Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 98 - 113)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.2.Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi thực hiện xong các tiết học đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh ở hai mặt: tri thức và kĩ năng thông qua một bài kiểm tra.

Bài kiểm tra được đánh giá với 2 mặt kiến thức và kĩ năng. Đánh giá kiến thức học sinh sau quá trình thực nghiệm chúng tôi thiết kế bài kiểm tra theo phụ lục 2, với thang điểm 10. Các nội dung trong bài kiểm tra xoay quanh các bài dạy thực nghiêm. Về kĩ năng chúng tôi đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng với các yêu cầu cũng xoay quanh các bài dạy thực nghiệm. Tiêu chí đánh giá kĩ năng được xác định trong phụ lục 3.

Để xác định mức độ hứng thú học tập của học sinh chúng tôi phân tích chủ yếu qua quan sát biểu hiện học sinh trong giờ học. Với các tiêu chí được ghi trong biên bản dự giờ gồm có:

-Tập trung chú ý, ít phân tán trong giờ học toán. -Tích cực phát biểu bài

-Tự tin trả lời to theo hiệu lệnh, hay câu hỏi giáo viên đặt ra

- Hiệu ứng âm lượng của cả lớp trả lời câu hỏi của giáo viên khi kết thúc bài học khi được hỏi: “các em có thích bài học hôm nay không”.

* Kết quả đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức

Để thuận tiện cho việc tổng hợp kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh chúng tôi quy ước các mức điểm như sau:

+ Điểm giỏi: 9, 10 + Điểm khá: 7, 8 + Điểm TB: 5, 6

+ Điểm yếu: dưới 5 điểm

Kết quả đánh giá lĩnh hội kiến thức của học sinh được tổng hợp trong bảng sau

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường tiểu học Vĩnh Phú Mức độ đạt Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Giỏi 20 57 8 22,8 Khá 13 37 15 42,8 Trung bình 2 6 12 34,4 Yếu 0 0 0 0

Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường tiểu học Vĩnh Phú

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường tiểu học Dữu Lâu

Mức độ đạt Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Giỏi 19 59,3 7 21,4 Khá 11 34,3 14 43,8 Trung bình 2 6,4 11 34,8 Yếu 0 0 0 0

Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường tiểu học Dữu Lâu

Từ kết quả đánh giá tri thức của bảng 3.5, bảng 3.6 và biểu đồ 3.3, biểu đồ 3.4 cho thấy kết quả học tập lớp thực nghiệm ở cả 2 trường tiểu học Vĩnh Phú và Dữu Lâu đều cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể, tại trường TH Vĩnh Phú tỉ lệ điểm giỏi lớp thực nghiệm là 57% trong khi đó điểm giỏi lớp đối chứng chỉ là 22,8%. Tỉ lệ điểm yếu lớp thực nghiệm chỉ có 6% trong khi đó lớp đối chứng là 34,4%; tại trường TH Dữu Lâu tỉ lệ điểm giỏi lớp thực nghiệm là 59,3 trong khi đó tại lớp đối chứng điểm giỏi chỉ có 21,4. Điểm trung bình tại lớp thực nghiệm trường TH Dữu Lâu chỉ có là 6,4%, trong khi đó tại lớp đối chứng điểm trung bình cao hơn

hẳn, chiếm tỉ lệ 34,8%. Trong kết quả kiểm tra tri thức tại 2 trường TH Vĩnh Phú và Dữu Lâu đều không có học sinh bị điểm yếu.

Từ kết quả này cũng cho thấy việc tổ chức trò chơi học tập đã đem lại hiệu quả cao hơn đó là giúp học sinh tiếp thu tri thức tốt hơn so với dạy học thông thường trên lớp.

* Kết quả đánh giá kĩ năng

Sau khi chấm kết quả kiểm tra xác định mức độ lĩnh hội kiến thức, chúng tôi tiếp tục quan tâm đến yêu cầu về mặt kĩ năng của học sinh thể hiện trong bài kiểm tra, đồng thời kết hợp với quan sát quá trình làm bài tập của học sinh. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng học sinh được xác định theo phụ lục 3. Mức độ đạt yêu cầu về kĩ năng học sinh cũng tương đồng với kết quả xếp loại học sinh. Những học sinh đạt mức điểm giỏi thì có kĩ năng ở mức 1 – rất thành thạo, những học sinh đạt mức điểm khá thì tương đối thành thạo các kĩ năng. Còn những học sinh ở mức điểm Trung bình trở xuống thì hầu như chưa thành thạo hết các kĩ năng theo yêu cầu.

* Kết quả đánh giá mức độ hứng thú

Quan sát học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng của cả 2 trường tiểu học Vĩnh Phú và Dữu Lâu thông qua dự giờ chúng tôi nhận thấy:

Với lớp thực nghiệm trong quá trình dạy học có sử dụng các trò chơi toán học học sinh tập trungchú ý tốt hơn, ít phân tán trong giờ học, ít nói chuyện và làm việc riêng; học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài va tự tin trả lời các câu hỏi, trả lời to theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi được giáo viên hỏi “các em có thích bài học hôm nay không?” – nhận thấy hiệu ứng âm thanh vang lớn, tiếng đồng thanh rất lớn “có ạ”.

- Tại lớp đối chứng chúng tôi cũng quan sát theo các tiêu chí như trên và ghi trong biên bản. Kết quả quan sát cho thấy còn rất nhiều học sinh chưa chú ý trong giờ học, nhiều học sinh phân tán hay làm việc riêng và nói chuyện riêng. Nhiều học sinh chưa tích cực phát biểu bài, nhiều học sinh chưa tự tin trả lời câu hỏi và chưa hô to theo hiệu lệnh. Kết thúc bài học, khi được hỏi “các em có thích bài học hôm nay không?” thì hiệu ứng âm thanh chưa vang. Chỉ một số học sinh hô to “có ạ”, còn lại trả lời trống đối, hiệu ứng âm thành trầm trong tiếng “có ạ” kéo dài.

Hứng thú học tập của học sinh còn được thể hiện rõ qua trò chuyện với học sinh, đa số các em đều mong muốn các giờ học toán đều hấp dẫn như thế này. Các giáo viên thì nói rằng tổ chức trò chơi trong học toán đã có tác dụng giúp học sinh tiếp thu tri thức tốt hơn, kỹ năng được rèn luyện nhiều hơn và còn rèn cho học sinh những khả năng như tư duy, phản xạ...

Kết quả trên chứng tỏ rằng việc tổ chức trò chơi trong học toán kích thích sự hứng thú của các em nhiều hơn so với cách dạy thông thường, giờ học nhẹ nhàng mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Như vậy việc tổ chức trò chơi toán học có thể thực hiện được trong dạy học toán. Hiệu quả của nó đối với dạy học toán là rất rõ rệt trong việc giúp học sinh lĩnh hội tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng và tăng cường hứng thú học tập. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả đó thì cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp và tổ chức theo một quy trình hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn toán cho HS lớp 1 đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh kỹ năng thành thạo hơn và HS hứng thú hơn so với việc dạy học không sử dụng trò chơi.

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học toán cho học sinh lớp 1 đã bước đầu thành công ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đa số HS đều rất hứng thú tham gia trò chơi khi GV vận dụng đan xen, phối hợp một cách hiệu quả trong tiết học. Điều đó chứng tỏ trò chơi toán học mang lại cho các em rất nhiều lợi ích, diễn ra một cách nhẹ nhàng, phù hợpvới năng lực của các em. HS được học thông qua chơi, chơi thông qua việc học.

Tổ chức dưới hình thức trò chơi tạo nên một không khí sôi động hào hứng cho các em chơi và cả HS làm khán giả cổ vũ. Qua đó, các em yêu thích môn Toán hơn và việc học môn toán sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, các em rất thích tham gia trò chơi vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi, trình độ và sức khỏe của bản thân. Nếu các trò chơi này tiếp tục triển khai, mở rộng thì chắc chắn sẽ được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của HS và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Như vậy, trò chơi toán học còn góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho HSTH. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phải tùy theo điều kiện, khả năng của HS từng trường để tổ chức trò chơi sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Trò chơi toán học có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh, nó là phương tiện giúp học sinh làm quen và khám phá thế giới, phát triển tư duy. Trò chơi được đưa vào dạy học môn toán ở các lớp đầu cấp Tiểu học đã tạo được hứng thú học tập ở các em, giúp các em lĩnh hội các tri thức toán học một cách nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn. Chính vì vậy, việc đưa trò chơi vào dạy học toán là phù hợp và rất cần thiết đối với lứa tuổi học sinh đầu cấp Tiểu học.

Việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán ở lớp 1 một cách có hiệu quả đã nâng cao được chất lượng dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng trong trường Tiểu học hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả của việc dạy toán lớp 1, khi tổ chức trò chơi toán học người giáo viên phải biết lựa chọn, thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung, mục tiêu của từng bài học, nắm bắt được các biện pháp, quy trình tổ chức trò chơi. Có như vậy mới duy trì được sự hứng thú chơi, nâng cao kỹ năng chơi, phát huy được tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.

So với nhiệm vụ đề tài đặt ra, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

+ Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng trò chơi toán học trong dạy học lớp 1.

+ Thiết kế được 22 trò chơi toán học lớp 1 và xây dựng quy trình tổ chức các trò chơi đó.

+Thử nghiệm ở trường Tiểu học Vĩnh Phú- Huyện Phù Ninh và trường Tiểu học Dữu Lâu- Thành phố Việt Trì để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các trò chơi

+ Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được.

Như vậy, mục đích nghiên cứu đặt ra đã đạt được và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT của các địa phương cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về trò chơi toán học, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa để bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi toán học cho các giáo viên tiểu học.

Tổ chức cho giáo viên dự giờ, thao giảng nhằm học hỏi kinh nghiệm về cách dạy tốt.

Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học nhằm có nhiều đổi mới và sáng tạo trong dạy học.

Các cấp quản lý cần kiểm tra và đánh giá thường xuyên việc tổ chức trò chơi toán học nói riêng và trò chơi học tập ở trường tiểu học nói chung. Tránh hiện tượng tổ chức một cách hình thức trong các hội thi, cần biến việc tổ chức trò chơi toán học trong dạy học như một phong trào, một việc làm thường xuyên.

Các nhà sư phạm, nhà giáo dục cần thiết kế sẵn nhiều hơn nữa trò chơi toán học của tất cả các khối lớp để giáo viên làm cơ sở tham khảo phục vụ cho bài dạy của mình và có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết để giáo viên dễ dàng sử dụng mà không phải mất quá nhiều thời gian và công sức.

Cần nắm chắc đặc điểm phương pháp dạy học nói chung và vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi nói riêng.

Cần có các biện pháp đối với học sinh có năng lực trình độ khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nhằm giúp các em tiếp thu những kiến thức phù hợp với khả năng của mình.

Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách tỉ mỉ và cẩn thận.Nắm chắc các chương trình, soạn giáo án tốt để mang lại hiệu quả cao.

Các giáo viên cần có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức về các trò chơi toán học nhằm bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi dạy học của chính mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD & ĐT (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ” được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo.

2. Bộ GD & ĐT (2018),Chương trình môn Toán.

3. Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Nxb Giáo dục và Nxb Đại học sư phạm.

4. Bộ GD & ĐT, Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Nxb Giáo dục

5. Bộ GD & ĐT, Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới, Nxb Giáo dục (2004) 6. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên, 2003), Sách giáo khoa Toán 1, NXB Giáo dục.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Số 29 NQ/TW Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp.

9. Đỗ Tiến Đạt_ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học thông qua các bài toán đố vui và trò chơi học tập. Nghiên cứu GD số 9/1999

10. Nguyễn Đông (2009), Đổi mới phương pháp dạy Toán lớp 1 ở tiểu học, sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

11. Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm_ 100 trò chơi học toán lớp 1, NXBGD (2004)

12. Phan Thị Hạnh Mai_ Trò chơi với HS Tiểu học. Tạp chí GD số 65/8/2003. 13. Phạm Thanh Tâm_ Trò chơi học tập trong toán 1. Nghiên cứu GD 8/1998 14. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2014), Giáo trình Giáo dục học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.

15. Hà Nhật Thăng (chủ biên) Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho HS_ NXBGD 2003.

16. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

17. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB ĐHSP HN.

18. Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam (2019), Hướng dẫn dạy học môn Toán Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học sư phạm.

19. Các website

http:// www.oecd.org/dataoecd/47/61/35070367.pdf

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, Đổi mới phương pháp dạy toán ở Tiểu học. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, các trò chơi học tập trong chương trình toán1.

https://pomath.vn/2017/10/17/ren-luyen-nang-luc-phat-hien-va-giai-quyet-van-de- cho-hoc-sinh-tieu-hoc-thong-qua-day-hoc-mon-toan/

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

KÍNH GỬI THẦY CÔ

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế và vận dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp1”.

Để tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng và tổ chức trò chơi Toán học cho HS lớp 1. Xin quý thầy cô vui lòng cho chúng tôi biết những ý kiến xoay quanh về vấn đề này. Chúng tôi xin đảm bảo ý kiến của thầy cô hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu đề tài, không vì mục đích nào khác.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 98 - 113)