6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Quản trị rủi ro là một khâu vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng cho vay và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện tốt điều này bản thân Chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc từ khâu phát triển bán hàng hƣớng tới các khách hàng có tiềm năng và rủi ro thấp. Trong khâu thẩm định cho vay phải thực hiện theo đúng quy định, mang t nh khách quan và tăng cƣờng các khâu kiểm soát trƣớc cho vay nhƣ thực hiện các bƣớc về đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân theo đúng mục đ ch,… Sau khi cho vay thƣờng xuyên đi kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo và có phƣơng án xử lý ngay khi phát sinh rủi ro. Bộ phận KSNB của Vietinbank Bắc Ninh cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Đảm bảo tính khách quan trong công tác kiểm tra giám sát: Công tác kiểm
tra chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi đƣợc thực hiện công khai, rõ ràng và minh bạch, tránh tâm lý cả nể, bao che khi phát hiện sai phạm. Việc thực hiện kiểm tra đƣợc tiến hành trong nội bộ ngân hàng do vậy không tránh khỏi việc cán bộ cho vay và cán bộ kiểm tra có quan hệ móc nối với nhau, che dấu tình trạng khách hàng dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho NHCT.
Nâng cao năng lực của bộ máy KSNB: Cán bộ kiểm tra cần thƣờng xuyên cập nhật văn bản ch nh sách, đảm bảo bảo chất lƣợng kiểm tra và ra quyết định đúng đắn, tránh ảnh hƣởng tới khách hàng.
Thực hiện đúng quy định về tần suất KSNB: Việc kiểm tra bao gồm hai hình thức, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất với mục đ ch nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các tình huống có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Việc kiểm tra định kỳ hiện chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc tại chi nhánh do tâm lý chủ quan
của cán bộ cho vay dẫn đến nhiều trƣờng hợp khách hàng vi phạm điều kiện trong quá trình vay vốn nhƣng không đƣợc kịp thời phát hiện và xử lý, đem lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng.