii) có thặng dư cán cân thanh toán; (iii) can thiệp một chiều trên thị trường ngoại hối. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa bị Mỹ xem là “thao túng tiền tệ” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp theo cả hai trên thị trường ngoại hối với mục tiêu bình ổn tỷ giá, bao gồm mua USD khi VND tăng giá và bán USD khi VND giảm giá. Tuy nhiên, theo bảo báo cáo này, Việt Nam cùng với các quốc gia khác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ai- len, Singapore, Malaysia đang nằm trong danh sách các quốc gia mà Bộ Ngân khố Mỹ theo dõi về can thiệp trên thị trường ngoại hối.
2.3.2.3 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tạo thách thức lớn đối với việc thu hút dòng FDI vào Việt Nam thông qua những tác động tới tài chính, tỷ giá bất lợi, ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh doanh.
Một số ý kiến cho rẳng Trung Quốc có thể tiếp tục sử dụng biện pháp phá giá đồng NDT để duy trì lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của quốc gia này vào
thị trường Mỹ trong bối cảnh Mỹ liên tiếp tăng mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc làm giảm kim ngạch xuất khẩu và ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Khả năng Trung Quốc phá giá đồng NDT là khá thấp. Nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lựa chọn phá giá mạnh đồng NDT như một vũ khí trong cuộc chiến với Mỹ thì hậu quả sẽ là cả hai quốc gia cùng bị thiệt hại, và Trung Quốc sẽ là nước bị thiệt hại nhiều hơn. Không chỉ gây ra tổn thất cho Ngân hàng Trung ương khi can thiệp vào thị trường, mà việc phá giá đồng NDT còn có những hiệu ứng tiêu cực khác đến nền kinh tế Trung Quốc. Thứ nhất, làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia. Thứ hai, tăng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước không trả được nợ dẫn đến phá sản hàng loạt. Và hậu quả không kém phần nghiêm trọng khác là dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy khỏi Trung Quốc do lo ngại sự bất ổn định của tỷ giá.
Do đó, có thể thấy khó có nguy cơ Trung Quốc phá giá sâu hơn nữa đồng NDT và khả năng diễn ra cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có khả năng đồng NDT và các đồng tiền khác trong khu vực tiếp tục bị giảm giá do những yếu tố khách quan. Điều này cũng có ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam qua một số tác động dưới đây:
(i) Đồng NDT mất giá kỷ lục kể từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến thương mại làm giảm lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất của Việt Nam trong thu hút FDI cũng như gia tăng áp lực lên mục tiêu giữ vững ổn định tỷ giá và kinh tễ vĩ mô. Giá trị ổn định của VND mặc dù giúp các nhà đầu tư có niềm tin khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhưng trong dài hạn sẽ làm tăng chi phí sản xuất ở Việt Nam so với Trung Quốc;
(ii) Việc phá giá của đồng NDT cũng có thể làm gia tăng thâm hụt thương mại Việt Nam tới Trung Quốc và tăng gánh nặng nợ quốc gia.
Hiện nay, thâm hụt thương mại Việt Nam với Trung Quốc đang ở mức rất cao là 24,2 tỷ USD năm 2020, tăng khoảng 1 tỷ USD so với 2019. Một mặt, nếu NDT tiếp tục mất giá thì sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường trên thế giới sẽ giảm so với hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc. Hơn nữa, NDT mất giá cũng sẽ khiến hàng hoá Trung Quốc xuất vào Việt Nam có giá rẻ hơn, nên
nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng lên. Vì vậy, VND có thể chịu áp lực phá giá nhẹ.
Mặt khác, việc VND mất giá có thể làm tăng gánh nặng nợ của Việt Nam. Không chỉ làm tăng áp lực trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài, việc VND giảm giá cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản vay bằng ngoại tệ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng được vay bằng ngoại tệ, tỷ giá tăng đồng nghĩa khoản nợ của các doanh nghiệp này tăng lên. Như vậy, phần lợi ích các doạnh nghiệp xuất khẩu nhận được từ việc gia tăng xuất khẩu (Do VND mất giá) có thể không đủ bù đắp gánh nặng nợ tăng lên.
2.3.2.4 Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác trong ASEAN trong việc thu hút dòng vốn FDI.