Tác động từ phía gia đình:

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 75)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

3.2.2. Tác động từ phía gia đình:

3.2.2.1.Giáo dục bằng tình cảm: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn, trẻ dễ cảm thụ và hình thành được các kỹ năng.

* Nội dung biện pháp:

Để giáo dục các kỹ năng phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học bằng tình cảm thì vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm là giáo dục cái gì và giáo dục như thế nào là đúng cách. Tình cảm của học sinh tiểu học rất cụ thể, trực tiếp và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng rực rỡ, sinh động…Lúc này, khả năng kìm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và dễ nổi giận, biểu hiện rõ nhất là trẻ dễ khóc nhưng cũng nhanh cười, trẻ rất hồn nhiên, vô tư..Vì thế, có thể nói, tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi.

Gia đình là nơi trẻ được sinh ra và lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương, dạy dỗ của ông bà, bố mẹ. Chúng trưởng thành từng ngày trong vòng tay yêu thương ấy về cả thể chất, tinh thần, nhân cách. Là người làm cha, làm mẹ, các bậc phụ huynh là những người hiểu tường tận về con mình hơn ai hết, để giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ một cách hiệu quả nhất, trước hết cha mẹ phải cần phải nhận thức được mức độ cần thiết, ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, nắm được những nội

dung cơ bản của kỹ năng đó và bản thân người làm cha, làm mẹ cũng phải có các kỹ năng đó để hưỡng dẫn cho con.

Hiện nay, trong giáo dục con cái, các gia đình thường theo hai hướng chủ đạo, có gia đình nuông chiều con, không dám nặng lời với trẻ, nhưng có gia đình lại giáo dục quá nghiêm khắc với phương châm “ yêu cho roi cho vọt”, thế nhưng cả hai cách để thiếu khoa học không mang lại hiệu quả giáo dục. Khi được quá cưng chiều, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý sẵn sàng bỏ ngoài tai những gì cha mẹ dạy bảo, trẻ ngang ngạnh, ương bướng, không còn coi sự giáo dục của cha mẹ là là những điều cần tiếp thu. Khi quá hà khắc, la mắng, nói nặng lời thậm chí dùng đòn roi dạy trẻ, buộc trẻ làm theo ý mình thì lại vô tình khiến cho trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, và như thế, những gì cha mẹ dạy đều trở nên vô nghĩa.

* Cách tiến hành biện pháp:

Các bậc ông bà, cha mẹ hãy yêu thương con mình nhiều hơn, cố gắng dành cho trẻ khoảng thời gian gần gũi sau những ngày làm việc bận rộn để chia sẻ, để chuyện trò, để là người bạn của con và chiếm trọn sự tin cậy của con. Có như vậy, trẻ mới phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, hơn bao giờ hết, tình cảm gia đình là yếu tố quan trọng quyết định sự hoàn thành nhân cách cho trẻ và có như vậy, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mới có thể dễ dàng đi vào suy nghĩ của các em.

Tham gia vào việc giáo dục con cái, cha mẹ chỉ cần tốn ít thời gian cho trẻ nhận thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chứ không cần mất thời gian hay phải tập luyện. Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng, nhưng thời gian đó rất đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của trẻ sau này.

Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này thì ông bà, cha mẹ phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, thấu hiểu sự cảm nhận cũng như lối tư duy của trẻ để có hành động, ứng xử phù hợp, tránh gây tổn thương cho trẻ, có như vậy,

việc giáo dục mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng phải nắm được nội dung giáo dục của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, phải có kiến thức về xâm hại tình dục, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của trẻ để giáo dục cho con các kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng.

3.2.2.2.Giáo dục bằng kiến thức: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ, giúp trẻ có những kiến thức cơ bản để nhận ra những mối nguy hiểm đối với thân thể của trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện cả tâm lý lẫn thể chất.

* Nội dung của biện pháp:

Hiện nay, nhu cầu giáo dục các kỹ năng sống trong đó có giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD rất được phụ huynh chú trọng.

Có rất nhiều trung tâm giáo dục kỹ năng sống được phụ huynh lựa chọn gửi các con mình. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải tự trang bị những kiến thức về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho bản thân để còn giáo dục kỹ năng này cho con mình. Trước hết phải là tấm gương sáng, yêu thương tôn trọng, đối xử công bằng và đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ dựa vào sự tập luyện ở nhà trường mà còn cần sự thống nhất giữa cách thức - phương thức, giữa gia đình, nhà trường và lớp học. Chỉ có sự nhẫn nại, kiên trì, sự quan tâm, đồng cảm, sự chú ý và giúp đỡ của người lớn thì trẻ mới vượt qua những trở ngại, khó khăn, mới tạo ra bầu không khí thân thiện, đầm ấm, tin cậy, cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

* Cách tiến hành biện pháp:

Cha mẹ cần phải có kiến thức, có hiểu biết, có thông tin về kỹ năng này thì mới có thể truyền đạt, hướng dẫn cho con một cách hiệu quả. Có rất nhiều phương tiện có thể cung cấp những tri thức về các kỹ năng sống nên việc tìm kiếm các kiến thức này không gây khó khăn cho các bậc cha mẹ.

Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu qua sách báo, truyền thông, internet. Rất dễ dàng để bắt gặp những thông tin về xâm hại tình dục trẻ em, những thông tin ấy là phương tiện quan trọng giúp cha mẹ giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con.

Tuy nhiên, khi chúng ta thực hiện biện pháp này, các bậc cha mẹ phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thống nhất với giáo dục của nhà trường. từ đó có kế hoạch giáo dục trẻ thông qua vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Cùng với đó, cần không ngừng trau dồi, tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến kỹ năng này để làm phong phú thêm vốn hiểu biết, giúp việc rèn cho con kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đạt hiệu quả cao. Tuyệt đối tránh lối giáo dục giáo điều, truyền đạt mà cần kết hợp với tình cảm yêu thương dành cho trẻ để giữa cha mẹ, con cái không có khoảng cách.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 75)