6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
1.5.2. Yếu tố khách quan:
1.5.2.1. Giáo dục từ nhà trường
Nhà trường là nơi có những tác động trực tiếp, tích cực, bài bản, nơi có những người giáo dục được đào tạo chuyên môn, có chương trình mang tính logic, khoa học và nhiều phương pháp giáo dục. So sánh với những tác động từ gia đình, từ nhóm bạn và từ các lực lượng xã hội khác thì sự tác động giáo dục của nhà trường sâu sắc và mạnh mẽ, toàn diện và triệt để. Điều này được
thể hiện: Nhà trường có những khả năng xác minh mục tiêu phát triển kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho học sinh tiểu học trong từng giai đoạn, có nhiệm vụ cụ thể và có hoạch định nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho HSTH. Sự tác động toàn diện của giáo dục nhà trường tạo điều kiện tối ưu để trẻ phát triển đầy đủ và nhanh chóng mọi tiềm năng của mình.
Tuy vậy, muốn những lợi thế được phát huy, nhà trường phải xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho học sinh theo từng độ tuổi một cách phù hợp, xây dựng chuẩn đánh giá các mức độ phát triển các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học, tập huấn phương pháp tổ chức cho giáo viên. [11]
1.5.2.2. Giáo dục từ gia đình
Ngay từ khi đứa trẻ ra đời, gia đình là một môi trường văn hóa- xã hội đầu tiên gần gũi nhất, có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển nhân cách trong những năm đầu đời của trẻ. Gia đình là tác nhân quan trọng trong việc tạo ra môi trường sống an toàn, đảm bảo sự sống cho trẻ, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt được các giá trị xã hội cơ bản, là màng lọc giúp trẻ em khắc phục những tác động tự phát của các yếu tố tiêu cực bên ngoài xã hội, giúp trẻ thích ứng tích cực với cuộc sống xã hội phức tạp và đầy biến động.
Như vậy, cái nôi cho sự phát triển của trẻ là gia đình, để các nôi ấy thực sự tốt cho sự phát triển của trẻ thì trước hết gia đình phải là một môi trường an toàn, cha mẹ luôn luôn là tấm gương sáng trong những hành vi ứng xử, thường xuyên gần gũi, quan tâm, nói chuyện và hàng ngày lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho con. [11]
1.5.2.3. Hoạt động truyền thông
Ngày nay, các phương tiện truyền thông, truyền hình, Internet, đã phát triển rất mạnh mẽ, chi phối đời sống con người. Những phương tiện này
không chỉ là những phương tiện truyền thông đơn thuần mà thực sự đã trở thành một lực lượng xã hội độc lập, can thiệp trực tiếp, mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển như vũ bão của xã hội, trong đó có cả trẻ em.
Internet, truyền hình, máy tính, các phương tiện truyền thông khác ngày càng có vai trò quan trọng, có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cá nhân trong đó có cả kỹ năng để phòng tránh khi có nguy cơ bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học.
Internet, truyền hình, máy tính, các phương tiện truyền thông khác là nguồn tư liệu vô cùng quý giá và vô tận để cha mẹ và trẻ có thể khai thác những thông tin hữu ích cho chính bản thân mình. Cha mẹ rất dễ tìm được những mẩu truyện, đoạn phim hoạt hình về cách nhận diện, ứng phó trong những tình huống nguy hiểm để dạy con, hay dạy con các kỹ năng phòng tránh khi có nguy cơ bị xâm hại. [11]
Những phương tiện truyền thông, truyền hình, máy tính, internet cung cấp cho trẻ các khuân mẫu xã hội đa dạng, thông qua truyền hình và các phương tiện nghe nhìn khác, các em được tiếp cận với các khuân mẫu đó. Trẻ nhận biết và phân biệt thế nào là người tốt, thế nào là kẻ xấu.
Thời gian qua, truyền hình đang thâm nhập rất sâu vào lĩnh vực giáo dục, truyền hình trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chương trình giáo dục chính khóa trong nhà trường kể cả phương tiện chuyển tải nội dung đến phương thức triển khai. Đây là những nguồn tư liệu vô cùng quý giá để giáo viên tiểu học có thể tìm kiếm, khai thác các nội dung nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng tránh khi có nguy cơ bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Rèn cho học sinh các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục được hiểu là giáo dục cho học sinh tiểu học các kỹ năng sống mang tính của cá nhân và của xã hội, nhằm giúp các em vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm đã được học để phòng chống khi bản thân gặp phải những mối nguy hiểm, nhất là nguy cơ khi bị xâm hại tình dục. Đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh những thương tổn cho tinh thần và thể xác.
Những căn cứ và cơ sở mang tính lý luận ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để làm khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học thông qua một số hoạt động, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD nói riêng.
Để nâng cao chất lượng học tập thì cần phải có một số phương pháp giáo dục phù hợp, có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo điều kiện để tất cả học sinh đề được tham gia vào quá trình học tập.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CÁC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN HUYỆN THANH BA - TỈNH PHÚ THỌ