6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
2.2.1 Thực trạng về nhận thức của các đồng chí cán bộ quản lý nhà trường,
trường, các đồng chí giáo viên và các em học sinh lớp 4 về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục
Để thấy được thực tế về nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, các giáo viên và học sinh lớp 4 về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD, tôi đã cho làm các phiếu khảo sát sau:
* Đối với Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Bảng 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng phòng chống
xâm hại tình dục
STT
Nêu những đánh giá về vai trò, ý nghĩa của
các kỹ năng phòng chống XHTD cho HSTH SL Tỷ lệ ( %) 1 Có vai trò hết sức quan trọng 17 77,3 2 Có vai trò quan trọng 5 22,7 3 Vai trò bình thường 0 0 4 Không quan trọng 0 0 Tổng 22 100
Qua bảng 1 ta thấy, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều cho rằng vai trò của việc giáo dục các kỹ năng phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học là rất quan trọng và quan trọng. Các thầy cô đều nhận thấy sự cấp thiết cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh.
Bảng 2: Khảo sát thực trạng mà học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD của học sinh bậc tiểu học STT
Em tự đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho
học sinh bậc tiểu học SL Tỷ lệ ( %) 1 Có vai trò rất quan trọng 2 1,98 2 Có vai trò quan trọng 4 3,96 3 Bình thường 58 57,43 4 Vai trò không quan trọng 37 36,63
Tổng 101 100
Qua bảng 2 cho thấy, đa số các em học sinh (94,06% ) cho rằng các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học là bình thường và không quan trọng. Chỉ có 3,96 % học sinh cho rằng kỹ năng trên là quan trọng và 1,98% học sinh cho rằng kỹ năng này là rất quan trọng.
Những số liệu này cho ta biết được nhận thức của các em học sinh về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục còn rất hạn chế. Do các em chưa có sự hiểu biết cũng như chưa được giáo dục một cách toàn diện về vấn đề XHTD nên các em chưa thể nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải trang bị cho bản thân những kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD để bảo vệ chính bản thân mình.
Qua 2 phiếu khảo sát (bảng 1 & bảng 2), ta đã nhận thấy sự khác biệt về nhận thức của các cán bộ quản lý nhà trường, các giáo viên và học sinh lớp 4 về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, ở đây có sự chênh lệch rất lớn. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều cho rằng việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học là rất quan trọng và quan trọng thì chỉ rất ít học sinh có cùng quan điểm như vậy. Đa số các em cho rằng các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học là bình thường và không quan trọng. Chính vì các
em chưa có nhận thức cũng như chưa có đầy đủ hiểu biết về kỹ năng này nên chúng ta phải giáo dục các em một cách kỹ lưỡng, giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.
2.2.2 Nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh