Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc dân. (Trang 35 - 40)

Ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quốc dân

1.5.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Theo thơng tin từ trang web của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt đợng tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nước đoạt giải NHBL tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng BIDV được Tạp chí này trao giải NHBL tốt nhất Việt Nam trong năm 2019.

Năm 2019, quy mơ tín dụng bán lẻ của BIDV tăng trưởng 33%, huy động vốn dân cư vượt 20% và thu nhập thuần bán lẻ cao hơn 35% so với năm 2018. Với mức tăng 14% so với năm 2018, BIDV có hơn 10 triệu khách hàng cá nhân (trên 10% dân số). Dịch vụ ngân hàng điện tử có số lượng giao dịch cao gấp đơi so 2018. Tổng lượt khách hàng đăng ký m ới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2019 tăng 37% so với cùng kỳ.

Thu nhập thuần hoạt động thẻ nhiều hơn 37% so với 2018, doanh số thanh tốn thẻ tín dụng tăng trên 47%, tổng doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng khoảng 25%; mức tăng rịng thẻ nợ nợi địa cao gấp 1,37 lần so với 2018. Thành tích này đạt được nhờ vào thành công của việc nâng cao doanh số bán hàng và hiệu quả hoạt đợng, đồng thời kiểm sốt tốt chi phí và rủi ro. BIDV đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng chi tiết, điều này đã giúp BIDV được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn các ngân hàng khác.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vừa được trao giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ xuất sắc năm 2019 của tạp chí Asean banker nhờ sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm cho vay mua nhà. Sản phẩm này là hình thức tái vay vốn – hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh tốn cho ngân hàng trước đó trong gói mua nhà của mình thơng qua các thủ tục đơn giản,

nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn tính trên số tiền vay giảm dần, thời hạn vay lên tới 10 năm, số tiền vay lên tới 60% giá trị thẩm định của tài sản thế chấp.

Để vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực ASEAN và quốc tế, BIDV triển khai chiến lược tồn diện từ mở rợng mạng lưới giao dịch, chuyển dịch kênh phân phối hiện đại, phát triển nguồn nhân lực bán lẻ chuyên nghiệp, thân thiện. Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán lẻ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

1.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

Năm 2019, Agribank tăng cường hoạt động huy động vốn đạt mức tăng 16%; tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 85%/tổng nguồn vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó trên 70% dư nợ dành cho nông nghiệp, nông thôn (chiếm trên 50% nguồn vốn toàn ngành ngân hàng đầu tư lĩnh vực này). Agribank triển khai hiệu quả trên 58.000 tổ vay vốn, trên 3.500 phiên giao dịch qua kênh Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với mong muốn chuyển tải vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Riêng cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 22% dư nợ cho vay của Agribank.

Agribank đã bám sát vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, diễn biến của thị trường, chủ động đề ra các giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra. Tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để mở rộng cho vay. Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh triển khai cho vay qua tổ. Tập trung khai thác khách hàng hợ gia đình cá nhân kinh doanh quy mơ nhỏ nhằm tăng đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn.

Agribank đã đẩy mạnh cho vay theo Nghị định 55 của Chính phủ, tiếp tục triển khai cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ, cho vay theo Quyết định 68... Phấn đấu cho vay vốn phục vụ tốt sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đủ vốn cho vay sản xuất mùa vụ, chăn nuôi, chế biến, cho vay phục vụ đời sống theo quy định của ngân hàng cấp trên. Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, thực

hiện tốt kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay, công tác thẩm định phải chú trọng hiệu quả kinh tế của dự án.

Agribank bám sát khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép, kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Là Ngân hàng Thương mại chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn, nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với quyết tâm chung tay cùng hệ thống chính trị và ngành Ngân hàng đẩy lùi tín dụng đen, Agribank quyết liệt chỉ đạo tồn hệ thống tiếp tục triển khai hiệu quả, kịp thời chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP; đồng thời nghiêm túc thực hiện chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hợ gia đình của Agribank ban hành đầu năm 2019. Agribank tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng khi gặp khó khăn thơng qua xem xét thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả nợ đúng hạn, để khách hàng không phải đi vay nặng lãi để đáo hạn ngân hàng. Trước thực trạng thời gian qua diễn biến tín dụng đen hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt đợng tín dụng truyền thống của ngân hàng, đặc biệt khu vực Tây Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh lân cận, đầu năm 2019, khẳng định quyết tâm cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho mọi người dân để góp phần đẩy lùi tín dụng đen, Agribank ưu tiên dành nguồn vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng trong cơ cấu tín dụng để cho vay đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất của người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế khó khăn… Theo gói vay này, hạn mức mỗi món vay khơng q 30 triệu đồng phục vụ các mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết của khách hàng cá nhân, hợ gia đình như chi phí học tập, khám chữa bệnh, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình,… áp dụng lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt và giải ngân ngay trong ngày. Với hạn mức vay vốn được Agribank cung cấp sẵn, khi có nhu cầu, khách hàng trên địa bàn nơng thơn hồn tồn có thể rút tiền

nhanh chóng. Các trường hợp có nhu cầu vay vốn trên 30 triệu đồng, Agribank vẫn áp dụng triển khai với các gói tín dụng phù hợp.

Tại Hợi nghị triển khai các giải pháp mở rợng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức mới đây tại Gia Lai, Agribank đã đưa ra nhiều giải pháp đẩy lùi nạn tín dụng đen, trong đó nhấn mạnh ngồi việc tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, Agribank triển khai mạnh mẽ hình thức cho vay qua tổ nhóm, Điểm giao dịch lưu đợng bằng ơ tơ chuyên dùng để đưa vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đến mọi người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, Agribank khơng ngừng cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

1.5.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quốc dân

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần đã bám sát với nhu cầu cuộc sống của người dân khi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, xe cộ, học tập… nhưng Ngân hàng TMCP Quốc dân thì cịn q ít.

Thơng qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng khác đã làm được trong lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quốc dân để phát triển phát triển mảng tín dụng này.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hồn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.

- Cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất đợng sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mơ của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt đợng.

- Có chính sách đào tạo đợi ngũ cán bợ tín dụng thơng thạo pháp luật, chun mơn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.

- Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Tinh gọn hồ sơ cho vay, tách biệt các bước trong cho vay từ khâu tiếp thị khách hàng, chăm sóc, hướng dẫn khách hàng, thẩm định, giải ngân, quản lý sau cho vay.

- Cần có đợi ngũ nhân viên, phịng ban chăm sóc khách hàng riêng biệt, nhằm tạo cách phục vụ chuyên nghiệp, lôi kéo khách hàng tiềm năng cũng như duy trì mối quan hệ đối với khách hàng truyền thống.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc dân. (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w