Mục tiêu của trò chơi:
• Ôn tập về công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhât và hình lập phương, thể tích của hình hộp chữ nhât và hình lập phương. Tính diện tích hình tròn có đường kính d = 12 cm Đáp án 113,04 cm2
• Củng cố cách tính tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhât và hình lập phương, thể tích của hình hộp chữ nhât và hình lập phương.
• Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn cho học sinh.
• Trò chơi có thể áp dụng vào giờ luyện tập hoặc cuối bài nhằm củng cố nội dung đã học.
• Trò chơi nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực thẩm mĩ…
Đối tượng chơi: Dành cho mọi đối tượng học sinh.
Đồ dùng hỗ trợ trò chơi: Giáo viên chuẩn bị 1 cái còi, 12 chiếc mũ cắt bằng bìa
cứng. Chuẩn bị 2 bảng ghi diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi chu vi đáy của hình hộp chữ nhật, một bẳng ghi chiều cao của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi diện tích xung quanh của hình lập phương, 2 bảng ghi diện tích hai mặt, 1 bảng ghi số 4, 1 bảng ghi số 6, 1 bảng ghi diện tích toàn phần, 1 bảng ghi thể tích của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi chiều cao của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi chiều rộng của hình hộp chữ nhật . 1 bảng ghi chiều dài của hình hộp chữ nhật, 1 bảng ghi thể tích của hình lập phương và 3 bảng ghi 3 cạnh của hình lập phương. ghim giấy
Thời gian chơi: 3 phút.
Chuẩn bị: Giáo viên gắn các bảng ghi diện tích xung quanh, chu vi đáy, chiều
cao, diện tích toàn phần, diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật vào các mũ, sau đó gắn tiếpbảng ghi diện tích xung quanh của hình lập phương, bảng ghi diện tích
hai mặt, bảng ghi số 4, bảng ghi số 6, vào các mũ còn lại.Hết lượt 1, giáo viên gắn tiếp bảng ghi diện tích toàn phần, bảng ghi thể tích, bảng ghi chiều cao, bảng ghi, bảng ghi chiều dài của hình hộp chữ nhật vào các mũ,sau dó lại gắn tiếp các bảng ghi thể tích,bảng ghi 3 cạnh của hình lập phương vào các mũ còn lại. Giáo viên cho các em ra khỏi chỗ ngồi để thuận tiện cho trò chơi.
Hướng dẫn cách chơi: 12 học sinh tham gia chơi lần 1.Giáo viên phát cho mỗi
em 1 mũ. Trên mũ của các em viên gắn các bảng ghi diện tích xung quanh, chu vi đáy, chiều cao, diện tích toàn phần, diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật bảng ghi diện tích xung quanh của hình lập phương, bảng ghi diện tích hai mặt, bảng ghi số 4, bảng ghi số 6. Các em đứng thành vòng tròn không theo một trật tự nào cả. Hiệu lệnh chơi bắt đầu, học sinh hát bài “Một con vịt” đồng thời đi vòng theo kim đồng hồ. Các em vừa đi vừa hát và quan sát số đo trên mũ của bạn. Khi nghe tiếng còi, các em sẽ ghép đôi sao cho bảng ghi diện tích xung quanh, chu vi đáy, chiều cao của hình hộp chữ nhật vào một nhóm; diện tích toàn phần, diện tích hai đáy, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật vào một nhóm ; diện tích xung quanh, diện tích một mặtcủa hình lập phương và số 4 vào một nhóm; diện tích toàn phần, diện tích một mặtcủa hình lập phương và số 6 vào một nhóm. Tìm được bạn phải nắm lấy tay nhau. Ai tìm bạn đúng, nhanh sẽ là đội thắng. Lượt 2 thực hiện như lượt một chỉ thay các bảng ghi trên mũ của lượt 1 thành bảng ghi thể tích, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật thành một nhóm, bảng ghi thể tích và các cạnh cảu hình lập phương thành một nhóm
Luật chơi: Chỉ đội nào nhanh nhất và đúng mới là đội chiến thắng. Ai tìm bạn
sai hoặc tìm chậm sẽ bị phạt. (Phần thưởng và hình phạt do nhóm quyết định)
2.4.2. Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thông tin
2.4.2.1. Thiết kế trò chơi học tập với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft PowerPoint PowerPoint
a) Giới thiệu về phần mềm Microsoft PowerPoint
- Phần mềm Microsoft PowerPoint là phần mềm ứng dụng trong bộ Microsoft Office nhằm tạo trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau.
- Trong lĩnh vực giảng dạy, PowerPoint cho phép phối hợp nhiều hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ...., với tính phổ dụng của nó giúp cho giáo viên có thể xây dựng bài giảng, thiết kế trò chơi một cách trực quan, sinh động.
b) Thiết kế trò chơi