Tình hình dịch Covid trên thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 52 - 53)

Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”.

Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi- rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%. (Wikipedia, Đại dịch COVID-19, 2020).

Các ca đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc tháng 12 năm 2019. Tháng 1 năm 2020 ghi nhận các ca ở Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pháp... sau đó lan ra toàn thế giới. Theo Worldometers, tính đến 0 giờ ngày 31-12-2020, Covid-19 đã xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Danh sách các quốc gia ghi nhận hơn một triệu ca bệnh ngày càng dài. Trong hơn 82,4 triệu người mắc Covid-19, 1,8 triệu người đã tử vong và 58 triệu người đã hoàn toàn bình phục.

25000000

20000000 Ca mắc Ca tử vong

15000000

10000000

5000000

Châu Âu Bắc Mỹ Châu Á Nam Mỹ Châu Phi Châu ĐạiDương Ca mắc 22166545 22917385 20532735 13025080 2713145 48222 Ca tử vong 533444 505233 335174 359316 64166 1058

Biểu 2.2. Số ca mắc và tử vong của các khu vực trên thế giới tính đến 0h ngày 31/12/20

Nguồn: Nguyễn Sơn & Hoàng Hà, 2020.

Tính đến hết năm 2020, chỉ còn 8 nước (Triều Tiên, Turkmenistan, một số quốc đảo nhỏ nam Thái Bình Dương) và một số vùng lãnh thổ rất nhỏ chưa bị Covid-19. Kỷ lục ca mới theo ngày là ngày 31/12/2020 với hơn 738.800 ca/ngày, và kỷ lục tử vong theo ngày là 30/12/2020 với hơn 15.100 tử vong/ngày. Mỹ đứng đầu số ca cũng lập kỷ lục tử vong vào 30 tháng 12 với 3.880 tử vong/ngày. Dịch bệnh những ngày cuối năm ngoài nghiêm trọng tại Mỹ, thì cũng nghiêm trọng hay là tăng nhanh tại nhiều nước khác như Brazil, Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Đức, Ý, Pháp, Colombia, Hà Lan, Nam Phi, Mexico, Ukraina, Tây Ban Nha, Ba Lan (trên 100.000 ca/14 ngày tuần gần nhất, tính đến cuối năm)... Dịch bệnh gây tác động xấu kinh tế thế giới, giảm tuổi thọ trung bình người dân nhiều quốc gia, và những hậu quả xấu khác đối với xã hội. (Wikipedia, Đại dịch COVID-19, 2020).

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w