Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng: Xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói có thể xảy ra ở mọi nơi, nó không còn là điều mới mẻ nhưng do chúng ta thờ ơ hoặc chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề này.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa coi trọng công tác truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính cũng như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình, chưa chú trọng ngay khi các em đang học bậc mầm non hay bậc tiểu học.

Hầu hết cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học cũng như cha mẹ các em chưa chú trọng giáo dục cách tự bảo vệ mình cho các con được biết.

Các nhà trường tiểu học hiện nay coi việc dạy chữ hơn dạy người, trú trọng dạy kiến thức chứ không dạy các kỹ năng sống; bên cạnh đó. các tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD không đầy đủ, không phải nội dung chính khóa mà chỉ dạy lồng ghép trong các môn học, chưa có đủ quỹ thời gian để thực hiện các buổi tư vấn, các câu lạc bộ để hướng dẫn về các kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục cho các em.……….do đó trẻ rất yếu kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mới chỉ tập trung vào điều chỉnh một số hình thức XHTD trẻ em nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm, buôn bán trẻ em để sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục…mà chưa

chú trọng điều chỉnh những hình thức xâm hại tình dục trẻ em ít nghiêm trọng hơn như: quấy rối tình dục, dâm ô trẻ em…

Về phía học sinh thì hầu hết các em chưa có hiểu biết cũng như có các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD. Có nhiều em còn cho rằng việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống trước những nguy cơ bị XHTD là không quan trọng. Có em còn tỏ ra xấu hổ khi nhắc đến vấn đề này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Sau khi đã tìm hiểu thực trạng về công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh lớp 4 của trường tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ, tôi đưa ra một số kết luận sau:

Đối với giáo viên: Hầu hết các thầy giáo, cô giáo đều quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học. Các thầy cô thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp về những vấn đề này. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận nhỏ thầy giáo, cô giáo ngại thay đổi phương pháp, hình thức dạy học, ngại triển khai công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học.

Về phía học sinh: Rất ít học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTH cho trẻ em nên đa số các em còn thờ ơ, không quan tâm chú ý nên chất lượng của giáo dục và rèn cho các em kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục chưa đạt hiệu quả cao.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học thì cần phải có hệ thống các biện pháp giáo dục các kỹ năng một cách phù hợp, thu hút được cao nhất sự chú ý của học sinh, tạo điều kiện để cho tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập, đồng thời phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

CHƯƠNG 3.

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG KHI BỊ XHTD CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN -THANH BA - PHÚ THỌ 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất:

Quá trình giáo dục kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho các em học sinh bậc tiểu học là một quá trình được thực hiện theo một chương trình chuẩn mực nhằm giáo dục cho các em những kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD.

Quá trình giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục thì tính khoa học và tính giáo dục luôn được sử dụng thống nhất với nhau trong việc thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu:

Việc thực hiện công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học thông qua các hoạt động học tập, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quan điểm chỉ đạo tích hợp trong giáo dục nhằm thiết lập nội dung giáo dục, cho phép học sinh phát triển tối đa các năng lực.

Nguyên tắc này bao gồm:

Nắm vững các yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình.

Phân tích cụ thể các mục tiêu của giáo dục cùng với mục tiêu của giáo dục kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục để tích hợp các mục tiêu này một cách khoa học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:

Để các biện pháp giáo dục các kỹ năng phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học có tính hiệu quả, khả thi đòi hỏi:

năng, nhiệm vụ trường tiểu học, thẩm quyền của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

- Khi đề xuất các biện pháp, phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện các biện pháp đó. Phải xác định được nhân lực, thời gian, không gian, các hoạt động cơ bản, các rào cản mang tính chất địa phương để thực hiện biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể, giáo dục bằng tập thể:

Nhân cách của con người chỉ có thể phát triển khi họ được tham gia vào các hoạt động xã hội, các mối quan hệ giao lưu, hợp tác với mọi người. Tập thể là nơi các em học tập, vui chơi, giao tiếp với bạn bè.

Trong giáo dục tập thể, phải luôn quan tâm đến nguyên tắc “tác động song song”. Giáo viên một mặt tác động đến tập thể, thông qua tập thể tác động đến từng cá nhân để tạo nên sự cộng hưởng tích cực. Tập thể mạnh sẽ khởi tạo nên môi trường để giáo dục đạt hiệu quả tốt.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi:

Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học là giúp các em hình thành và vận dụng các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD một cách linh hoạt, thành thục.

Quá trình học lý thuyết gắn với thực hành giúp cho lý thuyết trở nên thực tiễn hơn, giúp học sinh dễ hiểu, hiểu sâu mang đúng bản chất học đi đôi với hành.

3.1.6. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh:

Học sinh là chủ thể của quá trình học tập vì vậy việc rèn các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD chỉ có kết quả khi học sinh có ý thức học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập cũng như trong thực hành kỹ năng. Vì vậy, người giáo viên, chủ thể của quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học phải luôn tạo cho học sinh tâm thế tích cực học tập, tạo hứng thú cho các em được tham gia học tập.

3.1.7. Nguyên tắc phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh:

Giáo dục là quá trình có tính chất hai mặt, do đó, sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với vai trò chủ động tích cực của người học là hết sức quan trọng. Khi thực hiện nguyên tắc này, nhà giáo dục cần lưu ý: - Giúp học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện.

- Thu hút học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực.

- Thường xuyên theo dõi, động viên, uốn nắn những sai lệch một cách kịp thời.

- Phát huy ý thức tự quản của tập thể lớp, biến đổi làm sao để những yêu cầu giáo dục thành yêu cầu tự giáo dục cho cả tập thể và mỗi học sinh.

3.1.8. Nguyên tắc để đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục:

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng tham gia vào nhiệm vụ giáo dục có chung một mục đích là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Để tiến hành giáo dục, các lực lượng giáo dục phải thống nhất với nhau về mục tiêu, phương pháp và nội dung giáo dục.

3.2. Các biện pháp nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho các học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh XHTD cho các học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Tác động từ phía nhà trường:

3.2.1.1. Thiết kế tích hợp giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD thông qua nhiều môn học:

* Mục đích của biện pháp:

Việc tiến hành giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học theo hướng tích hợp thông qua các môn học là quan điểm hiện đại, phù hợp tâm sinh lý học sinh tiểu học cũng như xu hướng giáo dục của thế giới hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.

* Nội dung biện pháp:

Từ năm học 2010-2011, trong chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa của nhà trường.

Căn cứ vào chương trình giáo dục tiểu học, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của từng địa phương để xác định nội dung cụ thể của giáo dục kỹ năng sống.

Đối với công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học, tùy vào các chủ đề đã xây dựng theo từng tuần, từng tháng, hay từng học kỳ mà giáo viên lựa chọn dạy nội dung phù hợp với học sinh.

Ví dụ: Chủ đề “ Các bộ phận riêng tư của cơ thể” chúng ta có thể giúp cho các em hình thành các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD.

+ Xây dựng mục tiêu cần đạt. + Xây dựng nội dung bài học. + Xác định phương pháp.

+ Xây dựng các hoạt động hợp lí.

Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc chương trình giáo dục, nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức dạy các kỹ năng sống, những nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học. Các kỹ năng này phải được lồng ghép khéo léo, linh hoạt theo từng chủ đề.

* Một số cách tiến hành biện pháp:

Xây dựng mục tiêu tích hợp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Rà soát lại toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học xem nội dung nào có thể lồng được nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh. Tùy thuộc vào các chủ đề đã xây dựng một cách cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ mà giáo viên chọn ra những kỹ năng phù hợp nhất để giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học:

+ Xây dựng nội dung bài học. + Xác định phương pháp.

+ Xây dựng các hoạt động hợp lí.

* Các điều kiện để tiến hành biện pháp:

+ Giáo viên phải nắm chắc chương trình giáo dục tiểu học hiện hành. + Biết các nội dung cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

+ Những nội dung của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục phải được lồng ghép khéo léo, linh hoạt.

3.2.1.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm triển khai công tác giáo dục các kỹ năngđể phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học

* Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD cho HSTH, tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi thực hiện các kỹ năng.

* Nội dung của biện pháp:

+ Lên kế hoạch thiết kế và đổi mới các hình thức hoạt động để thực hiện các chủ đề trong chương trình hoạt động ngoại khóa.

Các dạng hoạt động này có thể tổ chức theo quy mô lớn hơn như câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ hay hội diễn văn nghệ. Nhưng cũng có thể tổ chức lồng ghép trong một dạng hoạt động chủ đạo.

+ Thực hiện các hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động ngoại khóa.

Trong chương trình hoạt động ngoại khóa, chúng ta phải thực hiện theo từng hoạt động chính được xác định trong mỗi chủ đề, chủ điểm. Căn cứ vào những hoạt động chính đã được xác định trong mỗi chủ đề, chủ điểm mà thực hiện theo việc thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động đó.

* Cách tiến hành biện pháp:

Nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các câu lạc bộ, các sân chơi trí tuệ một cách thiết thực, phù hợp, cuốn hút học sinh tham gia tích cực, chủ động và tự giác.

Căn cứ vào nội dung, xây dựng kế hoạch và thực hiện, khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện, câu chuyện, mẩu tin, câu ca dao, tục ngữ... Viết về kỹ năng sống nói chung và nói về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nói riêng. Tăng cường tổ chức các trò chơi, các hoạt động văn nghệ, đóng kịch một cách phù hợp tâm lý lứa tuổi và phải thiết thực đối với học sinh tiểu học.

Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm để học sinh được học, được thảo luận từ đó dần dần tự hình thành các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục.

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các cuộc thi, đóng kịch, kể chuyện, sắm vai... đồng thời trong các buổi chào cờ thứ hai hàng tuần.

Các hoạt động phải được duy trì thường xuyên và có sự tham gia trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ chức sao cho phụ huynh được luân phiên tham gia cùng con trong quá trình giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này đòi hỏi các nhà trường phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt phải có các phòng chức năng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách Đội.

3.2.1.3. Thiết kế, tổ chức cho học sinh tương tác và trải nghiệm: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm tạo cơ hội và môi trường tích cực để học sinh được thực hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi sao cho các kỹ năng bền vững.

* Nội dung của biện pháp:

Việc nghe giảng không thể giúp cho các em hình thành những kỹ năng mà việc nghe giảng chỉ chỉ giúp các em nhận thức, hiểu về một vấn đề nào đó. Các em chỉ hình thành kỹ năng khi cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ năng nào đó. Việc tương tác với người lớn hay bạn cùng học sẽ giúp các em hình thành một kỹ năng nào đó. Trong khi tương tác, các em thể hiện được các ý tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, được xem xét lại các kinh nghiệm mình đã có trước đây.

* Cách tiến hành biện pháp:

Việc tạo cơ hội cho học sinh tương tác và tham gia các hoạt động trải nghiệm có thể được thực hiện qua việc thầy cô xây dựng các tình huống và tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động phù hợp, có thể cho trẻ quan sát trực tiếp trong thực tế. Các bước cơ bản để trẻ trải nghiệm là: Quan sát, suy nghĩ, cảm nhận và hành động.

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là, giáo viên cần tin tưởng vào học sinh, tin vào khả năng của học sinh. Cần tạo ra các cơ hội, các hoạt động để học sinh được trải nghiệm, thực hành mọi lúc, mọi nơi thông qua

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)