Chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 66 - 80)

Hình 2.1. Chuỗi cung ứng ngành

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới doanh nghiệp dệt may trong năm 2020:

• Số lượng DN dệt may bị giảm đơn hàng: 87,1%

• Số lượng DN dệt may bị khách hoãn hủy đơn: 53,5%

• Số lượng DN dệt may không xuất khẩu được: 22,9%

Quý II/2020 là thời gian ngành dệt may chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh, với kim ngạch ngành dệt may giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm 2019. Đến quý III, tác động tiêu cực đến ngành giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm khoảng 1,7%. Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác ước đạt 400 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại ước đạt 3,29 tỷ USD, giảm 13,5%. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chỉ đạt 29,81 tỷ USD, giảm khoảng 9,25% so với năm 2019 trong bối cảnh tổng cầu dệt may của thế giới giảm 25%. Năm 2021,

dự báo sức mua thị trường nội địa ngành dệt may không có sự tăng trưởng đột phá. Về nguyên phụ liệu, năm 2021 và 2022, Việt Nam có thể vẫn thu hút nhiều dự án đầu tư sợi, dệt, nhuộm, chuyển tiếp từ 2019- 2020 sang, có thể đảm bảo phần cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam. (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2020).

2.4.2.1. Thiết kế sản phẩm

Khâu thiết kế là khâu đầu tiên, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và rất thâm dụng tri thức. Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đã dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và “trụ” vững được ở mắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang của người mua toàn cầu. Tuy nhiên các Doanh nghiệp may Việt Nam lại yếu nhất trong khâu này và khó cải thiện được sớm trong tương lai. Các Doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới là người làm thuê, gia công theo các mẫu mã có sản đến từ các nước có ngành thời trang phát triển như Hoa Kỳ, Hongkong, Anh, Ý… Một số Doanh nghiệp dệt may cũng đang khẳng định được vị thế của mình với các thương hiệu như Canifa, Blue Exchange, PT2000, tuy nhiên mới tại thị trường trong nước. Việc tham gia vào mắt xích chuỗi giá trị là cần thiết vì thiết kế không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn hay gây ô nhiễm môi trường nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao.

2.4.2.2. Sản xuất nguyên liệu đầu vào

Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn. Đối với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu. Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các loại vải. Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ

may và vật liệu dựng. Vật liệu dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây thun, …

Hình 2.2. Các thị trường xuất nhập khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam 2019.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): trị giá nhập khẩu trong tháng 12/2020 đạt tới 2,2 tỷ USD, tăng 14,2% so với tháng trước.

Tuy nhiên, tính chung cả năm 2020, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 21,54 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với năm 2019.

Năm 2020, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51% với 10,9 tỷ USD, giảm 7% so với năm trước. Ngoài ra, nhập khẩu nhóm hàng này còn có xuất xứ từ Hàn Quốc với 2,3 tỷ USD, giảm 21%; từ Đài Loan với hơn 2 tỷ USD, giảm 14,4%; từ Hoa Kỳ với 1,7 tỷ USD, giảm 18%. (Tổng cục Hải quan, 2020).

• Sản xuất bông

Ngành trồng bông và kéo sợi tại Việt Nam đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ trở thành ngành trọng điểm trong khoảng 2 thập kỷ gần đây khi đất nước tiến vào

ASEANMỹHànÚcTrung QuốcẤn ĐộKhác Hàn 0% Úc 3% Mỹ 60% Trung Quốc 0% Ấn Độ 7% ASEAN 1% Khác 29%

công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) cho biết, hiện nay do nguồn cung bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, nên nhập khẩu bông tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, trong đó chủ yếu nhập từ Mỹ, Ấn Độ.

Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam 2019

Đơn vị: tấn

Quốc gia / Khu vực Sản lượng nhập khẩu

ASEAN 13.625 Mỹ 867.865 Hàn 4.764 Úc 47.557 Trung Quốc 2.902 Ấn Độ 99.465 Khác 414.928 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019.

Biểu 2.5. Cơ cấu nhập khẩu bông của Việt Nam 2019

Nhập khẩu từ Mỹ Tổng trị giá nhập khẩu 201520162017201820198T/2020 1050 1179 1613 1568 1470 1662 1619 2000 1500 1000 500 0 2570 2362 3011 3500 3000 2500

Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ giai đoạn 2015 – 2020

Đơn vị: nghìn USD 2015 2016 2017 2018 2019 8T/2020 Tổng trị giá nhập khẩu 1.619 1.662 2.362 3.011 2.570 1.613 Nhập khẩu từ Mỹ 1.179 1.470 1.568 1.050 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020. Đơn vị: nghìn USD

Biểu 2.6. Tổng giá trị nhập khẩu bông và từ thị trường Mỹ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

So với tổng chi ngoại tệ nhập khẩu bông trong năm 2018 là 3 tỷ USD, tăng gần 28% so với năm 2017, nhập khẩu bông từ Mỹ đã chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu, phục vụ kéo sợi, dệt vải để sản xuất hàng may mặc cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2019, với 800.000 tấn bông nhập từ Mỹ, trị giá hơn 1,6 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành địa chỉ tiêu thụ hàng tỷ USD bông nguyên liệu từ các nhà cung cấp của Mỹ. 8 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu bông của nước ta không tránh khỏi sụt giảm bởi dịch bệnh, đạt 1 triệu tấn, trị giá 1,62 tỷ USD, giảm 15,1% về trị giá so với cùng kỳ.

• Sản xuất và nhập khẩu xơ sợi dệt

Ngành công nghiệp kéo sợi Việt Nam có khoảng 96 doanh nghiệp với 7,5 triệu cọc sợi (chiếm khoảng 2,5% năng lực của thế giới với 250 triệu cọc sợi), 10 vạn rôto có năng lực kéo được 2,05 triệu tấn sợi/năm. Sản phẩm sợi dài tại Việt Nam chủ yếu nhắm vào thị trường trung – cao cấp.

4500 4025 4177 4000 3500 3594 2939 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2549 2419 2410 2227 1618 1270 201520162017201820198T/2020

Xuất khẩuNhập khẩu

1528

1822

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu sợi dệt 2015 – 2020

Đơn vị: nghìn USD

2015 2016 2017 2018 2019 8T/2020

Xuất khẩu 2.549 2.939 3.594 4.025 4.177 2.227

Nhập khẩu 1.528 1.618 1.822 2.419 2.410 1.270

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020.

Biểu 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu sợi dệt 2015 - 8T/2020

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Xuất khẩu xơ, sợi giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng bình quân 10,67%/ năm.

Năm 2019 đạt 4,17 tỷ USD, có sự tăng trưởng so với năm 2018 (3,77%) và tăng hơn gấp đôi sản lượng xuất khẩu năm 2015. Nhập khẩu giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng bình quân 10,17%/năm. Đặc biệt năm 2018, giá trị nhập khẩu tăng mạnh ở mức 32% so với 2017. Sự phát triển của ngành sợi trong thời gian qua là do ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào ở mức tương đối thấp, cụ thể là chi phí nhân công và giá điện thấp.

So sánh giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu xơ, sợi 8T đầu năm 2015 – 2019, tăng trưởng trung bình xuất khẩu 13,07%/năm, nhập khẩu tăng 20,61%/năm. Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch, lũy kế 8T/2020, giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm 19,17% so với cùng kỳ năm 2019, nhập khẩu giảm 39,92%. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh bùng phát Trung Quốc (thị trường xuất

Xuất khẩuNhập khẩu 8T/2020 8T/2019 8T/2018 8T/2017 8T/2016 8T/2015 1000 500 0 1046 1027 1270 1174 1500 1579 1701 1874 2000 2227 2114 2309 2500 2755 2686 3000

khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam) khiến các nhà máy dệt tại trung Quốc phải ngưng hoạt động từ đó giảm nhu cầu nhập khẩu sợi từ Việt Nam.

Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu sợi Việt Nam lũy kế 8T/2015 – 2020

Đơn vị: nghìn USD

8T/2015 8T/2016 8T/2017 8T/2018 8T/2019 8T/2020

Xuất khẩu 1.701 1.874 2.309 2.686 2.755 2.227

Nhập khẩu 1.027 1.046 1.174 1.579 2.114 1.270

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020.

Biểu 2.8. Giá trị xuất nhập khẩu sợi của Việt Nam lũy kế 8T/2020

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. 2.4.2.3. Dệt nhuộm

Trong khi ngành may nước ta đã có những bước tiến tương đối thì ngành dệt vải, in nhuộm và hoàn tất vẫn chưa phát triển được như mong muốn. Công đoạn này của Việt Nam “đang chậm hơn các nước trong khu vực 20%, nhất là công đoạn nhuộm với 30% máy móc thiết bị cần khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm. Những hạn chế này khiến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so với Trung Quốc chỉ bằng 30%.

Rõ ràng vai trò của ngành dệt đối với riêng ngành may và tổng thể ngành dệt may là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chưa

làm tốt vai trò đó. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng về chất lượng vải nội vì không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng may mặc của họ.

Bên cạnh yếu tố chất lượng thì sản lượng ngành dệt cũng không đáp ứng nhu cầu của ngành may chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu trong nước. Nhập khẩu vải các loại về Việt Nam năm 2019 trị giá 13,277 triệu USD, tăng 1,04% so với năm 2018. Trong khoảng 32,85 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2019, giá trị xuất khẩu vải chiếm 58,88 triệu USD, nghĩa là ngành dệt chỉ đóng góp chưa đến 2% giá trị xuất khẩu. Như phân tích ở phần trên, chính sự phát triển chậm của ngành dệt đã gây ra tình trạng nghịch lý trong ngành dệt may của nước ta: sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may lại phải nhập 70 - 80% lượng vải mỗi năm.

Hiện nay, trong chuỗi cung ứng dệt may ít đơn vị nào làm được tất cả các khâu từ sợi đến sản phẩm may mà phải chuyên môn hoá, mỗi đơn vị thực hiện một công đoạn. Lâu nay dệt nhuộm luôn là điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam. Theo báo cáo, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), cho biết trong số hơn 9.000 DN DM, số Doanh nghiệp may chiếm đến 70%; DN dệt 17%; kéo sợi 6%; nhuộm 4%; phụ trợ 3%. Số lượng DN dệt khá ít và chủ yếu để phục vụ nội địa. (Bộ Công thương, 2021).

Khi chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn trong năm 2020, các doanh nghiệp dệt ít bị ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp sợi và Doanh nghiệp may. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các Doanh nghiệp dệt cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.

Nếu chỉ chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp sợi thôi thì chưa đủ, chưa tròn chuỗi, muốn phát triển bền vững thì cần có sự phát triển đồng bộ, tức là bên cạnh sợi cần có dệt, nhuộm đi kèm. Thế nhưng, cái khó là số lượng các doanh nghiệp dệt khá ít và chủ yếu sản xuất để phục vụ thị trường nội địa, phát triển lĩnh vực nhuộm đang gặp rào cản về môi trường. Thực tế nhiều tỉnh, thành không khuyến khích đầu tư cho dệt, nhuộm vì e ngại vấn đề môi trường. Điều này gây trở

ngại không nhỏ cho ngành, vì khâu dệt - nhuộm - hoàn tất đang là "nút cổ chai" cản trở bước tiến của ngành

2.4.2.4. Hoạt động cắt may

Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15%. May là khâu mà các nước mới gia nhập ngành thường chọn để thâm nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động. Những nước đang tham gia ở khâu này thường thực hiện việc gia công lại cho các nước gia nhập trước, đây chính là đặc điểm chung của khâu sản xuất trong ngành dệt may thế giới. Các quốc gia có ngành dệt may phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ lâu thường không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này nữa mà hợp đồng gia công lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao động giá rẻ và việc sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Pakistan và Việt Nam.

• Nguồn cung nguyên liệu bắt đầu được nối lại

Việt Nam nhập khẩu hơn 50% vải từ Trung Quốc qua các năm. Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, các nhà máy dệt Trung Quốc đã phải ngưng hoạt động 10 – 15 ngày trong tháng 02/2020. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo ngại thiếu hụt nguyên liệu sản xuất sau khi lượng dự trữ cạn kiệt (vào khoảng cuối tháng 04/2020). Trong khi đó, việc chuyển đổi sang nhập khẩu vải từ Hàn Quốc không khả thi do giá thành cao hơn so với vải Trung Quốc khoảng 15%. Tuy nhiên, đến giữa tháng 03/2020, khi tình hình dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát tại Trung Quốc, các nhà máy dệt Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại. Khi nguồn cung nguyên liệu bắt đầu được nối lại thì tình trạng dịch bùng phát ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU đã khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc gặp khó khăn ở đầu ra.

Bảng 2.8. Kim ngạch nhập khẩu vải giai đoạn 2015 -2019

Đơn vị: nghìn USD

Lũy kế 8T Cả năm

2015 6.710 10.235

2016 6.829 10.565

14000 12775 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 11423 13277 11456 10235 10565 8408 6710 6829 7359 7448 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Lũy kế 8TCả năm 2018 8.408 12.775 2019 11.456 13.277 2020 7.448 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020.

Biểu 2.9. Kim ngạch nhập khẩu vải 2015-2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

• Khách hàng Mỹ và EU thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng do tình hình dịch bệch bùng phát

Năm 2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 29,8 tỷ USD giảm 9.25% so với năm 2019 đạt 32,8 tỷ USD. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc do dịch bệnh bùng phát ở các thị trường này khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019. Đến tháng 03/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Mỹ và EU, một số khách hàng lớn ở hai thị trường này đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Từ ngày 17/03/2020, các khách hàng lớn ở Mỹ và EU đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Đối với các đơn hàng chưa sản xuất thì đã bị hủy. Đối với các đơn hàng đã sản xuất thì hoãn thời gian giao hàng từ 3 – 4 tháng

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt Nam và các giải pháp khắc phục (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w