Sự hình thành và phát triển dịch Covid-19 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 62 - 66)

Đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam, những ca bệnh đầu tiên đều truy tìm được nguồn gốc và cách ly, xuất hiện từ 23 tháng 1 đến 19 tháng 3 năm 2020. Hai trường hợp xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên đã nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm một nam Trung Quốc 66 tuổi (F1) đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con trai sống ở Việt Nam, và con trai 28 tuổi (F2), người bị cho là đã bị lây bệnh từ cha mình khi họ gặp gỡ tại Nha Trang. Vào ngày 1 tháng 2, một nữ 25 tuổi được xác định nhiễm virus corona tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là nhân viên tiếp tân và đã

tiếp xúc với trường hợp F1 và 2. Đây là trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam, sau đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch tại Việt Nam và ra quyết định thắt chặt biên giới, thu hồi giấy phép hàng không và hạn chế thị thực. Tối ngày 19 tháng 3, tổng số bệnh nhân trên cả nước lên 85.

Cuối tháng 3, xuất hiện các ca lây lan trong cộng đồng. Chiều 20 tháng 3, Bộ Y tế công bố 2 BN Covid-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) với tiền sử dịch tễ không cho thấy nguồn lây khi cả hai không có lịch sử tiếp xúc với các BN COVID-19. Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22 tháng 3, đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Từ 0 giờ ngày 1 tháng 4, Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước. Các biện pháp kiểm soát đã giúp Việt Nam có 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng cho đến ngày 25 tháng 7, khi Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây, cùng các ca nhiễm mới xuất hiện. Ngày 28 tháng 7, Thành phố Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Từ ngày 31 tháng 7, Việt Nam bắt đầu xác nhận những ca tử vong đầu tiên.

Từ ngày 7 tháng 9, dịch bệnh tiếp tục kiểm soát tốt, hoạt động của máy bay, tàu lửa, ô tô đi, đến Đà Nẵng được khôi phục. Đà Nẵng nới lỏng cách ly xã hội từ ngày 11 tháng 9. Ngày 24 tháng 9, Thủ tướng ra Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngày 2/10, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ban hành Chỉ thị số 21 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 30/11 và 1/12, phát hiện cụm 3 ca lây nhiễm cộng đồng tại TP.HCM, làm dấy lên mối lo ngại về kẽ hở trong việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm và khả năng bùng dịch tại đô thị lớn nhất trong cả nước. Tuy nhiên, tình hình nhanh chóng được kiểm soát và không phát hiện được thêm ca nhiễm cộng đồng nào. (Wikipedia, Đại dịch COVID-19, 2020).

Ngày 27/1/2021, Bộ Y tế Việt Nam nhận được thông tin một nữ công nhân người Việt Nam đã xác định dương tính với Covid-19 khi nhập cảnh vào Nhật Bản, được cơ quan y tế Nhật Bản nhận định người này mắc biến chủng mới của Anh. Sáng ngày 28 tháng 1, Bộ Y tế Việt Nam công bố bệnh nhân 1552 tại Hải Dương có tiếp xúc với người này, cũng như báo động về khả năng lây lan mới. Cũng trong sáng ngày 28/1, bệnh nhân 1553 cũng được xác nhận lây nhiễm cộng đồng tại Quảng Ninh. Ngay lập tức, hai tỉnh trên được nâng mức báo động, Hải Dương giãn cách xã hội từ 12h trưa sau khi có 72 ca nhiễm cộng đồng, kết thúc 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng ở Việt Nam. Tính từ 18h ngày 27/1 đến 18h ngày 28/1, 91 ca nhiễm mới được phát hiện đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến nữ công nhân nhập cảnh vào Nhật Bản và 2 bệnh nhân 1552, 1553. Các ca này xuất hiện ở Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nội, ghi nhận trong vòng 24h có số lượng ca nhiễm phát hiện được nhiều nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam. Tính đến 31/1, tổng cả 4 ngày 28-31/1, Bộ Y tế ghi nhận 238 ca nhiễm cộng đồng, ở 9 tỉnh thành gồm Hải Dương (188), Quảng Ninh (25), Hà Nội (13), Gia Lai (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương mỗi nơi một ca. (Wikipedia, Đại dịch COVID-19, 2020).

Ngày 6/2, một nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất được công bố là bệnh nhân thứ 1979, BN này được cho là không phải nguồn lây của cụm dịch ở TPHCM. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá là "tình huống nảy sinh bất ngờ" do chưa rõ đường lây nhiễm. Trong bối cảnh này, từ 12h ngày 9/2, TPHCM yêu cầu dừng các dịch vụ không thiết yếu. Tổng từ ngày 28/1 đến 16/2, Bộ Y tế ghi nhận 679 ca nhiễm cộng đồng, ở 13 tỉnh thành gồm Hải Dương (501), Quảng Ninh (59), TP HCM (36), Hà Nội (34), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang mỗi nơi 2 ca, Hải Phòng, Hà Giang mỗi nơi một ca.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn và chống lại sự lây lan của bệnh sang Việt Nam, cũng như cảnh báo công dân Việt Nam tránh đến các khu vực có dịch.Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói rằng Việt Nam đã cân

nhắc việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc như là một biện pháp đối phó cần thiết.

Theo khảo sát tháng 3.2020, Việt Nam là quốc gia có độ hài lòng cao nhất thế giới về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh (tiếp theo là Argentina 61%, Áo 58%, Singapore 57%, Trung Quốc 56%, Nam Phi 56%). (Vũ Nguyên, 2020).

Một khảo sát của tạp chí Forbes đánh giá mức độ tín nhiệm của người dân với chính phủ lên đến 89%, dẫn đầu trong danh sách các quốc gia được khảo sát. Trên The Diplomat, hai tác giả Minh Vu và Bich T. Tran phân tích: "Trong khi Hàn Quốc và Đài Loan có đủ khả năng xét nghiệm diện rộng, Việt Nam thiếu các nguồn lực và thay vào đó chọn cách phòng ngừa có chọn lọc nhưng chủ động. Bất chấp bản chất vi phạm quyền công dân của những phản ứng này, yếu tố cơ bản tạo nên thành công của chính phủ Việt Nam là huy động chủ nghĩa dân tộc Việt Nam khi đóng khung virus như giặc ngoại xâm. Bằng cách minh bạch và chủ động truyền thông với công chúng, chính phủ đã có được tín nhiệm và duy trì niềm tin trước công chúng". (Thanh Hà, 2020).

Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hầu như không đáp ứng được các yêu cầu chuyển giao trước làn sóng FDI rời Trung Quốc hậu đại dịch COVID-19 với ba lý do chính: quy mô doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt yêu cầu về chất lượng rất ít, và khó cạnh tranh về giá so với Trung Quốc.

Một số hãng thông tấn, tòa soạn báo chí quốc tế đã phân tích sự "thành công" của Việt Nam trong việc đối phó dịch khi bối cảnh "có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu và ngân sách thấp cùng tình trạng dân số đông giáp biên giới với Trung Quốc". Do không có khả năng xét nghiệm diện rộng theo kiểu chống dịch của Hàn Quốc, Việt Nam thực hiện chính sách kiểm dịch cách ly nghiêm ngặt 14 ngày và truy dấu những người tiếp xúc với virus; thay vì phụ thuộc vào y học và công nghệ, bộ máy an ninh nhà nước Việt Nam đã áp dụng một hệ thống giám sát công khai rộng rãi cùng với một lực lượng quân đội được công chúng tôn trọng triển khai tốt.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định thành công của Việt Nam đến bằng kinh nghiệm của mình với các đợt bùng phát dịch trước đó cộng với việc ưu tiên

cho sức khỏe hơn các vấn đề kinh tế cùng với sự giúp đỡ của quân đội, các dịch vụ an ninh công cộng và các tổ chức cơ sở cùng truyền thông hiệu quả và minh bạch. Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Takeshi Kasai, trong một cuộc họp báo cũng "khen ngợi" sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các biện pháp kìm hãm sự lây lan của COVID-19. (Wikipedia, Đại dịch COVID- 19, 2020).

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w