Tác động từ phía nhà trường:

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 72)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

3.2.1. Tác động từ phía nhà trường:

3.2.1.1. Thiết kế tích hợp giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD thông qua nhiều môn học:

* Mục đích của biện pháp:

Việc tiến hành giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học theo hướng tích hợp thông qua các môn học là quan điểm hiện đại, phù hợp tâm sinh lý học sinh tiểu học cũng như xu hướng giáo dục của thế giới hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.

* Nội dung biện pháp:

Từ năm học 2010-2011, trong chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa của nhà trường.

Căn cứ vào chương trình giáo dục tiểu học, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của từng địa phương để xác định nội dung cụ thể của giáo dục kỹ năng sống.

Đối với công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học, tùy vào các chủ đề đã xây dựng theo từng tuần, từng tháng, hay từng học kỳ mà giáo viên lựa chọn dạy nội dung phù hợp với học sinh.

Ví dụ: Chủ đề “ Các bộ phận riêng tư của cơ thể” chúng ta có thể giúp cho các em hình thành các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD.

+ Xây dựng mục tiêu cần đạt. + Xây dựng nội dung bài học. + Xác định phương pháp.

+ Xây dựng các hoạt động hợp lí.

Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc chương trình giáo dục, nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức dạy các kỹ năng sống, những nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học. Các kỹ năng này phải được lồng ghép khéo léo, linh hoạt theo từng chủ đề.

* Một số cách tiến hành biện pháp:

Xây dựng mục tiêu tích hợp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Rà soát lại toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học xem nội dung nào có thể lồng được nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh. Tùy thuộc vào các chủ đề đã xây dựng một cách cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ mà giáo viên chọn ra những kỹ năng phù hợp nhất để giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học:

+ Xây dựng nội dung bài học. + Xác định phương pháp.

+ Xây dựng các hoạt động hợp lí.

* Các điều kiện để tiến hành biện pháp:

+ Giáo viên phải nắm chắc chương trình giáo dục tiểu học hiện hành. + Biết các nội dung cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

+ Những nội dung của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục phải được lồng ghép khéo léo, linh hoạt.

3.2.1.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm triển khai công tác giáo dục các kỹ năngđể phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học

* Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho HSTH, tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi thực hiện các kỹ năng.

* Nội dung của biện pháp:

+ Lên kế hoạch thiết kế và đổi mới các hình thức hoạt động để thực hiện các chủ đề trong chương trình hoạt động ngoại khóa.

Các dạng hoạt động này có thể tổ chức theo quy mô lớn hơn như câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ hay hội diễn văn nghệ. Nhưng cũng có thể tổ chức lồng ghép trong một dạng hoạt động chủ đạo.

+ Thực hiện các hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động ngoại khóa.

Trong chương trình hoạt động ngoại khóa, chúng ta phải thực hiện theo từng hoạt động chính được xác định trong mỗi chủ đề, chủ điểm. Căn cứ vào những hoạt động chính đã được xác định trong mỗi chủ đề, chủ điểm mà thực hiện theo việc thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động đó.

* Cách tiến hành biện pháp:

Nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các câu lạc bộ, các sân chơi trí tuệ một cách thiết thực, phù hợp, cuốn hút học sinh tham gia tích cực, chủ động và tự giác.

Căn cứ vào nội dung, xây dựng kế hoạch và thực hiện, khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện, câu chuyện, mẩu tin, câu ca dao, tục ngữ... Viết về kỹ năng sống nói chung và nói về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nói riêng. Tăng cường tổ chức các trò chơi, các hoạt động văn nghệ, đóng kịch một cách phù hợp tâm lý lứa tuổi và phải thiết thực đối với học sinh tiểu học.

Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm để học sinh được học, được thảo luận từ đó dần dần tự hình thành các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục.

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các cuộc thi, đóng kịch, kể chuyện, sắm vai... đồng thời trong các buổi chào cờ thứ hai hàng tuần.

Các hoạt động phải được duy trì thường xuyên và có sự tham gia trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ chức sao cho phụ huynh được luân phiên tham gia cùng con trong quá trình giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này đòi hỏi các nhà trường phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt phải có các phòng chức năng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách Đội.

3.2.1.3. Thiết kế, tổ chức cho học sinh tương tác và trải nghiệm: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm tạo cơ hội và môi trường tích cực để học sinh được thực hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi sao cho các kỹ năng bền vững.

* Nội dung của biện pháp:

Việc nghe giảng không thể giúp cho các em hình thành những kỹ năng mà việc nghe giảng chỉ chỉ giúp các em nhận thức, hiểu về một vấn đề nào đó. Các em chỉ hình thành kỹ năng khi cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ năng nào đó. Việc tương tác với người lớn hay bạn cùng học sẽ giúp các em hình thành một kỹ năng nào đó. Trong khi tương tác, các em thể hiện được các ý tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, được xem xét lại các kinh nghiệm mình đã có trước đây.

* Cách tiến hành biện pháp:

Việc tạo cơ hội cho học sinh tương tác và tham gia các hoạt động trải nghiệm có thể được thực hiện qua việc thầy cô xây dựng các tình huống và tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động phù hợp, có thể cho trẻ quan sát trực tiếp trong thực tế. Các bước cơ bản để trẻ trải nghiệm là: Quan sát, suy nghĩ, cảm nhận và hành động.

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là, giáo viên cần tin tưởng vào học sinh, tin vào khả năng của học sinh. Cần tạo ra các cơ hội, các hoạt động để học sinh được trải nghiệm, thực hành mọi lúc, mọi nơi thông qua hoạt động ở trường, đi dã ngoại, hoạt động trong lớp, hoạt động ngoài trời...

3.2.1.4. Thiết kế và xây dựng bộ công cụ đánh giá: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm để đánh giá thành công hay hạn chế của giáo viên khi áp dụng các phương pháp. Giúp thầy giáo, cô giáo điều chỉnh cách dạy để năng cao kết quả khi giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho các em.

* Nội dung của biện pháp:

+ Đánh giá viêc xây dựng kế hoạch giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học.

học sinh đạt hiệu quả khi được thực hiện trên một kế hoạch bài học thiết kế cụ thể, rõ ràng từ mục tiêu, phương pháp, cách thức thực hiện. Sau khi thiết kế bài học, giáo viên có thể tự đánh giá bằng cách đối chiếu với các tiêu chí đánh giá để kiểm tra xem kế hoạch đã phù hợp chưa, đã đúng mục tiêu đề ra chưa...Kế hoạch bài học là thể hiện ý tưởng của người dạy, vậy nên, trong các tiết dự giờ, ban giám hiệu và đồng nghiệp nên quan tâm đến kế hoạch bài dạy. Công việc này nếu được thực hiện liên tục sẽ giúp giáo viên nêu cao tinh thầntự giác, trách nhiệm và đầu tư hơn cho kế hoạch bài học.

+ Đánh giá giờ dạy về giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học

Người dự giờ phải tập trung vào quan sát người học chứ không phải nhìn chăm chăm xem người dạy làm gì. Cần xem các em học như thế nào, học được gì, em nào bị bỏ quên...Tập trung vào việc học của học sinh giúp giáo viên cảm thấy không bị áp lực, họ dành thời gian hơn cho việc rèn kỹ năng cho học sinh nói chung và giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh nói riêng.

* Các bước tiến hành biện pháp:

+ Xác định mục đích đánh giá: Nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về bản chất giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh, chỉ ra những ưu, nhược điểm để giáo viên khắc phục và điều chỉnh.

+ Xác định tiêu chí đánh giá: Các tiêu chí đánh giá phải phù hợp để đánh giá việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho trẻ.

+ Thiết kế bộ công cụ đánh giá: Bộ công cụ đánh giá phải có tiêu chí cụ thể, bao gồm phiếu đánh giá hoạt động giáo dục, phiếu quan sát, phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

+ Thử nghiệm công cụ đánh giá: Sau khi xây dựng bộ công cụ, cần xin ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, tổ chức đánh giá thử xem tính khả thi, sau đó hoàn thiện bộ công cụ đánh giá.

+ Sử dụng bộ công cụ: Tùy theo mục đích mà triển khai lựa chọn mẫu phiếu cho phù hợp. Tuy nhiên, dù dùng mẫu phiếu nào cũng cần phải có thông tin chung về người đánh giá và người được đánh giá. Phải thu thập được bằng chứng để đánh giá khách quan, công bằng. Phải thu thập được bằng chứng chứng tỏ hiệu quả của việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 72)