Chương trình môn toán lớp1 mới

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 43 - 53)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.Chương trình môn toán lớp1 mới

5 bộ sách giáo khoa lớp 1 sắp đưa vào sử dụng trong các trường học tới đây được viết sinh động và hấp dẫn, với nhiều hoạt động tăng cường làm việc nhóm và phát triển năng lực của học sinh.

- Với bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” tác giả Hà Huy Khoái cho biết “Bài học được cấu trúc theo chủ đề chứ không cấu trúc theo tiết. Do đó giáo viên có thể linh hoạt khi giảng dạy. Trong mỗi bài học sẽ có 4 phần. Phần 1 là Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới. Ở phần Hoạt động, học sinh được thực hành để nắm kiến thức. Phần thứ 3 là các Trò chơi. Trò chơi được thiết kế để có thể tổ chức cho các em tự chơi một mình, theo cặp hoặc theo nhóm và về nhà có thể chơi với gia đình. Phần thứ 4 là Luyện tập để ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức. Trong bộ sách có nhóm nhân vật xuyên suốt và lớn lên cùng HS cấp Tiểu học.”

Hình ảnh 1.2: Nhóm nhân vật xuyên suốt và lớn lên cùng học sinh cấp tiểu học trong sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có khoảng 8 trò chơi, trung bình khoảng 3 tuần thì sẽ có 1 trò. Ví dụ trò Bắt gà xuất hiện cuối bài 1 khi dạy xong các số từ 1 đến 10. Trò chơi Đưa ong về tổ bằng tung xúc xắc,…Bộ sách gắn Toán học với thực tiễn, lồng ghép tích hợp nội dung liên môn như đưa nội dung câu chuyện Rùa và Thỏ, Dế mèn phiêu lưu ký,… qua các câu chuyện ngụ ngôn học được cách xem giờ,…

Sách đặc biệt chú trọng kênh hình minh họa để học sinh dễ tiếp cận.

- Với bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” tác giả Đinh Thế Lục cho rằng: “Mỗi bài học được thiết kế theo 4 hoạt động cơ bản với trình tự nhất định: Khởi động (giáo viên đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiến thức mà học sinh sẽ học); Khám phá (từ một tình huống cụ thể nào đó trong thực tế, học sinh sẽ mô hình hóa rồi rút ra kết luận và kết luận đó chính là kiến thức mà các em được học); Luyện tập; Vận dụng (để học sinh biết kiến thức đó ứng dụng trong thực tế như thế nào). Như vậy, giáo viên chỉ là người đứng ra đạo diễn, còn người thực hiện chính, trung tâm của hoạt động là các học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động thì các em sẽ nắm được kiến thức rõ ràng hơn, hiểu được vì sao có và vì sao cần kiến thức đó.”

Hình ảnh 1.3: Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” mỗi bài học được thiết kế theo 4 hoạt động cơ bản

Điểm mới thứ 2 là sách được kiến tạo rõ ràng, rành mạch từng bước, tránh những kỹ thuật lắt léo.

Điểm mới thứ 3 là hướng cho học sinh việc học hợp tác với nhau. Trong sách thiết kế rất nhiều hoạt động theo nhóm, theo cặp và theo lớp. Học sinh có thêm tương tác với nhau, chứ không chỉ tương tác với giáo viên.

Sách cũng được thiết kế giúp người dùng nhận diện cao từng hoạt động với

thiết kế ký hiệu và màu sắc riêng. Cùng đó, nhận diện các môn học thông qua màu đỉnh sách, với sách toán là màu đỏ phía trên.

Điểm mới thứ 4 là tích hợp nhiều hơn. Sách về toán không chỉ thuần túy có toán (tích hợp giữa hình học và đại số, đo lường và số học,...) mà tích hợp nhiều môn học khác. Ví dụ, ở phần vận dụng, có thể yêu cầu các học sinh sưu tầm các loại hoa có cùng số cánh hoa,...

Hình ảnh 1.4: Sách Toán “Cùng học để phát triển năng lực” có tính tích hợp cao.

Điểm mới cuối cùng là sách được thiết kế đẹp, bắt mắt; bố trí nhiều và hài hòa giữa kênh hình và chữ. Phân bổ mỗi trang là 1 tiết nên rất thuận tiện cho học sinh học. “Đối với học sinh nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên là nhìn vào cuốn sách phải có sự thích thú. Bởi nếu nhìn vào chỉ toàn những con số chi chít thì sẽ dễ chán.Trong khi điều quan trọng là gây được hứng thú trong học tập”. Sách cũng được thiết kế với khả năng nhận diện cao từng môn học thông qua màu bìa sách. Một điểm khác biệt của bộ sách so với sách hiện hành là có rất nhiều trò chơi Toán học, tức là học Toán thông qua hoạt động vui chơi. Thông qua các trò chơi có sự tương tác, học sinh sẽ tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và học các phép toán cơ bản. Ví dụ trong bài học dạy học sinh xem giờ học sinh sẽ tham gia trò chơi “Đưa ong về tổ”. Các em sẽ tung các quân xúc xắc, rồi đi đến các ô tương ứng và đọc giờ ở ô đó. Các em sẽ tập trung vào hoạt động thi xem ai đưa ong về sớm nhất, chứ không chăm chăm nhìn vào mấy cái đồng hồ trong sách giáo khoa rồi đọc giờ như trong sách hiện hành.

- Bộ sách “Cánh Diều” quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%; Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm khoảng 5%.

Hình ảnh 1.5: Sách Toán “Cánh Diều”

Theo ông Nguyễn Bá Cường (giám đốc NXB sư phạm) cho biết: “Về nội dung bộ sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện hành (tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn). Sách có mục tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng (trực quan) một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Thực hành lắp

ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài, đọc giờ đúng, xem lịch (lịch tờ hàng ngày); Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống. Khác với sách hiện hành, bộ sách này có cấu trúc nội dung và thiết kế quy trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.”

Ngoài ra, trong sách có thiết kế dạng bài “Em vui học Toán” nhằm tăng cường hoạt động thực hành và trải nghiệm, bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành theo tinh thần xuyên suốt của bộ sách “Cánh Diều” là “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.

Với đối tượng sử dụng là học sinh lớp 1, Bộ sách “Cánh Diều” cũng đặc biệt được chú trọng tới các trò chơi đặc sắc. Điều này không chỉ giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức hơn mà các thầy cô giáo cũng dễ dàng mang đến những tiết học sôi động, thú vị và sinh động.

- Với bộ sách “Chân trời sáng tạo” nội dung sách chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Mỗi đơn vị kiến thức đều được hình thành qua việc sử dụng các phẩm chất của HS (theo yêu cầu của Chương trình tổng thể) và năng lực đặc thù môn Toán, gồm: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học.

Sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Mỗi bài học ưu tiên để HS tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng; HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập. Các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành qua quá trình “làm toán”, đặc biệt qua việc giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, qua các hoạt động Đất nước em hình thành cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái xuyên suốt quá trình học tập.

Bộ sách tăng cường kết nối giữa phụ huynh và HS thông qua hoạt động ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em mình; các hoạt động tham khảo tạo thêm cơ hội giúp HS áp dụng kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống. Sách toán được tích hợp xoay quanh hai mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và đo lường.

Mặt khác, thông qua các nội dung được học, kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác. Chẳng hạn, với quan điểm đồng hành cùng Tiếng Việt trong quá trình dạy học, sách chủ động dạy một số từ và cấu trúc câu thiết yếu cho môn Toán theo cách thức dạy tiếng mẹ đẻ, không đi sâu vào âm, vần. Đối với môn Tự nhiên và xã hội, sách toán đề cập nhiều tới trái cây Việt Nam, các con vật quen thuộc, cảnh quan chốn thị thành, miền quê, vùng biển đều xuất hiện, bản đồ Việt Nam cũng được HS làm quen một cách tự nhiên ngay từ lớp 1. Từ các nội dung bài học của môn toán, hoạt động về nhà hình thành cho HS nề nếp học tập, sinh hoạt, chuẩn mực đạo đức qua mỗi tiết học. Nhiều hình ảnh trong SGK cổ vũ HS chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể, vận động và rèn luyện sức khoẻ, cổ vũ HS ca hát, biểu diễn âm nhạc… Các hoạt động thực hành và trải nghiệm có thể được tổ chức trong lớp học, sân trường, câu lạc bộ… Các hoạt động này vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề dưới hình thức một tình huống giả định hoặc thực tế cuộc sống. Qua đó, HS được ôn tập các kiến thức cốt lõi, phát triển các phẩm chất cũng như năng lực đặc thù bộ môn.

Đặc biệt bộ sách “Chân trời sáng tạo” có thêm hoạt động trò chơi sau mỗi bài học giúp học sinh củng cố lại nội dung, kiến thức của bài. Ví dụ bài 2 “Nhiều hơn, ít hơn” sau khi được học nội dung bài mới học sinh sẽ được hoạt động chơi trò chơi “Nhiều hơn, ít hơn” Giáo viên đưa tấm bìa vẽ: một bên có 4 bông hoa, một bên có 2 cái lá. Học sinh nhìn nhanh, nêu nhanh xem hoa nhiều hơn lá hay lá nhiều hơn hoa, …Tuy nhiên các trò chơi còn được thể hiện ít, chưa đa dạng.

Bảng 1.9. Nhận xét tổng thể về chương trình môn toán lớp 1 so với chương trình hiện hành

Mặc dù quan điểm xây dựng chương trình có nhiều điểm khác đáng kể so với chương trình hiện hành. Tuy nhiên yêu cầu cần đạt về nội dung kiến thức không có nhiều thay đổi. Với chương trình hiện hành được phân làm 4 mạch kiến thức: Số

học; yếu tố hình học; đại lượng và đo đại lượng; giải bài toán có lời văn.Thì chương trình mới gộp lại 2 mạch kiến thức: Số và phép tính; hình học và đo lường. Nội dung giải toán có lời văn đề cập trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức. Điều đó cho thấy hoạt động trò chơi toán học cho học sinh vẫn có thể tiến hành thậm chí có thể làm phong phú hơn thông qua hoạt động trải nghiệm. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi định hướng thiết kế các TCTH cho HS lớp 1 phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 43 - 53)