Trò chơi toán học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 26 - 30)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2. Trò chơi toán học

1.3.2.1. Quan niệm về trò chơi toán học

Nhà giáo Phạm Đình Thực cho rằng "Trò chơi toán học là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố toán học nào đó nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức về toán và được tổ chức trong giờ toán hoặc trong hoạt động ngoại khóa. Trò chơi Toán học là trò chơi mà trong đó chứa đựng một số yếu tố toán học nào đó. Nó có thể là trò chơi tập thể hoặc các nhân, thường là kết hợp cả vận động động lẫn trí tuệ. Đối với các em học sinh Tiểu học, trò chơi Toán học nặng về vận động nhiều hơn. Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy Toán. Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới dạng trò chơi Toán học rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Toán học rất dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia”[13]. Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, TCTH có thể là:

- TC nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. - TC nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng.

- TC nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khóa. Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Toán học ta có thể nói tới chẳng hạn.

- TC tính toán. - TC hình học.

- TC gắn với hoạt động đo đại lượng… - TC về giải toán, giải đố…

- TC về rèn trí thông minh…

Tổ chức TCHT để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng, cần dựa vào kiến thức- kĩ năng của bài để đưa ra các TC phù hợp. Muốn tổ chức được TC có hiệu quả cao cần mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị cẩn thận, chu đáo và đảm bảo các yêu cầu sau:

- TC phải mang ý nghĩa giáo dục.

- TC phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

- TC phải phù hợp với tâm sinh lý HS, phù hợp với năng lực người GV và CSVC của nhà trường.

- Hình thức TCTC phải đa dạng và phong phú.

- TC phải được chuẩn bị chu đáo. Mỗi TC phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ Toán để học sinh chơi mà học, học mag chơi.

- TC phải gây được hứng thú với HS. Mỗi TC mang một tên gọi ngộ ngĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự.

1.3.2.2. Đặc điểm trò chơi toán học

TC của các em rất đa dạng và phong phú về nội dung, tính chất cũng như cách thức tổ chức chơi. Các TC đều mang tính chất riêng biệt của mình. Nhiều công trình khoa học trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu và cho thấy hoạt động trò chơi ở trẻ em thường mang một số đặc điểm chung sau:

- “Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ở ngay trong bản thân hành động chơi. Trong trò chơi, trẻ em không bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn, trẻ chơi xuất phát từ nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. Trẻ chơi chỉ cốt cho vui, có vui thì mới chơi và đã chơi là phải vui"[11]

- TC là một hoạt động tự nguyện, một hoạt động mang tính tự do.. HS chơi xuất phát từ mong muốn, nhu cầu cá nhân của trẻ. Nếu muốn các em mới chơi và sẽ không chơi khi không muốn. Chính vì thế TC giúp trẻ có được sự hứng thú, tạo cho trẻ sự ham muốn tìm tòi, khám phá và làm phát hiện những sáng kiến mới của trẻ.

- Trong TC luôn mang lại cảm xúc chân thực, mạnh mẽ và đa dạng. “Trẻ tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó. Nhờ có sự tạo ra nhiều hoàn cảnh chơi nên cảm xúc của trẻ được biểu hiện với nhiều sắc thái. Trò chơi thâm nhập vào thế giới tình cảm của trẻ một cách dễ dàng, nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của các em làm cho đứa trẻ bị hấp dẫn bởi trò chơi dường như nó lẫn lộn giữa chơi với thực, khiến trẻ không chỉ thực hiện đúng luật chơi mà còn tuân thủ lôgic nội tâm của các nhân vật mình đóng. Trẻ hoạt động độc lập và tự điều khiển trò chơi trong quá trình chơi. Trong khi chơi trẻ hoạt động rất tích cực và bộc lộ hết mình, chúng tự làm lấy mọi việc. Trong cuộc chơi, mỗi cá nhân trẻ đều có trách nhiệm làm tròn công việc được phân công, nếu không trò chơi sẽ bị thất bại hoặc đứa trẻ đó bị loại ra khỏi cuộc chơi. Do đó trẻ đã phải tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu trò chơi, để không bị phạm luật và giành thắng lợi.”[4]

- Trong TC, các em luôn có những sáng kiến, đó chính là những yếu tố sáng tạo khởi đầu. TC khiến trẻ phải liên tục tư duy và tưởng tượng. Chính vì vậy trẻ được phát triển về mọi mặt. Dựa vào TC, người GV có thể tác động tích cực lên tình cảm của các em một cách có kế hoach, mục đích sao cho phù hợp với sự phát triển của trẻ.

1.3.2.3.Cấu trúc của trò chơi toán học

Cấu trúc của TCTH bao gồm:

- Tên TC: Tên TC phải hấp dẫn, ngắn gọn để tạo được mong muốn chơi cho các em.

- Mục đích: TC nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của TC sẽ quy định HĐ chơi được thiết kế trong trò chơi.

- Đồ dùng TC: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong TCHT.

- Nêu luật chơi: Nêu rõ quy định của TC, quy định thắng thua của TC. Giáo viên nêu rõ những ai trực tiếp chơi, ai là cổ động viên và ai là người đánh giá ( người đánh giá không nhất thiết là giáo viên).

- Nêu cách chơi: GV phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu cho học sinh.

1.3.2.4.Cách tổ chức trò chơi toán học

Thời gian tiến hành: Thường từ 5 – 7 phút. - Giới thiệu TC:

+ Giới thiệu tên TC.

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.

- Nhận xét: Nhận xét kết quả chơi, GV kết luận những nội dung, kiến thức được củng cố qua TC, những việc cần tránh.

- Thưởng – phạt: Công bằng, khách quan, sao cho người chơi cảm giác thoải mái, kích thích hứng thú học tập của HS. Phạt những học sinh thua cuộc bằng những hình thức như hát một bài hay nhảy lò cò…

1.3.2.5. Phân loại trò chơi toán học

TCTH cũng có nhiều cách phân loại khác nhau:

- Nếu xét theo mục đích và quy trình tiết học nói chung, TCTH có thể được phân là:

+ TC nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. + TC nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng. + TC nhằm ôn tập, thực hành, rèn luyện tư duy.

- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của toán tiểu học, ta có:

+ TC về số học. + TC về giải toán.

+ TC về đại lượng và đo đại lượng. + TC về hình học.

+ TC về toán thông kê.

- Nhưng nếu xét theo các hình thức tổ chức dạy học, thì TCTH có thể phân ra thành 2 loại như sau:

+ TC trong HĐ nội khóa. + TC trong HĐ ngoại khóa.

- Nếu xét theo tính chất HĐ của TC thì có thể chia làm 2 loại:

+ TC trí tuệ kết hợp với vận động.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)