Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 39)

Dựa trên sự tham khảo của các bài nghiên cứu có trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bài nghiên cứu này quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu của Halil Garcevic & Erik Lidberg (2021). Tuy nhiên, với nội dung bài nghiên cứu chú trọng vào hàng dệt may, và phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, nên tác giả đã điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bài nghiên cứu.

Hình 1.10. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đề cập đến 3 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi

nghiên cứu 1 (RQ1): Định nghĩa, cấu trúc chuỗi cung ứng, tổng quan tác động của dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng dệt may? Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành dệt may dưới tác động của dịch như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng ngành dệt may?

Tác động là việc gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới. Đại dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, được biết đến như đại dịch về bệnh truyền nhiễm, với tác nhân là virus SARS-CoV-2. Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nghiêm trọng tổng thể nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, là cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua: kinh tế suy giảm, thất nghiệp tràn lan, nghèo đói và thất nghiệp gia tăng. Tác động của nó gây ra rất rộng, ảnh hướng đến xã hội nói chung, kinh tế, văn hóa, sinh thái, chính trị và nhiều lĩnh vực khác.

Đại dịch Covid-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết

của nền kinh tế đó với phần còn lại của thế giới. Biện pháp chống dịch được các quốc gia sử dụng phổ biến là cách ly và tạo khoảng cách xã hội khiến nguồn cung lao động giảm mạnh, đặc biệt trong những khu vực đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của lao động vào quá trình sản xuất. Với việc hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, sự đứt gãy trong sản xuất đầu vào tại một quốc gia sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất tiếp theo tại quốc gia khác.

Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi cả chuỗi sản xuất của ngành dệt may toàn cầu. Những nền công nghiệp gia công và xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Bangladesh hay Việt Nam đang phải chịu những tổn thất liên tiếp khi nguồn cung nguyên liệu lớn nhất thế giới là Trung Quốc và nguồn cầu lớn nhất thế giới là châu Âu và Mỹ đang nằm trong tình trạng đóng cửa. Trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, dần khôi phục hoạt động sản xuất trong nước, nhưng EU và Mỹ đang là tâm dịch, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, do vai trò của Mỹ và Châu Âu trong chuỗi là vô cùng quan trọng.

Về cung, trong Tháng 1 và Tháng 2/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, nhiều nhà máy sợi, dệt đã bị đóng cửa, công nhân nghỉ kéo dài. Tình trạng này khiến tình hình cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia chuyên sản xuất gia công như Việt Nam, Bangladesh. Do tính chất toàn cầu hóa của ngành dệt may, các công ty, nhà bán lẻ phải vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu thô của họ đến nhiều quốc gia. Ở cấp độ toàn cầu, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng hóa thời trang quan trọng, nhưng cũng đã trở thành người tiêu dùng quan trọng của ngành công nghiệp này. Bên cạnh Trung Quốc, các quốc gia khác đóng vai trò quan trọng là trung tâm chính xung quanh việc buôn bán các sản phẩm thời trang diễn ra như Mỹ (là thị trường bán lẻ quan trọng nhất) và một số nước châu Âu (như Bỉ, Đức, Pháp và Anh) trong hoạt động thương mại này.

Về cầu, bước sang tháng 3, khi dịch bệnh lan rộng ra các nước Hàn, Nhật, Châu Âu và Mỹ, lập tức nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ nhất, kinh tế bất ổn khiến người tiêu dùng chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu.

Thứ hai, dịch bệnh khiến dân chúng hạn chế tụ tập đám đông, không đi lại khiến người dân không đi mua sắm ở các cửa hàng truyền thống. Giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng trên toàn thế giới vẫn phải tuân thủ các lệnh phong tỏa, họ không còn cần tới các sản phẩm mới của ngành thời trang dệt may, khiến ngành này phải chịu nhiều áp lực. Tùy thuộc vào vai trò của mỗi nước trong chuỗi cung ứng dệt may, việc xây dựng khả năng phục hồi có thể kéo theo các nhu cầu và cách tiếp cận khác nhau. Triển vọng đặc biệt ảm đạm đối với các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng dệt may và tìm nguồn cung chi phí thấp để có doanh thu. Theo UNCTAD, trong ngắn hạn, lệnh phong tỏa trên khắp thế giới đã làm nổi bật các rủi ro liên quan đến tính liên kết chuỗi cung ứng cao và các thách thức liên quan đến tìm nguồn cung ứng toàn cầu (Tố Uyên, 2020). Hiện tại, các nhà bán lẻ châu Âu và châu Mỹ, hai thị trường chính cho lĩnh vực dệt may vẫn đang hủy đơn đặt hàng. Khi các chủ hàng đang ngày càng viện dẫn các điều khoản "bất khả kháng" trong các hợp đồng của họ để tạm dừng các khoản thanh toán. Kinh tế suy thoái và sự không chắc chắn khi nào hồi phục do dịch bệnh không có dấu hiệu ngừng lại cũng kéo theo tâm lý thắt chặt hầu bao. Do đó nhà nhập khẩu và người mua hàng đều có xu hướng giãn hoặc hủy đơn hàng đã đặt.

Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý 2/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Cụ thể, chỉ số tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu vui. Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy, thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo khá chững. (Đức Anh & Hồng Hạnh, 2020).

Tóm lại, chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ một môi trường kinh doanh nào, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vài cả quá trình hoạt động của chuỗi từ công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng. Trong bối cảnh thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, nền kinh tế bị tổn thất nghiêm trọng, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Với ngành dệt may

nói riêng, có thể khẳng định đại dịch tác động nghiêm trọng đến cả phía cung và cầu, nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đầu vào đứt gãy, gián đoạn buộc nhiều nhà máy, doanh nghiệp đóng cửa. Năm 2020 về tổng cầu dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát về sự phát triển ngành Dệt may Việt Nam

2.1.1. Vị thế của ngành Dệt may Việt Nam trong nền kinh tế

• Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Chiếm khoảng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 16% vào GDP liên tục trong mấy năm trở lại đây, xuất khẩu dệt may đang đứng thứ hai trong top 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Năm 2019, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng khả quan. Kim ngạch xuất khẩu đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 17,6 tỷ USD, chiếm 53.58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Giá trị nhập khẩu

35000 32850 30489 29810 30000 26120 25000 22809 23825 20000 15000 10000 5000 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Giá trị xuất khẩu

phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%. Giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD, tăng 10,19%; xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.

Đơn vị: nghìn USD

Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Dệt may VN 2015-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 2015 – 2020.

• Ngành dệt may là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao.

Theo Báo cáo ngành dệt may, số lượng doanh nghiệp ngành dệt may là khoảng 6000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2% cả nước, trong đó 75% là công ty tư nhân và 25% là công ty FDI. Lực lượng lao động trong ngành có khoảng 2,5 triệu người, chiếm hơn 12% lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, thu nhập người lao động trong lĩnh vực dệt may chưa cao (lĩnh vực dệt: 5,6 triệu đồng/người/tháng, may: 5,0 triệu đồng/người/tháng), thấp hơn mức trung bình của các ngành kinh tế (6,3 triệu đồng/người/tháng). (Lê Hồng Thuận, 2017).

• Ngành dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử.

Năng lực xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã gia tăng rất nhanh những năm qua và yếu tố làm nên thành công đó chính là lượng vốn khủng được các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước

ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã có 19,286 tỷ USD vốn FDI được các nhà đầu tư nước ngoài rót vào ngành dệt may sau gần 3 thập kỷ. (Thế Hải, 2020).

• Chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), đến cuối năm 2019, tổng số DN FDI trong lĩnh vực dệt may cả nước có 1.283 DN, trong đó số lượng DN gia công hàng may mặc là 882 DN (chiếm 69%); số lượng DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ gồm sản xuất bông, xơ, sợi, vải, nhuộm, phụ liệu, sản xuất máy móc ngành may chỉ là 401 DN (chiếm 31%). Tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới 50-60% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2019, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 17,6 tỷ USD, chiếm 53,58% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Các doanh nghiệp FDI không chỉ có lợi thế về máy móc, công nghệ mà còn có đơn hàng ổn định từ công ty mẹ chuyển về.

Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu của các DN FDI trong Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam

Đơn vị: triệu USD

Lĩnh vực 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Sản xuất bông, sợi 830 2.242 2.021 3.016 3.286 3.352 3.495 3.876 4.336 4.191 Dệt vải 794 503 546 862 574 920 988 1.269 1.617 1.394 Nhuộm 168 823 64 94 136 178 176 213 255 230 Sảm xuất phụ liệu (kim, chỉ,…) 269 137 163 190 235 259 265 289 319 313 Hóa chất nhuộm 1,3 - - 0,3 2,4 - 0,6 0,6 0,5 0,6 Sản xuất và cung cấp máy móc, dụng cụ 55 31 109 120 186 178 189 224 264 242

• Lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ công nghiệp dệt may chưa lớn

Theo Báo cáo ngành dệt may Việt Nam, Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%) và ODM (5%). (Lê Hồng Thuận, 2017).

Đối với phương thức sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất, với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện, do đó, giá trị gia tăng rất thấp. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1-3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3-5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5-7%. Như vậy với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam là 32,85 tỷ USD năm 2019, giả sử tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần ở mức trung bình là 2% (CMT), 4% FOB và 6% (ODM) thì phần lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp Việt Nam nhận được chỉ là 3,94 tỷ USD (khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu). Như vậy, xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng lợi rất thấp. Nếu các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng và được hỗ trợ tích cực hơn từ phía nhà nước, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này.

2.1.2. Mức cạnh tranh của ngành Dệt may tại Việt Nam

Cùng với sản phẩm của các ngành Công nghệ thông tin, Công nghiệp điện tử, các sản phẩm của ngành Dệt May cũng mang lại giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Hơn nữa ngành Dệt May còn giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động

trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% trong tổng số lực lượng lao động. Tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may đạt gần 6000 doanh nghiệp. (Trần Bá Thọ & Nguyễn Hữu Lộc, 2020).

Đó là những thành quả đạt trong thời gian vừa qua, nhưng hiện nay ngành Dệt May chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia cùng sản xuất chung mặt hàng.

• Điểm mạnh

- Với nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, các công ty dệt may Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm dệt may chất lượng cao.

- 90% các thiết bị trong ngành may mặc được hiện đại hóa, đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu dệt may nước ngoài.

- Nhiều doanh nghiệp dệt may được tổ chức tốt và có quy mô lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, có thể tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý và xã hội. Hơn nữa các công ty này còn có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với rất nhiều nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới.

- Việt Nam có vị trí địa lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho ngành) trên thế giới.

• Điểm yếu

- Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, 70% nguyên liệu phục vụ cho ngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng.

- Quản lý sản xuất và công nghệ vẫn còn yếu, năng suất lao động còn thấp, và các sản phẩm không đa dạng.

- Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với các nguồn vốn đầu tư thấp và hạn chế khả năng về đổi mới công nghệ và thiết bị. Khả năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý trung và cao cấp, thiết kế

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w