Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 101 - 103)

Trước sự biến động của thị trường dệt may thế giới do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, ngành dệt may nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang có những bước chuyển mình để duy trì sản xuất trong thời kỳ dịch Covid-19.

Thứ nhất, Cắt giảm chi phí để tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp. Cụ thể là giảm giá điện, ngừng thu phí cảng biển, giảm đóng BHXH, ngừng đóng phí công đoàn, các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, …

Thứ hai, tìm thấy một số cơ hội ở các thị trường ngách như: Sản xuất khẩu

trang vải, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ chuyên dụng, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu đi thị trường quốc tế nhằm bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt. Chuyển đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu hiện tại. Khi dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn được đẩy lùi thì những nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho y tế, đồ mặc nhà hay đồ tập thể thao vẫn tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp nên linh hoạt chuyển đổi sản phẩm để tận dụng các cơ hội này

Thứ ba, Hạn chế cắt giảm lao động. Ảnh hưởng của Covid-19 khiến các

doanh nghiệp dệt may phải cắt giảm lao động hoặc cắt giảm giờ làm. Điều này tạm thời sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí lao động. Song về lâu dài, việc này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng và đào tạo, khi hoạt động sản xuất dần quay trở lại với nhịp độ bình thường, thậm chí cao hơn bình thường để đáp ứng kịp thời các đơn hàng bị gián đoạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lao động. Các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt, làm 3 ca khi có nhu cầu, nghỉ bù khi thiếu đơn hàng. Tổ chức sản xuất 40 giờ/tuần thay vì 54 giờ/tuần như trước đây để đảm bảo 100% lao động có việc làm dù thu nhập có thấp đi. Cùng với đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thông qua công khai hóa doanh thu, chi phí khi làm các mặt hàng mới cũng

như các chủ trương và hướng đi, giải pháp, sáng kiến mới của doanh nghiệp để tạo sự thấu hiểu và chia sẻ trong người lao động.

Thứ tư,, thiết lập mối quan hệ cung - cầu từ đó tạo lập nên mối liên kết đa

ngành giữa các doanh nghiệp trong khối sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm tối đa hóa chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị của mỗi ngành, đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách hàng… để có thêm tiềm lực, nhân lực tạo ra được giá trị cho từng doanh nghiệp trong các mối liên kết, hợp tác trong và ngoài nước. Để hoạt động sản xuất được liên tục, các doanh nghiệp nên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp lớn có thể tự sản xuất nguyên vật liệu, từ đó tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dựa vào liên kết ngành để tìm kiếm và hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho nhau. Ví dụ: Trong khâu sản xuất, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp Dệt may và doanh nghiệp Da giày để đảm bảo cung cấp các đơn hàng đồng phục trọn gói... Trong thương mại, doanh nghiệp liên kết đa dạng hóa nguồn cung sản phẩm cho hệ thống các cửa hàng, đại lý, siêu thị tổng hợp... Trong các khâu dịch vụ, liên kết chiến lược với các đơn vị dịch vụ, các đơn vị vận tải, truyền thông... nhằm kết nối, chia sẻ và tận dụng thế mạnh của mỗi đơn vị để triển khai các gói chăm sóc khách hàng với các doanh nghiệp trong khối, từ đó triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Thứ năm, Chuyển đổi sản xuất và kinh doanh để tăng giá trị gia tăng. Muốn

phát triển lâu dài buộc các doanh nghiệp dệt may phải từng bước cải tiến sản xuất để có giá trị gia tăng cao hơn. Đối với các doanh nghiệp may mặc, nếu tham gia chuỗi cung cứng với phương thức CMT (Cut-Make-Trim) và sử dụng chi phí sản xuất thấp là một lợi thế để cạnh tranh thì giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp nhận được sẽ rất thấp và không bền vững. Các doanh nghiệp nên chuyển đổi sang phương thức ODM (Original Design Manufacturing) hoặc OEM (Original Equipment Manufacturing) có giá trị gia tăng cao hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính lớn, qui mô lớn, đẩy mạnh tự động hóa, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chuyên môn của người lao động, đảm bảo được nguồn cung nguyên vật liệu.

Thứ sáu, Tăng cường sức mạnh đàm phán thương mại. Các doanh nghiệp

Dệt May gặp rất nhiều tổn thất khi các đối tác nước ngoài hủy, hoãn đơn hàng do dịch bệnh mà không có bồi thường hay hỗ trợ cho người lao động. Điều này cho thấy điểm yếu trong đàm phán thương mại của các doanh nghiệp Dệt May, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một hợp đồng thương mại công bằng khi chia sẻ lợi ích cho 2 bên và đồng thời chia sẻ cả rủi ro. Các doanh nghiệp cần nắm rõ pháp luật của các quốc gia, giữ chặt mối liên kết ngành để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong đàm phán thương mại. Có như vậy, mới có thể bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ người lao động trong điều kiện khủng hoảng. Phối hợp với các Hiệp hội, các nhà sản xuất để vận động, thuyết phục những nhà mua hàng lớn trên thế giới như H&M, Zara… có sự chia sẻ với doanh nghiệp sản xuất về vấn đề chia sẻ chi phí và lao động đã cho các đơn hàng đã sản xuất chưa xuất đi được.

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w