Kiến nghị đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 106 - 114)

Trước những tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới. Xu hướng ngắn hạn và trung hạn là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm là cứu cánh cho các

doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất. Còn dài hạn là xu hướng công nghệ xanh mạnh mẽ và tiếp tục tự động hóa. Một điểm đặc biệt là dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng mạnh nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong dịch COVID-19 gồm: mua bán nguyên vật liệu trong nước để thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; chia sẻ đơn hàng, đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời...và các vấn đề khác.

Các doanh nghiệp dệt may cần ưu tiên phát triển thị trường trong nước. Các DN cũng cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các FTA bằng sự liên kết và từng bước giải quyết những chỗ thiếu hụt như nguồn nguyên phụ liệu... để sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

Trước mắt, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động trong chuỗi cung ứng, có như vậy mới có khả năng cạnh tranh để vươn lên tham gia vào công đoạn thứ hai trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu – sản xuất nguyên liệu đầu vào. Như vậy, sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm ở công đoạn sau của ngành dệt may Việt Nam, mà trực tiếp là khâu dệt nhuộm. Yêu cầu đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam là cần phải làm mới công đoạn nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung ứng, hoặc đầu tư nâng cấp chuỗi cung ứng để rút ngắn chu kỳ đặt hàng, chủ động trong công đoạn cắt may sản phẩm.

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ phụ thuộc vào trình độ công nghệ, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, khả năng tài chính, các quan hệ liên lết kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải, cần xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở vật chất hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử ký nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xấy dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các khu, cụm công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cần mạnh dạn đầu tư cho khâu thiết kế sản phẩm để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được tạo ra tại Việt Nam. Việt Nam không thể mãi đóng vai trò là người làm thuê, mà cần chủ động trong việc thiết kế sản phẩm, tập trung đào tạo, thu hút đội ngũ nhà thiết kế và phân khúc thị trường xuất khẩu để xác định đầu tư cho khâu thiết kế. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển từ cắt may gia công trở thành các công ty sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM) hay sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM).

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ. Vì vậy, điều quan trọng nhất là dệt may Việt Nam cần xác định được vị trí của mình trên thị trường thế giới để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Nếu không xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ mãi là điểm sản xuất hàng hóa của những nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn chung 2020, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch COVID-19, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ sản lượng xuất khẩu cao, khả năng liên kết đã tốt hơn.

KẾT LUẬN

• Các kết quả nghiên cứu chính

Luận văn “Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục” đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng, góp phần giải quyết những vấn đề về phát triển ngành Dệt May trong thời kỳ dịch bệnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.

Thứ nhất, luận văn đã trình bày được tổng quan các lý thuyết về chuỗi cung

ứng, quản trị chuỗi cung ứng để làm rõ ý nghĩa quan trọng của hoạt động này trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.

Thứ hai, luận văn đã trình bày được tình hình kinh tế thế giới nói chung và

ngành dệt may thế giới dưới tác động của Covid-19. Đại dịch đã gây ra những thiệt hại to lớn lên khối kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp. Khi các nền kinh tế ở “hạ lưu chuỗi giá trị” - nơi đảm nhiệm phân khúc gia công, lắp ráp, sản xuất bị ngưng trệ, nhiều chuỗi cung ứng do các công ty đa quốc gia nắm giữ bị gián đoạn, đứt gãy. Tuy nhiên, đại dịch cũng mở ra những cơ hội mới cho từng nền kinh tế như tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mở rộng thương mại đa phương, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường là vô cùng quan trọng, có thể dẫn tới những cải cách kinh tế toàn cầu quan trọng trong thời gian tới.

Thứ ba, luận văn đã trình bày được sự phát triển của ngành dệt may Việt

Nam, định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, hoạt động chuỗi cung ứng dệt may dưới tác động của Covid-19, chỉ ra được những tác động tích cực và tiêu cực, để từ đó đưa ra được giải pháp và kiến nghị phù hợp với triển vọng của ngành trong thời gian tới. Để có thể nhanh chóng được áp dụng và vận

dụng hiệu quả, Đảng và Chính phủ cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp và có những cải cách thực sự để cải thiện môi trường kinh doanh (bao gồm cả quy trình, thủ tục hành chính) và việc tiếp cận các nguồn lực và thúc đẩy các hành lang pháp lý, cơ chế, điều kiện để các doanh nghiệp dệt may tham gia hội nhập kinh tế thuận lợi nhất. Hiệp hội dệt may Việt Nam với gần 1.000 hội viên là các doanh nghiệp, các tổ chức đối tác trong và ngoài nước, cần thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may, nhà nước và các hiệp hội ngành nghề khác. Các doanh nghiệp dệt may cần liên kết chặt chẽ, phát triển thị trường, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp trên toàn thế giới.

• Những điểm hạn chế

Do điều kiện về thời gian và nguồn lực hạn chế, nên luận văn không có số liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu, chính vì vậy, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội dệt may Việt Nam…sẽ có sự chênh lệch, dẫn đến nội dung phân tích chưa mang tính thuyết phục cao.

Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tòi, thu thập dữ liệu và thông tin về ngành dệt may nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của các chuyên gia phản biện, các thầy cô giáo và các bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa phân tích này. Tác giả xin chân thành cảm ơn về những góp ý quý giá đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đức Anh & Hồng Hạnh, 2020, Dự báo tình hình thị trường dệt may 6 tháng cuối

năm 2020, Vinatex, tại địa chỉ: https://vinatex.com.vn/du-bao-tinh-hinh-thi-

truong-det-may-6-thang-cuoi-nam-2020/.

2. Nguyễn Kim Anh, 2006, Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở bán công TP Hồ Chí Minh.

3. Ban Dự báo Kinh tế và Doanh nghiệp, Tình hình phát triển doanh nghiệp và một

số ngành hàng chủ chốt tháng 12/2020, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tại địa chỉ:

http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=22379.

4. Bộ Công thương, 2021, Báo cáo Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với một số ngành công nghiệp chính của Việt Nam, đề xuất & khuyến nghị chính sách và giải pháp cho phục hồi & phát triển thời kỳ hậu Covid-19, tại địa chỉ:

http://st.aus4reform.org.vn/staticFile/Subject/2021/05/19/bao-cao-danh-gia-tac-

dong-covid-19_19100127.pdf

5. Nguyễn Công Bình, 2008, Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Harun Demirci, 2021, Các chuỗi cung ứng thực phẩm của Hà Lan kiên cường

trước, trong và sau COVID-19: Một nghiên cứu điển hình về toàn bộ chuỗi cung ứng, Đại học Twente, Enschede.

7. Halil Garcevic & Erik Lidberg, 2021, Covid-19 ảnh hưởng đến rủi ro quản trị

chuỗi cung trong ngành công nghiệp ô tô Thụy Điển, Đại học công nghệ Chalmers,

Gothenburg, Thụy Điển.

8. Hồng Hạnh, 2020, Ngành dệt may thế giới và Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020,

Tạp chí số, tại địa chỉ: https://vinatex.com.vn/nganh-det-may-the-gioi-va-viet-

nam-3-thang-dau-nam-2020/

9. Thanh Hà, 2020, Việt Nam đứng đầu tỉ lệ người dân tin chính phủ trong ứng phó

Covid-19, Báo Lao Động, tại địa chỉ: https://laodong.vn/the-gioi/viet-nam-dung-

dau-ti-le-nguoi-dan-tin-chinh-phu-trong-ung-pho-covid-19-807112.ldo.

10. Thế Hải, 2020, Làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào dệt may, Báo đầu tư, tại địa chỉ: https://baodautu.vn/lan-song-dich-chuyen-von-fdi-vao-det-may-chua-co-dai-du- an-d124494.html.

11. Märta Stammarnäs, 2021, Covid-19 và mối quan hệ bên mua trong chuỗi cung ứng

may sn sàng: bối cảnh ở Bangladeshi, Trường dệt may Thụy Điển, Đại học Boras.

12. Mentzer, John T., William Dewitt, James S. Keebler, Soonhong Min, Nancy W.Nix, Carlo D.Smith, Zach G. Zacharia, Định nghĩa Quản trị chuỗi cung ứng, Tạp chí Business Logistics, tập 22, Số 2, tr. 18.

13. Michael Hugo, 2010, Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng. TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.

14. ILO, 2020, Ngành dệt may Châu Á - TBD chịu tác động nặng nề do Covid-19 ảnh

hưởng toàn bộ chuỗi cung ứng, tại địa chỉ:

https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/

WCMS_758542/lang--vi/index.htm.

15. Phí Thị Thu Hương, 2020, Thực trạng thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ

ngành May mặc Việt Nam, Tạp chí công thương, http://tapchicongthuong.vn/bai-

viet/thuc-trang-thu-hut-von-fdi-vao-cong-nghiep-ho-tro-nganh-may-mac-viet- nam-76513.htm.

16. Ganeshan & Harrison, Giới thiệu về Quản trị chuỗi cung ứng, Pennsylvania, USA, Đại học Pennsylvania State, 1995.

17. Việt Nga, 2020, Doanh nghiệp dệt may lo mất khả năng thanh khoản, Bộ Công thương, tại địa chỉ: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-det-may-lo-mat-kha- nang-thanh-khoan-134662.html

18. Vũ Nguyên, 2020, Khảo sát quốc tế: Người Việt tin tưởng chính phủ nhất về

chống dịch Covid-19, Báo Tuổi trẻ, tại địa chỉ: https://tuoitre.vn/khao-sat-quoc-te-

nguoi-viet-tin-tuong-chinh-phu-nhat-ve-chong-dich-covid-19- 20200331113100339.htm

19. Ganeshan, Ram và Terry P. Harrison, 1995, Giới thiệu về Quản trị Chuỗi cung

ứng, Bộ môn Hệ thống Quản trị khoa học và Thông tin, 303 Beam Business

Building, Đại học Penn State, Đại học Park, PA.

20. Nguyễn Sơn & Hoàng Hà, 2020, Nhìn lại năm 2020 qua biến cố Covid-19, Báo nhân dân tại địa chỉ: https://nhandan.com.vn/binh-luan-quoc-te/nhin-lai-nam- 2020-qua-bien-co-covid-19-630086/

21. Chopra, Sunil & Peter Meindl, 2003, Chuỗi cung ứng, Tái bản lần hai, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, Inc, Chương 1.

22. Lambert, Doughlas M., James R.Stock & M.Ellram, 1998, Những nguyên tắc cơ

bản của Quản trị Logistics. Boston, MA, Chương 14.

23. Nguyễn Thanh, 2021, Tận dụng tốt FTA, xuất khẩu dệt may phát triển vượt bậc

trong nhiều năm, Báo Hải quan, tại địa chỉ: https://haiquanonline.com.vn/tan-

dung-tot-fta-xuat-khau-det-may-phat-trien-vuot-bac-trong-nhieu-nam-139692.html. 24. Nguyễn Văn Thành, 2020, Giải pháp cải thiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh toàn cầu của Việt Nam, Tạp chí công thương tại địa chỉ :

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-cai-thien-nang-cao-chi-so-nang-luc-

canh-tranh-toan-cau-cua-viet-nam-76827.htm, truy cập 30/11/2020.

25. Trần Huỳnh Kim Thoa, Lê Thị Minh, Lê Nguyễn Trà Giang, 2021, Tác động của

dịch Covid 19 đến kết quả kinh doanh của ngành Dệt may Việt Nam, Tạp chí công

thương tại địa chỉ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-dai-dich- covid-19-den-ket-qua-kinh-doanh-cua-nganh-det-may-viet-nam-84763.htm

26. Trần Bá Thọ & Nguyễn Hữu Lộc, 2020, Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành

Dệt may - Da giày Việt Nam, Tạp chí công thương tại địa chỉ:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-loi-the-canh-tranh-cua-nganh-det- may-da-giay-viet-nam-hien-nay-74691.htm.

27. Nguyễn Xuân Thọ, Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Kế

hoạch & Đầu tư - Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội năm 2019.

28. Tổng cục Hải quan, 2021, Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

tháng 12 12 tháng 2020, tại địa chỉ:

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1901

&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k %E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch.

29. Tổng cục Thống kê, 2020, Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2020, tại địa chỉ: https://thongkehaiphong.gov.vn/kinh-te-xa-hoi-20/tong-quan-tinh-hinh-kinh-te- the-gioi-nam-2020-256.html.

30. Tổng cục Thống kê, 2020, Trị giá và mặt hàng xuất nhập khẩu sơ bộ lũy kế

8T/2015 – 8T/2020.

31. Tổng cục Thống kê, 2019, Trị giá nhập khẩu phân theo một số nước, khối nước và

vùng lãnh thổ chủ yếu và phân theo mặt hàng chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2019.

32. Tổng cục thống kê, 2020, Trị giá và mặt hàng xuất nhập khẩu sơ bộ các tháng

năm 2015-8T/2020.

33. Tổng cục Thống kê, 2020, Trị giá và mặt hàng xuất nhập khẩu sơ bộ 2018 – 2020. 34. Tổng cục Thống kê, 2020, Ngành công nghiệp dệt, may và da giày trong bối cảnh

Covid-19, tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-

ke/2020/12/nganh-cong-nghiep-det-may-va-da-giay-trong-boi-canh-dich-covid-19/. 35. Lê Hồng Thuận, 2017, Báo cáo ngành dệt may 12/2017, FPTS tổng hợp.

36. Lê Thương, 2016, Dệt nhuộm có là nỗi lo cho ngành Dệt may Việt Nam khi gia

nhập TPP, Phú Cát Garment tại địa chỉ: http://phucatgarment.com.vn/tin-tuc/tin-

trong-nganh/det-nhuom-co-la-noi-lo-cho-nganh-dmvn-khi-gia-nhap-tpp-MjM5. 37. Phan Trang, 2020, Dệt may Việt Nam 2020: Sụt giảm chưa từng có và “cú ngược

dòng” để đứng vững, Báo Chính phủ, tại địa chỉ : http://baochinhphu.vn/Thi-

truong/Det-may-Viet-Nam-2020-Sut-giam-chua-tung-co-va-cu-nguoc-dong-de- dung-vung/416813.vgp.

38. Trang tin điện tử Đảng bộ TP Hồ Chí Minh. Năm 2025, 2021, Ngành dệt may đặt

mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD tại địa chỉ: https://www.hcmcpv.org.vn/tin- tuc/nam-2025-nganh-det-may-dat-muc-tieu-xuat-khau-dat-55-ty-usd-1491874729. 39. Tố Uyên, 2020, Những thách thức đe dọa chuỗi cung ứng dệt may trong giai đoạn

Covid 19, Thông tấn xã Việt Nam, tại địa chỉ: https://ncov.vnanet.vn/tin-

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w