Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề

đức nghề nghiệp

Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá ngân hàng thông qua tác phong, kiến thức, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh phải tăng cƣờng đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời.

Là cán bộ ngân hàng, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau, nhƣng trƣớc hết phải đƣợc rèn luyện về ý thức làm việc, tác phong khi giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh phải thƣờng xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra, thi sát hạch về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt là tổ chức các buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm, xử lý khủng hoảng truyền thông, nhằm xử lý tốt trong các tình huống bất ngờ và gìn giữ hình ảnh của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đào tạo về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quy định của cơ quan nhà nƣớc là không thể thiếu. an lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên cần có sự trao đổi thƣờng xuyên để nằm bắt kịp thời tình hình thực tế.

Cũng nhƣ mọi NHTM khác, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh cần không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Đây là yếu tố chiến lƣợc trong phát triển thƣơng hiệu cho ngân hàng. Chi nhánh cần xây dựng đƣợc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể, đề cao tính trung thực, độc lập trong xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên và cả đội ngũ quản lý của chi nhánh. Từ đó tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xứ lý kịp thời đối với những trƣờng hợp vi phạm.

Để làm đƣợc những điều này, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh phải có chính sách linh hoạt, công bằng và quý trọng ngƣời lao động. Kết hợp với công tác đào tạo, chi nhánh cần tạo ra môi trƣờng làm việc lành mạnh, ch nh sách thƣởng phạt công minh, chính sách tiền lƣơng đúng đắn giúp ngân hàng giữ chân đƣợc ngƣời tài và nâng cao tinh thần, chất lƣợng đội ngũ nhân sự. Đồng thời bản thân mỗi nhân viên phải có ý thực tự chủ, tự giác rèn luyện nghiệp vụ và lấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động. Đây là hƣớng đi đúng đắn nhằm xây dựng ngân hàng uy tín và vững mạnh.

3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban và các cơ quan có liên quan

Để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vay vốn của các khách hàng DNNVV nhƣng đảm bảo tuân thủ các điều kiện vay vốn của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan và các cơ quan có liên quan nhƣ: cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác từ hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC), các cơ quan công chứng, chứng thực, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, hệ thống thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh… để có đầy đủ các thông tin về tình hình kinh tế xã hội nói chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, đảm bảo giải quyết đúng các giao dịch cho vay của DNNVV với ngân hàng.

3.2.8. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

cho vay và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện tốt điều này bản thân Chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc từ khâu phát triển bán hàng hƣớng tới các khách hàng có tiềm năng và rủi ro thấp. Trong khâu thẩm định cho vay phải thực hiện theo đúng quy định, mang t nh khách quan và tăng cƣờng các khâu kiểm soát trƣớc cho vay nhƣ thực hiện các bƣớc về đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân theo đúng mục đ ch,… Sau khi cho vay thƣờng xuyên đi kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo và có phƣơng án xử lý ngay khi phát sinh rủi ro.

3.2.9. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng theo đúng quy định

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV là giải pháp để giúp ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm mục đ ch bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trong thời gian vừa qua Vietinbank Bắc Ninh vẫn chủ yếu áp dụng việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng do Vietinbank chƣa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình. Cơ sở trích lập dự phòng và đánh giá chất lƣợng cho vay DNNVV theo 5 nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Từ thực trạng trên dẫn đến những bất cập, trích lập dự phòng chƣa thật sự chính xác, nợ có vấn đề còn tiềm ẩn trong danh mục cho vay DNNVV. Mục tiêu đặt ra cho Vietinbank đó là hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để giúp việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đƣợc chính xác và khớp với tình hình thực tế của khoản cho vay hơn.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Sau khi phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định, nhƣng vẫn còn đó nhiều hạn chế tồn tại. Để nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu hiệu, đồng bộ, có hiệu quả từ ph a các cơ quan quản lý nhà nƣớc, NHNN, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, các DNNVV và các bộ phần có liên quan khác.

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Bắc Ninh

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN thì cần có những chỉ đạo, định hƣớng, hỗ trợ mang t nh đồng bộ, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp từ Chính phủ, các bộ ban ngành chuyên môn, cho tới các cơ quan quản lý tại chính quyền địa phƣơng để tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng đƣợc thuận lợi, mang lại giá trị cho toàn xã hội.

Môi trƣờng kinh doanh trong đó có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, mang tính thực tiễn cao là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ, luật kế toán, kiểm toán, chế độ công bố thông tin của DNVVN cần đƣợc ban hành và hoàn thiện để nâng cao t nh ch nh xác, độ tin cậy của thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Cùng với đó, là việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng đƣợc triển khai trơn tru, hiệu quả.

Chính phủ cần có định hƣớng chiến lƣợc về kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch cho từng ngành, từng vùng miền, trên cơ sở đó các bộ ban ngành chuyên môn sẽ có định hƣớng riêng, đề ra các quy định chính sách cụ thể để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở cho việc xây dựng định hƣớng, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Dựa trên những định hƣớng đó, các NHTM cũng sẽ đề ra chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp với định hƣớng của cơ quan quản lý nhà nƣớc và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc duy trì ổn định các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ là nền tảng thuận lợi cho DNVVN phát triển sản xuất kinh doanh và cũng là điều kiện cần thiết để ngân hàng triển khai có hiệu quả các định hƣớng kinh doanh của mình.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

Phát huy vai trò là cơ quản quản lý chủ quản, tham mƣu về các vấn đề liên quan đến lĩnh lực tài chính ngân hàng cho Chính phủ trong việc đƣa ra những quyết định, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD. Đồng thời, cũng là kênh thông tin quan trọng tổng hợp về tình hoạt động chung có liên quan đến các TCTD

của các thành phần kinh tế trong xã hội, mà cụ thể là các DNNVV để Chính phủ có cơ sở đề ra những định hƣớng, chính sách phù hợp đồng bộ nhằm hỗ trợ và khuyến khích các DNNVV phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng dựa trên những quy định, định hƣớng của văn bản pháp luật hiện hành, các chỉ đạo của Chính phủ nhằm tổ chức, vận hành hoạt động hệ thống các TCTD một cách trơn tru, hiệu quả, đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu về kinh tế, xã hội.

Nghiên cứu, cập nhật các số liệu báo cáo tổng hợp, thống kê từ các ngành, thành phần kinh tế, vùng miền,... để đƣa ra các dự báo về xu hƣớng vận động của nền kinh tế và những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có những chỉ đạo, định hƣớng, hƣớng dẫn kịp thời cho các TCTD trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống và mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội phù hợp theo định hƣớng, chỉ đạo của Chính phủ.

Tăng cƣờng kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣờng xuyên, phân t ch đánh giá chất lƣợng hoạt động của các NHTM nhằm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục kịp những rủi ro, giải quyết tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động, góp phần đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống.

NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, xây dựng chế tài đối với các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động của các NHTM, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, đảm bảo cho các hoạt động tín dụng diễn ra minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Là cơ quan quản lý chủ quản, NHNN cần phát huy vai trò trong việc tạo lập cơ chế hỗ trợ cho các NHTM đƣợc thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh nhƣ việc hợp tác phối hợp với các bộ ban ngành liên quan nhƣ tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, bộ tƣ pháp, tài nguyên môi trƣờng,… để đƣa ra những hƣớng dẫn, cơ chế phối hợp về các hoạt động bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thông tin về doanh nghiệp,…

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam Nam

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, định hƣớng chính sách về phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam sẽ xây dựng quy định, quy trình cấp tín dụng cụ thể, định hƣớng tín dụng, định hƣớng khách hàng, định hƣớng phát triển kinh doanh phù hợp làm cơ sở cho Chi nhánh triển khai các hoạt động kinh doanh.

Thƣờng xuyên cải tiến, cập nhật quy định, quy trình cấp tín dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng DNNVV trong hệ thống. Để làm tốt việc này, VietinBank cần tiến hành khảo sát thực tế hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh trong hệ thống, cũng nhƣ các đối thủ cạnh tranh điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam,… Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh doanh, nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và thực hiện vai trò chính trị, xã hội đƣợc phân công.

Vietinbank cần thúc đẩy phát triển trở thành ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng ngân hàng số nhƣ xây dựng các hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình hoạt động, quản lý hiệu quả, triển khai các hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.

Vietinbank đẩy mạnh xây dựng đa dạng các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm phi tín dụng, các gói sản phẩm đồng bộ nhằm đáp ứng đầy đủ, có hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trƣờng (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trƣờng kinh doanh,…) để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Đây là tiền đề giúp Chi nhánh có cơ hội tiếp cận và cung cấp sản phẩm tới khách hàng đƣợc hiệu quả, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh với các TCTD khác và là cơ sở nền tảng để mở ra tiềm năng thuận lợi cho việc mở rộng phát triển trong hoạt động cấp tín dụng.

Vietin ank thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo tập trung, đào tạo trực tuyến tại các điểm cầu, đào tạo online,… nhằm truyền thông, trao đổi, hƣớng dẫn, đào tạo về các văn bản hƣớng dẫn, quy định, quy trình nghiệp vụ nội bộ, các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan, sản phẩm dịch vụ, đào tạo về kỹ năng cho cán bộ công nhân viên,… để toàn thể cán bộ trong hệ thống hiểu và nắm đƣợc một cách đầy đủ, đúng đắn, có hệ thống các nội dung nhằm phục vụ cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Xây dựng cơ chế ch nh sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo đồng lƣơng đủ để chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm giữ chân đƣợc những nhân sự có năng lực và thu hút thêm những cá nhân xuất sắc gia nhập hệ thống để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, là tiền đề cho việc xây dựng phát triển Vietinbank ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm phát triển hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ cần có những thay đổi từ phía ngân hàng mà còn phải có những sự thay đổi từ chính nội tại các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và chủ động hơn trong công tác quản trị các hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính, xây dựng uy tín của doanh nghiệp để mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp phát triển bền chặt, mang lại những giá trị lớn về mặt kinh tế cũng nhƣ xã hội nhằm đóng góp chung cho sự phát triển của đất nƣớc.

Nâng cao năng lực tài chính.

Nhằm xây dựng nền tảng cho việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt về mặt tài chính cho các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh. Để làm tốt việc này, đòi hỏi ngƣời quản lý phải có những kiến thức về quản trị tài ch nh nhƣ phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp hợp lý, xây dựng kế hoạch về nguồn lực tài chính gắn liền với các kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, duy trì kỷ luật tài chính trong việc huy động sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động chung của doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống các báo cáo tài ch nh, sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch để phục vụ tốt cho công tác quản trị có hiệu quả, đồng thời đây cũng là một yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu chúng ta coi các nguồn tài ch nh là một phƣơng tiện để thực hiện các mục tiêu kinh doanh thì công tác quản trị, định hƣớng, sắp xếp, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh là những bƣớc đi thực tiễn để hƣớng đến việc đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Cụ thể là các bƣớc từ nghiên cứu đƣa ra ý tƣởng, xây dựng định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 94)