Tiêu chí và cách đánh giá:

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 133)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

3.4.4. Tiêu chí và cách đánh giá:

Đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động thông qua sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi đối với kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.

Để xác định được những thay đổi của giáo viên, học sinh, tôi đã căn cứ vào kết quả đầu vào khi điều tra ở chương 2 đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục và những thay đổi về nhận thức, hành vi, thái độ khi đã thực nghiệm các kỹ năng này.

3.4.5. Quy trình tổ chức thực nghiệm:

3.4.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm:

Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Lớp thực nghiệm: Lớp 4A trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.

Lớp đối chứng: Lớp 4C trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.

3.4.5.2. Tiến hành thực nghiệm:

* Dạy thử nghiệm: ( giáo viên)

Lớp dạy thử nghiệm: Lớp 4A trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.

Cô giáo dạy thử nghiệm: Cô Nguyễn Thị Lan Anh Số bài thử nghiệm: 2 bài

Nội dung:

Cô giáo dạy học sinh kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh có áp dụng các biện pháp đã được thiết kế trong chương 3.

Dự giờ thực nghiệm: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giảng dạy khối 4, 5 trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ cùng dự giờ và nhận xét, đánh giá, chia sẻ về giờ dạy một cách nghiêm túc, cụ thể.

* Dạy đối chứng:

Lớp dạy đối chứng: Lớp 4C trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.

Số bài thử nghiệm: 2 bài Nội dung:

Cô giáo dạy học sinh kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh theo cách giảng bài bình thường, không áp dụng các biện pháp đã được thiết kế trong chương 3.

Dự giờ đối chứng: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giảng dạy khối 4, 5 trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ cùng dự giờ và nhận xét, đánh giá, chia sẻ về giờ dạy một cách nghiêm túc, cụ thể.

3.4.6. Kết quả thực nghiệm:

3.4.6.1. Kết quả khảo sát đầu vào của học sinh trước thực nghiệm:

Để đánh giá mức độ và hiệu quả đạt được của các biện pháp tác động từ phía nhà trường nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho các em học sinh một cách hiệu quả, tôi đã cho làm bài khảo sát để kiểm tra khả năng đầu vào của học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ và thu về kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khi kiểm tra đầu vào của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp SL HS Xếp loại Vận dụng được Cơ bản vận dụng được Nhận thức được Không nhận thức được SL % SL % SL % SL % 4A(TN) 35 0 0 1 2,9 7 20,0 27 77,1 4C(ĐC) 35 0 0 2 5,7 11 31,4 22 62,9

Qua kết quả điều tra chúng ta dễ dàng nhận thấy đa phần học sinh không nhận thức được kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Số lượng học sinh nhận thức được ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất ít. Cụ thể lớp 4A(TN) tỷ lệ đạt mức nhận thức được có 20%; Cơ bản vận dụng được là

2,9%. Lớp 4B(ĐC) tỷ lệ đạt mức nhận thức được có 31,4%; Cơ bản vận dụng được là 5,7%. Và không có học sinh nào trong cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đạt mức vận dụng được kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Kết quả đầu vò của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có tỷ lệ tương đương nhau.

3.4.6.2. Kết quả dạy thực nghiệm:

Qua 2 bài dạy thực nghiệm, chúng tôi thống nhất đánh giá, xếp loại bài dạy của cô giáo như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả giờ dạy thực nghiệm Lớp

dạy

Số bài dạy

Đánh giá, xếp loại Giáo

viên dạy

Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS %

4A

(TN) 2 1 50 1 50 0 0 0 0 Nguyễn Thị Lan Anh

3.4.6.3. Kết quả dạy đối chứng:

Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả giờ dạy đối chứng Lớp

dạy

Số bài dạy

Đánh giá, xếp loại Giáo

viên dạy Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 4C (ĐC) 2 0 0 1 50 1 50 0 0 Vũ Thị Hương Giang

Biểu đồ 3.2. Kết quả giờ dạy đối chứng

3.4.6.4. Đánh giá nhận xét kết quả thực nghiệm

Khảo sát kết quả học tập của lớp 4A (lớp thực nghiệm) của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

+ Kiểm tra chất lượng bằng những bài kiểm tra.

+ Kết quả được đánh giá theo 4 mức: Vận dụng được, cơ bản vận dụng được, nhận thức được và không nhận thức được cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp SL HS Xếp loại Vận dụng được Cơ bản vận dụng được Nhận thức được Không nhận thức được SL % SL % SL % SL % 4A(TN) 35 11 31,4 17 48,6 7 20,0 0 0 4C(ĐC) 35 5 14,3 11 31,4 11 31,4 8 22,9

Biểu 3.3. Kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh đã có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đó là: Lớp 4A (lớp thực nghiệm) 100% học sinh đạt nhận thức được trở lên. Cụ thể: Số học sinh đạt mức vận dụng được chiếm tỷ lệ 31,4%, cơ bản vận dụng được chiếm 48,6% và nhận thức được chiếm 20%; Không có học sinh không nhận thức được.

làm được các bài tập mang những kiến thức cơ bản của bài học, biết ứng dụng các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số em nhận thức chậm, chưa vận dụng được kỹ năng đã học vào thực tế.

Lớp 4C ( lớp đối chứng) số học sinh đạt nhận thức được trở lên chỉ chiếm 77,1% . Cụ thể: số học sinh đạt mức vận dụng được chiếm tỷ lệ 14,3%, cơ bản vận dụng được chiếm 31,4% và nhận thức được chiếm 31,4%; học sinh không nhận thức được chiếm 22,9%..

Hơn 70% bài làm của học sinh đạt mức nhận thức được trở lên, tuy nhiên tỷ lệ học sinh vận dụng được còn thấp và còn rất nhiều học sinh không nhận thức được kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Áp dụng các biện pháp nhằm hình thành các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học trong các giờ dạy thực nghiệm, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các câu lạc bộ, các sân chơi cho học sinh lớp 4,5- trường Tiểu học Đồng Xuân- Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng bảo vệ bản thân của học sinh được năng lên rõ rệt. Nếu sử dụng tốt các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh Tiểu học nói chung thì số lượng học sinh biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày sẽ tăng cao và hiệu quả. Áp dụng các biện pháp nhằm hình thành và rèn luyện các kỹ năng để phòng chống khi xâm hại tình dục cho các em học sinh, giúp các em thực hành và sử dụng trong thực tế đạt kết quả. Đây chính là ưu việt của một số biện pháp nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục là một trong các kỹ năng quan trọng trong các kỹ năng mà trẻ em cần phải có trong tình hình thực tế hiện nay, nó giúp trẻ em có thể thoát khỏi những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống nhất là đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD giúp các em có thể bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm nói chung và nguy cơ bị xâm hại tình dục nói riêng. Để các em được phát triển khỏe mạnh, an toàn.

Giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD trong các hoạt động của trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành các kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ có kỹ năng phòng chống các nguy hiểm diễn ra trong cuộc sống nói chung và các nguy hiểm khi bị xâm hại tình dục nói riêng.

Hiện nay, trường tiểu học Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ đã triển khai một số chủ đề, chủ điểm có nội dung phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua một số hoạt động. Các chủ đề này mang lại hiệu quả rất cao trong việc giúp học sinh có các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động, giáo viên chưa phát huy hết vai trò chủ thể của học sinh trong các hoạt động, chưa tạo cơ hội cho học sinh tham gia nhiều về thực hành, trải nghiệm các tình huống đa dạng trong xã hội. Giáo viên luôn chú trọng việc cung cấp các kiến thức lý thuyết hơn thực hành nên học sinh khó vận dụng được vào các tình huống trong thực tế. Điều này được phản ánh rõ nét qua thực trạng đã được phân tích ở chương 2.

Việc thiết kế một số hoạt động nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho HSTH đạt hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị:

* Đối với ngành giáo dục:

Cung cấp các tài liệu hướng dẫn về giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho HSTH. Thiết kế thành nội dung chuyên biệt thay vào

việc giáo dục thông qua các hoạt động khác như hiện nay để giáo viên có sự lựa chọn hoạt động chủ đạo để thực hiện giáo dục các kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học.

Nên thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nâng cao khả năng sử dụng các hoạt động để giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học đạt hiệu quả.

* Đối với Ban giám hiệu:

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cung cấp các tài liệu tham khảo cần thiết cho giáo viên thực hiện có hiệu quả trong công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học với các chỉ số cụ thể, giúp giáo viên dễ dàng đánh giá trẻ và hiệu quả của công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học sẽ được nâng cao.

* Đối với giáo viên:

Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt một số hoạt động giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh tiểu học trong quá trình thực hiện nội dung này.

Luôn có ý thức rèn luyện kỹ năng sư phạm nói chung và kỹ năng giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học nói riêng.

Đảm bảo các nguyên tắc trong công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp, đặc biệt là sự phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội trong việc triển khai thực hiện công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đại hội đồng Liên hợp quốc (1989). Công ước quốc tế về quyền trẻ em. [2] Quốc hội (2016). Luật Trẻ em.

[3] Đào Xuân Dũng (1996). Giáo dục giới tính. NXB Thanh niên.

[4] Cục Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012). Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

[5] Cục Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014). Tài liệu Tập huấn Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (tập huấn cán bộ cấp xã và cộng tác viên).

[6] Nguyễn Văn Đồng (2018). Công tác xã hội trường học tại Việt Nam: Triển vọng và thách thức. Tạp chí Giáo dục, số 421 (kì 1 - 1/2018), tr 60-63. [7] Nguyễn Thị Dư (2017). Kĩ năng phối hợp của giáo viên mầm non với phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 10/2017, tr 26-28.

[8] Dương Tuyết Miên, 2005. Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục. Tạp chí Luật học,số Đặc san về bình đẳng giới, trang 35-40.

[9] Trần Thị Thuý Phương (2017). Một số giải pháp chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 410 (kì 2 - 7/2018), tr 10-12.

[10] Phạm Xuân Thông, Võ Văn Thắng, 2010, Nghiên cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang, Hội nghị khoa học bệnh viện quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh, trang 149- 153. [11] Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đình Văn Vang, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

[12].http://xemtailieu.com/tai-lieu/bien-phap-giao-duc-ky-nang-tu-bao-ve cho-tre-mau-giao-5-6-tuoi-o-truong-mam-non-hoa-hong-dong-hoi-quang binh-1754028.html. [13] .http://nhancachviet.net/hau-qua-tu-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em. [14].http://emcanbaove.edu.vn/phong-chong-xam-hai-tinh-duc-tre-em-tu-luat- phap-chinh-sach-den-thuc-tien. [15].http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-bien-phap-giao-duc-ky-nang-song- cho-hoc-sinh-tieu-hoc-tren-dia-ban-thanh-pho-thai-nguyen-tinh-thai-nguyen – 41519. [16].http://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-giao-duc2005-38-2005- QH11-2636.aspx.

[17] Lê Thị Hồng Chi, Giáo trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sih tiểu học.

[18] Võ Nguyễn Minh Hoàng, Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Tiếng Anh

[19] HAGAR international and World Vision (2008), Sexual Abuse and Exploitation of Boys in Cambodia. Phnom Penh.

[20] ILO in Vietnam, B.D 2008, Vietnam Children in Prostitution in Hanoi, Haiphong, HCM City and Can Tho: a rapid assessment.

[21] Browne, A., & Finkelhor, D, (1986), Impact of child sexual abuse: A review of the research. Psychological Bulletin, 99(1), 66-77.

[22] Frank W. Putnam MD (2009) , “Ten-Year Research Update Review: Child Sexual Abuse”, Joural of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, Volume 42, Issue 3, March 2003, Pages 269-278 http://dx.doi.org/10.1037/0033-2909.99.1.66.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1. Phiếu xin ý kiến chuyên gia ( phiếu điều tra sơ bộ).

2. Phụ lục 2. Phiếu xin ý kiến giáo viên tiểu học ( phiếu điều tra sơ bộ). 3. Phụ lục 3. Phiếu khảo sát dành cho giáo viên

4. Phụ lục 4. Phiếu khảo sát dành cho học sinh khối lớp 4

5. Phụ lục 5. Thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.

6. Phụ lục 6. Phiếu đo trước thực nghiệm. 7. Phụ lục 7. Phiếu đo sau thực nghiệm.

8. Phụ lục 8. Tranh ảnh phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.

Phụ lục 1: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

(Giai đoạn điều tra sơ bộ) Kính gửi quý thầy cô!

Nhằm tìm hiểu kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ năng này cho trẻ. Những thông tin mà thầy cô chia sẻ dưới đây sẽ là dữ liệu quan trọng của đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô!

Câu 1: Theo thầy (cô) kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học cần có kỹ năng thành phần nào, những kỹ năng thành phần đó gồm những biểu hiện cụ thể nào?

... ...

Câu 2: Theo thầy (cô) đánh giá, hiện nay, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học ở mức độ nào?

... ...

Câu 3: Theo thầy (cô) có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học chưa tốt?

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 133)