Thiết kế minh họa một số giáo án sử dụng trò chơi toán học trong dạy

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 73)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.5.4.Thiết kế minh họa một số giáo án sử dụng trò chơi toán học trong dạy

Giáo án 1:

Bài 3: Hình vuông, hình tròn I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nhận biết bước đầu về hình vuông, hình tròn. - Nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

2. Kĩ năng

- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

- Thích tìm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. - HS yêu thích môn toán, hăng hái xây dựng bài. - Giáo dục cho HS tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số hình vuông hình tròn bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa…) có kích thước màu sắc khác nhau.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- GV đưa ra số lượng hai nhóm đồ vật khác nhau. (HS so sánh số lượng hai nhóm đồ vật đó).

- Nhận xét KTBC:

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : ... ... ... Giáo án 2: Bài 6: Các số 1,2,3 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Có khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3.

2. Kĩ năng

- Biết đọc, viết các số 1,2,3.

- Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.

- Nhận biết số lượng các nhóm có 1 ; 2; 3 đồ vật và thứ tự các số 1; 2; 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên.

3.Thái độ

- Thích đếm số từ 1 đến 3.

- HS yêu thích môn toán, hăng hái xây dựng bài. - Giáo dục cho HS tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- GV đưa ra một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác màu sắc khác nhau .(2HS nêu tên các hình đó ).Xếp các hình trên thành một hình khác.(2 HS xếp hình). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận xét KTBC:

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

... ...

Giáo án 3:

Bài 49: Phép cộng trong phạm vi 7 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng. Thành lập ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

2. Kĩ năng

- Biết làm phép tính cộng trong phạm vi 7.

3.Thái độ

- HS yêu thích môn toán, hăng hái xây dựng bài. - Giáo dục cho HS tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình tam giác, hình vuông, hình tròn mỗi loại có số lượng là 7 cái. Phiếu học tập BT 3, bảng phụ ghi BT 1, 2, 3,

- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.Vở Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Làm bài tập 3/ 67:(Điền dấu < , >, =). 1HS nêu yêu cầu.

(3 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con) GV nhận xét ghi điểm. - Nhận xét KTBC:

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

... ... ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lí luận và thực trạng vận dụng TCTH nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS lớp 1 ở chương I, chương II tập trung:

Nêu lên đặc điểm chương trình môn toán lớp 1 cũ và chương trình môn toán lớp 1 mới (chương trình GDPT2018).

Từ định hướng thiết kế và nguyên tắc tổ chức TCTH cho HS lớp 1.

Đề xuất 22 trò chơi toán học dành cho HS lớp1, bao gồm: Các trò chơi vận dụng theo mạch kiến thức về số và phép tính; các trò chơi vận dụng theo mạch kiến thức hình học và đo lường. Trong đó các trò chơi chủ yếu giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản, học sinh có sự chủ động trong hoạt động học tập; giáo viên nâng cao sự sáng tạo chú ý đến việc thiết kế bài học cho học sinh nhằm dẫn dắt các em theo định hướng phát triển năng lực người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân mỗi học sinh.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các trò chơi, quy trình tổ chức đã đề ra ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 trường Tiểu học ở địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Thời gian và cơ sở thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. - Cơ sở thực nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do giới hạn của đề tài và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 1 của hai trường Tiểu học, đại diện cho các vùng thuộc tỉnh Phú Thọ, đó là:

+ Trường Tiểu học Vĩnh Phú - xã Vĩnh Phú - huyện Phù Ninh + Trường Tiểu học Dữu Lâu - thành phố Việt Trì

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

Sử dụng một số trò chơi toán học đã thiết kế ở các bài dạy : + Phép cộng trong phạm vi 7.

+ Hình vuông, hình tròn + Các số 1,2,3.

3.1.4. Phương pháp tổ chức thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn hai lớp 1A và 1C là lớp thực nghiệm và hai lớp 1B và 1D là lớp đối chứng. Trình độ học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau. Hai giáo viên dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng có trình độ nghiệp vụ tương đương nhau. Phương pháp giảng dạy ở các lớp này cơ bản như nhau, chỉ khác là: ở lớp thực nghiệm có sử dụng một số trò chơi để thiết kế và tổ chức trò chơi đó theo quy trình để đề ra trong đề tài, còn lớp đối chứng thì không sử dụng trò chơi.

Kết quả thực hiện các tiết học được đánh giá qua một bài kiểm tra khảo sát, đồng thời qua việc quan sát lớp học khi dự giờ và phân tích ý kiến của học sinh trong phiếu hỏi (có mẫu được trình bày ở phần Phụ lục 2), thông qua việc trò chuyện với giáo viên và học sinh sau giờ học.

3.2. Tổ chức thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được thực hiện theo ba giai đoạn: * Chuẩn bị thực nghiệm

* Triển khai thực nghiệm

* Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm

3.2.1.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Chúng tôi đã dựa vào kết quả xếp loại học lực cuối kỳ I của học sinh để chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả lựa chọn được thể hiện ở các bảng sau.

Bảng 3.1: Thống kê số lượng học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng

STT Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

1 Tiểu học Vĩnh Phú 1A 35 1B 35

2 Tiểu học Dữu Lâu 1C 32 1D 32

Bảng 3.2: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu học Vĩnh Phú

Xếp loại Lớp

Điểm giỏi Điểm Khá Điểm trung bình

SL % SL % SL %

Thực nghiệm 12 34,3 19 54,3 4 11,4

Biểu đồ 3.1: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu học Vĩnh Phú

Bảng 3.3: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu học Dữu Lâu

Xếp loại Lớp

Điểm giỏi Điểm Khá Điểm trung bình

SL % SL % SL % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực nghiệm 15 46,9 16 50 1 3,1

Biểu đồ 3.2: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu học Dữu Lâu

Từ biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2 cho thấy trước khi tiến hành thực nghiệm kết quả xếp loại học lực của HS lớp thực nghiệm (lớp 1A, 1C) và lớp đối chứng (lớp 1B, 1D) như sau: số lượng HS giỏi, số lượng HS khá và HS trung bình của 2 nhóm lớp là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, trường Tiểu học Vĩnh Phú số HS giỏi ở lớp thực nghiệm là 34,3% thì số HS giỏi lớp đối chứng là 37,1%. Số HS khá của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng nhau và đều chiếm 54,3%. Số HS trung bình ở lớp thực nghiệm là 11,4% thì ở lớp đối chứng là 8,6% nhiều hơn 1 HS. Trường Tiểu học Dữu Lâu số HS giỏi ở lớp thực nghiệm là 46,9% thì số HS giỏi lớp đối chứng là 44%. Số HS khá của lớp thực nghiệm là 50%, ở lớp đối chứng là 52,9% ít hơn 1HS. Số HS trung bình ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng nhau và đều chiếm 3,1%.

3.2.1.2. Chọn giáo viên giảng dạy các lớp thực nghiệm và đối chứng

Tìm hiểu các điều kiện về thâm niên công tác, số năm giảng dạy lớp 3 và các thành tích thi giáo viên giỏi của giáo viên. Chúng tôi chọn giáo viên lớp TN và ĐC có trình độ nghiệp vụ tương đương nhau.

3.2.1.3. Biên soạn bài giảng thực nghiệm

thiết kế giáo án giảng dạy. Việc thiết kế giáo án giảng dạy chú trọng sử dụng các trò chơi trong các hoạt động cần thiết nhằm củng cố kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Với lớp đối chứng: Chúng tôi không can thiệp về phương án tổ chức dạy học, vì thế giáo viên giảng dạy theo phương pháp thông thường.

3.2.2. Triển khai thực nghiệm

Các giáo viên lớp thực nghiệp và đối chứng các trường tiểu học Vĩnh Phú và Dữu Lâu tiến hành giảng dạy với các bài dạy:

Bài 1: Phép cộng trong phạm vi 7 Bài 2: Hình vuông hình tròn Bài 3: Các số 1,2,3

3.3. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau thời gian thực nghiệm, HS ở lớp thực nghiệm đã có những tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:

HS chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, tham gia phát biểu xây dựng bài. HS củng cố kiến thức trong sách giáo khoa. HS biết kết nối kiến thức.

HS được trình bày ý kiến cá nhân, đưa ra quan điểm của bản thân về những vấn đề đặt ra trong bài học.

HS nhanh chóng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài.

HS hứng thú với bài học từ đó khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng.

HS tích cực, sôi nổi tham gia các hoạt động trong bài, do đó giải quyết các bài toán nhanh và có hiệu quả hơn.

Chúng tôi tiếp tục xin ý kiến 12 của giáo viên bao: gồm 4 giáo viên lớp 1 (2 giáo viên dạy thực nghiệm, 2 giáo viên dạy đối chứng), 2 tổ trưởng chuyên môn của 2 trường tiểu học, 4 hiệu phó của 2 trường tiểu học và 2 hiệu trưởng. Nội dung xin ý kiến chúng tôi tập trung các vấn đề sau:

-Chất lượng kế hoạch bài dạy thực nghiệm, - Sự khả thi của biện pháp đề xuất,

- Việc nắm bắt kiến thức mới cũng như hứng thú của học sinh khi sử dụng trò chơi học tập trong giờ học toán

Việc đánh giá được xác định theo các mức độ như sau: Mức độ 1: Rất tốt/ Rất khả thi/ Rất hấp dẫn/ Rất hứng thú

Mức độ 2: Tương đối tốt/ Tương đối khả thi/ Tương đối hấp dẫn/ Tương đối hứng thú

Mức độ 3: Không tốt/ Không khả thi/ Không hấp dẫn/ Không hứng thú Kết quả xin ý kiến được cho trong bảng sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến giáo viên về hoạt động thực nghiệm

Nội dung Mức độ đánh giá

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Chất lượng kế hoạch bài dạy thực

nghiệm

11 91 1 9 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự khả thi của biện pháp đề xuất 10 83 2 17 0 0 Sự hấp dẫn nội dung khi khai thác bài

toán có sử dụng trò chơi học tập

9 75 3 25 0 0

Việc nắm bắt kiến thức mới cũng như hứng thú của học sinh khi sử dụng trò chơi học tập trong giờ học toán

11 91 1 9 0 0

Tổng hợp kết quả trong bảng 3.4 cho thấy, trong các nội dung hầu hết giáo viên đánh giá mức 1 (từ 75% đến 91%), chỉ một số ít giáo viên đánh giá mức 2 (nhiều nhất là 25%). Cụ thể: 91% giáo viên đánh giá chất lượng bài dạy thực nghiệm rất tốt, chỉ 01 giáo viên (chiếm 9% ) đánh giá là tương đối tốt, với lí do chưa minh họa được hình ảnh minh họa của trò chơi; Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, có 10 giáo viên (chiếm tỉ lệ 83%) đánh giá rất khả thi, có 2 giáo viên (chiếm tỉ lệ 17%) đánh giá tương đối khả thi, không có giáo viên nào đánh giá không khả thi; Về sự hấp dẫn nội dung khi khai thác bài toán có sử dụng trò chơi học tập có 9 giáo viên (chiếm tỉ lệ 75%) đánh giá rất hấp dẫn, số còn lại đánh giá

tương đối hấp dân, 3 giáo viên để mức tương đối hấp dẫn được chia sẻ thêm với lí do họ muốn cầu toàn hơn đối với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp kể cả những học sinh không thích toán. Yếu tố ngoại lệ nhưng cũng cho chúng tôi thấy cần phải có nhiều rút kinh nghiệm trong cách tổ chức, để cùng với một trò chơi cách tổ chức linh hoạt khác nhau sự hứng thú các đối tượng học sinh cũng khác nhau; Tiếp tục phân tích đến yếu tố về việc nắm bắt kiến thức mới cũng như hứng thú của học sinh khi sử dụng trò chơi học tập trong giờ học toán, hầu hết giáo viên đánh giá rất tốt (91%) chỉ có 1 giáo viên đánh giá học sinh nắm bắt tương đối tốt khi có sử dụng trò chơi trong học tập toán. Đặc biệt, trong tất cả các nội dung không có giáo viên nào đánh giá ở mức 3.

Như vậy qua phân tích kết quả định tính, bước đầu cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức các trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.

3.3.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi thực hiện xong các tiết học đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh ở hai mặt: tri thức và kĩ năng thông qua một bài kiểm tra.

Bài kiểm tra được đánh giá với 2 mặt kiến thức và kĩ năng. Đánh giá kiến thức học sinh sau quá trình thực nghiệm chúng tôi thiết kế bài kiểm tra theo phụ lục 2, với thang điểm 10. Các nội dung trong bài kiểm tra xoay quanh các bài dạy thực nghiêm. Về kĩ năng chúng tôi đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng với các yêu cầu cũng xoay quanh các bài dạy thực nghiệm. Tiêu chí đánh giá kĩ năng được xác định trong phụ lục 3.

Để xác định mức độ hứng thú học tập của học sinh chúng tôi phân tích chủ yếu qua quan sát biểu hiện học sinh trong giờ học. Với các tiêu chí được ghi trong biên bản dự giờ gồm có:

-Tập trung chú ý, ít phân tán trong giờ học toán. -Tích cực phát biểu bài

-Tự tin trả lời to theo hiệu lệnh, hay câu hỏi giáo viên đặt ra

- Hiệu ứng âm lượng của cả lớp trả lời câu hỏi của giáo viên khi kết thúc bài học khi được hỏi: “các em có thích bài học hôm nay không”.

* Kết quả đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức

Để thuận tiện cho việc tổng hợp kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh chúng tôi quy ước các mức điểm như sau:

+ Điểm giỏi: 9, 10 + Điểm khá: 7, 8 + Điểm TB: 5, 6

+ Điểm yếu: dưới 5 điểm

Kết quả đánh giá lĩnh hội kiến thức của học sinh được tổng hợp trong bảng sau

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường tiểu học Vĩnh Phú Mức độ đạt Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 73)