Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN quế võ (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại VietinBank Chi nhánh KCN

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, dư nợ CVTD vẫn còn thấp do định hướng phát triển hiện nay của Chi nhánh. Mặc dù CVTD trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng, nhƣng nếu đem so sánh với dƣ nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó lợi nhuận từ hoạt động này cũng chưa cao. Điều này cho thấy việc phát triển của CVTD chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

Thứ hai, cơ cấu dƣ nợ các sản phẩm CVTD chứa nhiều rủi ro.Trong cơ cấu sản phẩm cho vay, sản phẩm cho vay mua nhà và cho vay xây sửa nhà của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng dƣ nợ cao đến 53,84% (năm 2019) trong tổng dƣ nợ CVTD, trong khi các sản phẩm CVTD còn lại doanh số và dƣ nợ rất hạn chế. Điều này làm dƣ nợ CVTD của Chi nhỏnh KCN Quế Vừ phụ thuộc vào dƣ nợ cỏc sản phẩm liên quan đến bất động sản, mang lại nhiều rủi ro trong tương lai cho Chi nhánh khi thị trường bất động sản, thị trường giá cả nguyên vật liệu có sự biến động.

Thứ ba, tỷ trọng dƣ nợ CVTD yêu cầu có tài sản bảo đảm (TSBĐ) còn cao.

Hầu nhƣ các khoản CVTD đều phải có TSBĐ, còn những khoản vay tín chấp thì đa số chỉ dành cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh, các khoản vay tiêu dùng không cần TSBĐ nhƣ vay chứng minh năng lực tài chính thì chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng dƣ nợ. Xem TSBĐ nhƣ điều kiện đầu tiên để cho vay một mặt sẽ giảm rủi ro cho Chi nhánh, nhƣng mặt khác sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của Chi nhánh rất nhiều. Điều này hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng nhƣ khả năng nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh.

Thứ tƣ, Chi nhánh chƣa đầu tƣ vào việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, và đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ CVTD mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, danh mục sản phẩm CVTD của Chi nhánh chƣa thực sự có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Thứ năm, quy trình cho vay còn phức tạp, thời gian xử lý thủ tục, hồ sơ đôi khi còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

* Kết quả khảo sát nguyên nhân khách hàng không có nhu cầu vay tiêu dùng Nhóm các yếu tố nguyên nhân khách hàng không có nhu cầu vay tiêu dùng tại ngõn hàng VietinBank Chi nhỏnh KCN Quế Vừ là 5 biến: Q6.1, Q6.2, Q6.3, Q6.4,Q6.5.

Bảng 2.14: Nguyên nhân khách hàng không có nhu cầu vay tiêu dùng.

N Minimum Maximum Mean Ý nghĩa

Q6.1 59 1.00 5.00 3.6102 Quan trọng

Q6.2 59 1.00 5.00 3.5424 Quan trọng

Q6.3 59 1.00 5.00 2.5593 Không quan trọng

Q6.4 59 1.00 5.00 2.7966 Trung bình

Q6.5 59 1.00 5.00 3.5920 Quan trọng

Valid N (listwise) 59

(Nguồn: Xử lý phần mềm SPSS) Lý do mà khách hàng không muốn vay tiêu dùng là do bản thân họ không có nhu cầu vay (giá trị trung bình: 3.6102), và do lo ngại lãi suất cao (giá trị trung bình: 3.5920) . Họ thường tìm đến các khoản tín dụng từ người thân, bạn bè xung quanh. Còn những khách hàng không vay tiêu dùng vì không có khả năng tiếp cận nguồn vốn (giá trị trung bình 3.5424) là do không có tài sản đảm bảo nên khi có nhu cầu về vốn họ thường tìm đến quỹ tín dụng đen với lãi suất cao.

Nguyên nhân từ phía Chi nhánh ngân hàng.

- Thứ nhất, VietinBank KCN Quế Vừ chƣa xỏc định rừ ràng về khỏch hàng mục tiêu và phân khúc thị trường để có sản phẩm dịch vụ phù hợp. Cần căn cứ trên kết quả kinh doanh thực tế, kết hợp thêm với tiềm lực hiện tại để xây dựng đƣợng những chính sách tiếp cận và bán hàng phù hợp.

- Thứ hai, Quy trình, thủ tục vay vốn phải qua nhiều bộ phận, phòng ban dẫn đến việc đôi khi sự phối hợp giữa các phòng ban chƣa tốt kéo theo mất thời gian xử lý hoặc phát sinh thêm những hồ sơ rườm rà.

- Thứ ba, Chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc chính sách lãi suất linh hoạt, phân thẩm quyền quyết định cho các lãnh đạo phòng tín dụng còn thấp, dẫn đến hạn chế trong việc tiếp thị cũng nhƣ đàm phán với khách hàng.

- Thứ tƣ, chính sách tín dụng của Chi nhánh yêu cầu đa số các sản phẩm CVTD phải có TSBĐ, do đó đã bỏ qua một thị phần khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ nhƣng lại không có TSBĐ. Ngoài ra, Chi nhánh không có phòng

thẩm định có giá trị tài sản nên cán bộ tín dụng sẽ tự thực hiện việc định giá TSBĐ, tự thẩm định theo kinh nghiệm, chƣa có trình độ chuyên môn định giá tài sản sâu.

Vì thế để hạn chế rủi ro, giá trị tài sản sau khi đƣợc định giá thậm chí còn thấp hơn giá trị thị trường rất nhiều mà tỷ lệ cho vay trên TSBĐ chỉ là 70%. Như vậy, nhu cầu vay sẽ không đƣợc đáp ứng đầy đủ nếu chỉ dựa trên việc định giá của TSBĐ làm hiệu quả CVTD giảm. Mặt khác, việc thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn trả nợ và TSBĐ điều này gây bất lợi cho những khách hàng có uy tín và thiện chí trả nợ cao.

- Thứ năm, nguồn thông tin về khách hàng mà chuyên viên khách hàng thu nhập đƣợc chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, thông tin mang tính một chiều. Điều này gây khó khăn cho chuyên viên khách hàng trong việc xác định thông tin về các khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác của khách hàng, Chi nhánh không đủ cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân, đồng thời làm kéo dài thời gian thẩm định do phải xác minh các thông tin.

-Thứ sáu, số lƣợng nhân sự có kính nghiệm, kiến thức và kỹ năng tốt không nhiều, lại hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lƣợng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

- Thứ bảy, việc quảng bá thương hiệu của Chi nhánh phụ thuộc lớn vào các chương trình của Hội sở chính, Chi nhánh chưa chủ động quảng bá hình ảnh, thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên các kênh kênh marketing tại địa bàn chi nhánh hoạt động.

Nguyên nhân từ HO

- Chưa xây dựng được chiến lược khách hàng cụ thể, làm định hướng cho các Chi nhánh đến tiếp thị và khai thác khách hàng.

- Biểu mẫu cho các sản phẩm chƣa đƣợc chuẩn hóa, nhiều biểu mẫu có nội dung dài, khú theo dừi, gõy khú khăn trong cụng tỏc soạn thảo.

- Lãi suất CVTD chưa thực sự linh hoạt, chưa bám sát với tín hiệu thị trường.

- Công cụ hỗ trợ việc phân tích khách hàng, thẩm định tƣ cách, tài chính khách hàng còn hạn chế; cán bộ phải tác nghiệp trên nhiều phần mềm dẫn đến việc tốn khá nhiều thời gian tác nghiệp thay vì đi tiếp thị, tiềm kiếm khách hàng.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất, nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, rườm rà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động CVTD của ngân hàng. Ngoài ra, tâm lý, tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam là chỉ có thói quen vay của người thân, gia đình, bạn bè trước khi vay mượn ngân hàng nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí. Do đó mà CVTD ở Việt Nam còn chƣa thực sự phát triển, dƣ nợ CVTD còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân thiếu ổn định, thiện chí trả nợ của khách hàng thường không duy trì trong suốt thời gian trả nợ vì nhiều nguyên nhân: môi trường kinh doanh chưa ổn định, khách hàng đột ngột bị bệnh hay công việc của họ không ổn định vì nơi làm việc giải thể, thua lỗ...

Thứ ba, do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chƣa hợp pháp và hợp lệ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN quế võ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)