Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 117 - 124)

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số lượng học sinh, trình độ ngang

3.2.4.Đánh giá kết quả thực nghiệm

a. Các tiêu chí đánh giá

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh trên 4 cấp độ, từ đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong giờ dạy Toán đó là:

- Nhận biết:

+ Học sinh có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đax biết và đã học trước đây.

- Thông hiểu:

+ Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý của mình.

+ Học sinh có thể nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với ví dụ trên lớp.

- Vận dụng thấp:

+ Học sinh có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gần giống vói tình huống trên lớp.

+ Học sinh có thể áp dụng các quy tắc, phuong pháp, khái niệm đã học vào xử lý các vấn đề trong học tập, đời sống thường ngày.

- Vận dụng cao:

+ Học sinh có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc chưa từng trải nghiệm trước đây.

b. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm - Đánh giá định tính

Việc đánh giá định tính được thể hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thựuc nghiệm.

Các số liệu được tập hợp và xử lí thông tin qua so sánh tỉ lệ các mức độ vận dụng, hiểu, biết, chưa biết.

c. Kết quả thực nghiệm

* Phân tích định tính kết quả thực nghiệm - Về phía học sinh

Học sinh tập trung, hứng thú tham gia các hoạt động của tiết học, thảo luận nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình.

Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tin tin,.... của học sinh phát triển khá nhiều. Việc tiếp thu, củng cố kiến thức đã học được của học sinh trở nên dễ dàng hơn nhờ việc sử dụng các trò chơi học tập.

Học sinh có khả năng vận dụng kĩ năng Toán của mình vào giải quyết các vấn đề của bài học các các tình huống thực tiễn.

- Về giáo viên

Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghệm về chất lượng và sự phù hợp của việc dạy học môn Toán có sửu dụng trò chơi học tập đã thiết kế là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả cao. Các trò chơi dễ sử dụng, giúp bài học phong phú, sôi nổi và hiệu quả. Dạy học môn Toán có sử dụng trò chơi gần gũi với các em giúp các em học sinh học tập tốt hơn, phát triển toàn diện về cả kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực được hình thành.

Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Dựa vào bảng đánh giá mức độ nhận thức của học sinh hai lớp 5A và 5B chúng ta nhận thấy trò chơi cần thiết trong quá trình dạy học. Học sinh ở lớp thực nghiệm

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 5A 5B Lớp Số học sinh Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao SL % SL % SL % SL % 5A 30 3 10 12 40 9 30 6 20 5B 30 0 0 6 20 15 50 9 30

hào hứng với trò chơi, hầu hết học sinh ở lớp thực nghiệm đều đưa ra ý kiến là trò chơi hay, phù hợp với nội dung bài học.

Bảng 3.2: Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 5A 5B

Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng trò chơi trong học tập môn Toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hứng thú Bình thường không hứng thú

Mức độ Số

lượng học

sinh Thời điểm Hứng thú Bình thường Không hứng thú

SL % SL % SL %

9 30 12 40 9 30 30 Trước thử nghiệm

Nhìn vào bảng ta thấy mức độ hứng thú của học sinh lớp trước khi thực nghiệm là 11 học sinh chiếm 44% số học sinh, nhưng sau khi thực nghiệm mức độ hứng thú đạt 21 học sinh chiếm 84% số học sinh. Điều này cho thấy việc sử dụng trò chơi học tập đã kích thích hứng thú học tập và có những tác động tích cực đến học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào các trò chơi đã nghiên cứu ở chương 2, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài của mình tại trường Tiểu học Sóc Đăng – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.

Qua kết quả thực nghiệm trên, bước đầu chúng tôi đã thành công, phần nào khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài và đạt được mục địch nghiên cứu.

Tuy nhiên, do điều kiện và quỹ thời gian còn hạn chế chưa thể đòi hỏi một kết quả mỹ mãn và hiệu quả trong quá trình thực nghiệm. Hi vọng rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ phát triển hơn nữa nội dung nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 117 - 124)