Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 103 - 106)

Thứ nhất, ngành dệt may cần được sự trợ sức từ Chính phủ, Ngân hàng nhà

nước và các bộ, ngành nhằm duy trì trạng thái sản xuất, sẵn sàng hoạt động bình thường ngay khi thị trường ấm trở lại. Theo đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành những chính sách thiết thực trợ sức cho doanh nghiệp, đồng thời triển khai hỗ trợ nguồn tài chính để trả lương cho người lao động; miễn, giảm các khoản thuế, phí; đề nghị ngân hàng ân hạn các khoản vay; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng… Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN), đã mở cửa cho các ngân hàng thương mại được làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để hỗ trợ, với nhiều chính sách tốt.

Thứ hai, hoàn thiện môi trường pháp lý. Một hành lang pháp lý thông thoáng,

rõ ràng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt cần quan tâm là tích cực cải tiến những thủ tục hành chính, chấm dứt gây khó khăn cho các doanh nghiệp, xây dựng quy trình làm thủ tục hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho người dân cũng như doanh nghiệp.

Ngoài những chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý kể trên, cần phải củng cố bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng các văn bản pháp luật. Điều này được xem như những chính sách khuyến khích sáng tạo cho các doanh nghiệp, mặc dù chỉ với quy mô doanh nghệp vừa và nhỏ như hiện nay. Bên cạnh đó, không quên khuyến khích thành lập và phát triển các Hiệp hội, điển hình như Hiệp hội ngành Dệt may, Hiệp hội ngành, những định chế hay điều luật hiệp hội được Chính phủ ban hành sẽ là những kim chỉ nam cho sự tăng cường tác động của những hiệp hội này trong việc liên kết thúc đẩy phát triển ngành Dệt May nói chung và các doanh nghiệp trong hiệp hội nói riêng.

Để thúc đẩy ngành Dệt May phát triển, có thể cạnh tranh với các nước, Chính phủ đã ban hành một số biện pháp nhằm thúc đẩy ngành Công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển. Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, dệt may và là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội dệt may kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; trong đó nhà nước quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp dệt may lớn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án dệt nhuộm; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến.

Thứ ba, cải thiện chính sách thuế. Các doanh nghiệp dệt may sử dụng nguyên

liệu trong nước để sản xuất và xuất khẩu phải gánh chịu thuế giá trị gia tăng, vì vậy họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Để khuyến khích gia tăng tính cạnh tranh với hàng dệt may xuất khẩu, Chính phủ cần có những biện pháp giảm thuế đối với nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bỏ thuế VAT cho các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu (giống như vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi liên kết…

Mặc dù hàng gia công xuất khẩu có thuế suất giá trị gia tăng là 0%, nhưng thuế xuất khẩu vẫn còn, điều này cũng gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần có giải pháp thuế xuất khẩu hợp lý trên cơ sở trao đổi thảo luận với Hiệp hội ngành Dệt May. Thực hiện chính sách thuế tích cực sẽ góp phần giải phóng sức mạnh tiềm năng của ngành Dệt May Việt Nam.

Thứ tư, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là về hạ tầng giao thông

và năng lượng. Chính phủ cần đưa ra những chính sách phát triển giao thông đường biển, hàng không, đường bộ. Hạ tầng giao thông đa dạng sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận chuyển nguyên phụ liệu và thành phẩm được nhanh chóng dễ dàng và có hiệu quả. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Năng lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt May thực hiện đúng tiến độ cho các đơn hàng xuất khẩu.

Thứ năm, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài. Với năng lực về vốn còn hạn chế và công nghệ như hiện nay thì ngành Dệt May sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài trong bối cảnh chúng ta tham gia CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa mới ký kết. Do vậy để nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình gia công xuất khẩu đơn thuần sang chuỗi cung ứng sản phẩm hoàn thiện, biện pháp tốt nhất là tận dụng nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Từ cuối năm 2018 sang đầu năm 2019 dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành Dệt May ngày càng tăng giúp dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may trong nước, từ đó tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Do vậy, Chính phủ cần có những cơ chế để thu hút cũng như sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, để hỗ trợ cho ngành Dệt May trong nước.

Để ngành dệt may Việt Nam đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD, đảm bảo việc làm cho 3 triệu lao động vào năm 2025, Hiệp hội và ngành dệt may cần tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, có giải pháp ứng phó kịp thời với các tác động của các xung đột thương mại đang diễn ra, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các DN bằng cách tiếp tục mở rộng thị trường, bao gồm các hiệp định thương mại tự do. Với những hiệp định thương mại tự do đã có, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục ghi nhận và ngồi với các doanh nghiệp để hoàn thiện các yêu cầu ví dụ như hoàn thiệu hơn các quy định về quy tắc xuất xứ...để đáp ứng yêu cầu của các FTA. Cùng với đó là cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thứ sáu, cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, liên quan. Công nghiệp hỗ

trợ, liên quan là yếu tố quan trọng hàng đầu của ngành Dệt May, do vậy việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, liên quan sẽ dẫn đến sự phát triển ngành Dệt May. Chính phủ cần có sự quan tâm mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của khối ngành này. Cụ thể, cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, thuế đất, hỗ trợ tối đa kinh phí các hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May thông qua biện pháp hoàn thuế đầu tư cho các doanh nghiệp.

Thứ bảy, cần hỗ trợ tín dụng. Trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay,

việc nắm bắt cơ hội kinh doanh là yếu tố tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp có được các hợp đồng xuất khẩu sẽ gây cho các đối thủ cạnh tranh một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không có sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng thì cơ hội kinh doanh sẽ không còn nữa. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành Dệt May hoạt động tốt, Chính phủ và các tổ chức tín dụng cần đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay khi cần thiết nhằm đáp ứng tiến độ cho các hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác, lãi suất vay cũng là một vấn đề các doanh nghiệp ngành Dệt May quan tâm, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất duy trì ở mức hợp lý là động lực để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w