6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
3.4.3. Nội dung thực nghiệm:
3.4.3.1. Đối với giáo viên:
Thực nghiệm 4 tiết dạy có sử dụng các biện pháp và một số hoạt động do giáo viên thiết kế nhằm hình thành và nâng cao các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho các em học sinh khối lớp 4 trường tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan không cho phép thực hiện tất cả các bài dạy và sử dụng tất cả các biện pháp, tôi lựa chọn 2 bài dạy tương ứng với những biện pháp đã nêu tại chương 3.
Bài 1: Kỹ năng nhận diện những nguy cơ có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục trẻ em
Hoạt động 1: 10 phút
Nhận diện đối tượng có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em
Bước 1: Khởi động (3 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Giáo viên tạo một không gian đủ rộng để học sinh có thể di chuyển một cách dễ dàng. Tạo cho học sinh tâm thế thật thoải mái trước khi vào giờ học.
Bước 2: Hoạt động nhóm 4( 7 phút)
Học sinh sẽ viết trên giấy A4 ( có in sẵn các vòng tròn kết nối): Các em sẽ viết tên những người em biết vào vòng tròn.
Lấy bản thân các em làm chuẩn, vòng tròn gần em nhất là những người thân thiết trong gia đình, vòng tròn thứ hai là bạn bè, người mà em quan biết, vòng tròn thứ ba là những người mà em gặp lần đầu, vòng tròn thứ tư là những người lạ mặt.
Yêu cầu học sinh xác nhận
+ Ai là người không an toàn ( kẻ xấu) với các em?
+ Làm thế nào để các em có thể nhận diện được người không an toàn? + Hãy thử mô tả người mà em cho là không an toàn đối với em?
Giáo viên tổng kết.
Hoạt động 2: ( 20 phút)
Nhận diện thời điểm, tình huống có nguy cơ xâm hại tình dục
Bước 1: Hoạt động nhóm 5
- Giáo viên phát phiếu bài tập có ghi các tình huống, thời điểm có nguy cơ và không có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho các nhóm. Mỗi nhóm có các tình huống không giống nhau. Yêu cầu các nhóm chọn các tình huống có thể gây nguy hiểm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Hoạt động chung cả lớp
- Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem các phương án đúng cần lựa chọn.
- Học sinh quan sát, có thể đưa ra giải thích vì sao lại chọn phương án đó. - Giáo viên tóm tắt, kết luận.
Hoạt động 3: ( 5phút) Tổng kết bài học
Bước 1:
- Giáo viên chốt lại để học sinh nhớ được cách nhận diện những đối tượng, những tình huống, những thời điểm có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Bước 2:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tự rèn luyện để nâng cao kỹ năng nhận diện những đối tượng, những tình huống, những thời điểm có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Làm phiếu đánh giá nhanh kết quả bài học.
Bài 2: Kỹ năng để giúp các em xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm Hoạt động 1: 20 phút
Cách nhận diện và từ chối người lạ
Bước 1: Khởi động (3 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Giáo viên tạo một không gian đủ rộng để học sinh có thể di chuyển một cách dễ dàng. Tạo cho học sinh tâm thế thật thoải mái trước khi vào giờ học.
Bước 2:
Hoạt động nhóm 4 ( 2 nhóm sắm vai chung nội dung tranh)( 17 phút)
Học sinh sẽ quan sát một số bức tranh giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Yêu cầu học sinh sắm vai theo các nhân vật trong tranh và bày tỏ ý kiến.
+ Tranh 1: Chiều tan học mẹ đón muộn, có một người lạ mời lên xe đưa về.
+ Tranh 2: Bị người lạ kéo vào và ôm. Các nhóm sắm vai.
Nhóm khác nhận xét, bày tỏ ý kiến. Giáo viên tổng kết.
Hoạt động 2: ( 15 phút)
Cách xử lý các tình huống có nguy cơ xâm hại tình dục
- Giáo viên phát phiếu bài tập có ghi các cách xử lý tình huống có nguy cơ và không có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho các nhóm. Mỗi nhóm có các tình huống không giống nhau. Yêu cầu các nhóm chọn các cách xử lý tình huống có thể gây nguy hiểm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Hoạt động chung cả lớp
- Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem các phương án đúng cần lựa chọn.
- Học sinh quan sát, có thể đưa ra giải thích vì sao lại chọn phương án đó.
- Giáo viên tóm tắt, kết luận.
Hoạt động 3: ( 5phút) Tổng kết bài học
Bước 1:
- Giáo viên chốt lại để học sinh nhớ được cách xử lý các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Bước 2:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tự rèn luyện để nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Làm phiếu đánh giá nhanh kết quả bài học.
3.4.3.2. Đối với học sinh:
Thực nghiệm dưới hình thức cho học sinh làm bài kiểm tra. Nội dung thực nghiệm được thiết kế thành giáo án và đề kiểm tra.