Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 33 - 42)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.4.5.Kết quả khảo sát

1.4.5.1. Kết quả tìm hiểu về nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi toán học trong dạy học lớp 1

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò-ý nghĩa của việc sử dụng TCTH trong DH lớp 1; về mức độ sử dụng TC của GV trong DH toán lớp 1; tìm hiểu về các nguồn TC để GV lựa chọn, sử dụng trong DH toán lớp 1 ; về mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH toán lớp 1 của GV; tìm hiểu về thời điểm TCTC trong DH toán của GV; tìm hiểu về những khó khăn mà GV thường gặp phải khi TCTC trong DH toán lớp 1; tìm hiểu về các biện pháp, hình thức nhằm nâng cao kĩ năng TCTC của GV ; tìm hiểu về sự hứng thú của HS lớp 1 khi tham gia TCTH qua phiếu phụ lục 1. Chúng tôi tiến hành điều tra với 50 GV của 5 trường TH đã chọn. Kết quả tìm hiểu được thể hiện qua các bảng sau:

*Đối với GV

Để tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng và tổ chức TCTH cho HS lớp 1, tôi tiến hành điều tra 50 GV của 5 trường TH đã chọn.

Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi toán học trong dạy học lớp 1

STT Vai trò, ý nghĩa của trò chơi trong dạy học

toán Số lượng ý kiến

Tỷ lệ %

1 Thay đổi hình thức học tập. 43 86

2 Tăng cường kĩ năng thực hành, vận

dụng được kiến thức đã học. 25 50

3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh, tiếp thu

bài học nhẹ nhàng, hiệu quả. 47 94

4 Hình thành các năng lực trí tuệ và nhân

cách cho học sinh. 26 52

5 Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo

Nhìn vào bảng1.1 ta thấy đa số các GV nhận ra rằng vai trò và ý nghĩa khi tổ chức TC trong dạy bộ môn toán. Nhiều GV cho rằng TCTH có vai trò và ý nghĩa không nhỏ trong việc đổi mới hình thức học tập, không gây mệt mỏi (86%); đồng thời giúp tạo hứng thú HT cho HS, tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả (94%). Bảng 1.2: Tìm hiểu về mức độ SDTC của GV trong DH toán lớp 1 Mức độ sử dụng Số lượng ý kiến Tỉ lệ (%) Thường xuyên 35 70 Thỉnh thoảng 15 30

Không bao giờ 0 0

Bảng 1.2 cho thấy đa số GV nhận thức được phải thường xuyên TCTC trong DH toán lớp 1 (chiếm 70%). Bên cạnh đó, có số ít GV lại nghĩ chỉ nên thi thoảng mới TC cho HS chơi các TC trong giờ Toán (chiếm 30%) bởi vì họ cho rằng việc thiét kế và sử dụng TC phù hợp với nội dung bài là khó. Theo họ chỉ nên TCTC cho HS ở một nội dung bài học nhất định. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có những trò chơi đa dạng và được tổ chức một cách phù hợp.

Bảng 1.3. Tìm hiểu về các nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học toán lớp 1

STT Nguồn trò chơi Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Sách giáo viên 44 88

2 Sách trò chơi toán học 45 90

3 Tự thiết kế 15 30

4 Tham khảo đồng nghiệp 25 50

5 Internet 35 70

Dựa vào bảng 1.3 ta thấy rằng nguồn TC cho GV lựa chọn chính là SGV (88%) và sách trò chơi toán học (90%) hay mạng internet (70 %). Việc tự thiết kế trò chơi của GV còn hạn chế chỉ chiếm 30 %, số GV tham khảo trò chơi từ các bạn đồng nghiệp cũng không cao. Thực tế cho thấy việc tìm kiếm và sử dụng TC để DH là rất khó. Người GV cần tìm kiếm nguồn TC ở nhiều nguồn khác nhau để vận dụng

vào từng tiết dạy còn rất nhiều khó khăn. Điều này chứng tỏ rằng việc lựa chọn và thiết kế trò chơi để phù hợp với bài dạy cụ thể là rất cần thiết.Việc này rất cần thiết để góp phần giúp bài học đạt hiệu quả cao đặc biệt là dạy toán cho HS lớp 1.

Bảng 1.4: Mức độ sử dụng các PP và hình thức TCDH toán lớp 1 của GV STT Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. PP trực quan 44/50 6/50 0 2. PP gợi mở-vấn đáp 41/50 8/50 1/50 3. PP thực hành luyện tập 23/50 18/50 9/50 4. PP giảng giải minh họa 22/50 25/50 3/50 5. PP phát hiện và GQVĐ. 13/50 17/50 20/50 6. Hình thức học theo nhóm 31/50 12/50 7/50 7. Hình thức học cá nhân 43/50 7/50 0 8. Trò chơi học tập 20/50 30/50 0

Bảng 1.4 cho thấy ở những trường TH GV lớp 1 đã vận dụng rất đa dạng các PPDH khác nhau trong DH môn toán. Các PPDH như: trực quan, gợi mở và vấn đáp thường xuyên được vận dụng. Còn PP thực hành và luyện tập, phát hiện GQVĐ, giảng giải minh họa GV ít dùng hơn. Việc TCTC cũng sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Tuy nhiên, hình thức học theo nhóm được đa số GV áp dụng.

Bảng 1.5. Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên

STT Thời điểm Số lượng ý kiến Tỷ lệ %

1 Trong tiết dạy bài mới. 15 30

2 Trong tiết luyện tập thực hành. 35 70

3 Trong hoạt động ngoại khoá. 50 100

Bảng 1.5 cho ta thấy việc TCTC toán học trong các buổi HĐ ngoại khóa là hết sức phù hợp với tâm sinh lí và độ tuổi HSTH. Đồng thời, việc TCTC cho HS ở những giai đoạn không giống nhau. Nhưng việc TCTC trong nội dung LTTH là cần thiết hơn những thời điểm khác, có tới 70% GV thường TCTC cho HS ở nội dung này vì nó giúp HS củng cố-khắc sâu kiến thức và hình thành kỹ năng mới ,giúp các em bớt căng thẳng sau mỗi bài học. Bên cạnh đó, chỉ có 30% GV TCTC trong tiết dạy bài mới còn lại 70% không TCTC khi DH bài mới bởi GV cho rằng TCTC làm mất thời gian nhiều hơn. Ngoài ra việc hướng dẫn trẻ về nhà tự chơi không hề dễ dàng vì GV không thể giám sát và tổ chức. Vì vậy TCTC cho HS ở thời điểm này chỉ chiếm 10%.

Bảng 1.6. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1

STT Khó khăn Số lượng ý kiến Tỷ lệ %

1 Xây dựng, lựa chọn trò chơi 35 70

2 Cơ sở vật chất để tổ chức trò chơi 30 60 3 Hạn chế về kỹ năng tổ chức trò chơi 33 66 4 Thiếu trò chơi, thiếu sách và tài liệu

hướng dẫn cụ thể 15 30

5 Học sinh không hứng thú 5 10

6 Học sinh không có khả năng thực

hiện trò chơi 25 50

7 Thời gian tổ chức 5 10

Bảng 1.6 cho thấy GV còn nhiều khó khăn trong việc TCTC cho HS trong quá trình DH. Khó khăn lớn nhất đó là về vấn đề xây dựng và lựa chọn TC (70%) và hạn chế về cơ sở vật chất để TCTC (60%). Các khó khăn còn lại chiếm tỷ lệ không cao. Như vậy, tăng cường việc TCTC cho HS sẽ phát triển và nâng cao hiệu quả DH nếu khắc phục được khó khăn về: xây dựng, lựa chọn TC; CSVC; hạn chế về kĩ năng TCTC.

Bảng 1.7. Các biện pháp, hình thức nhằm nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên

STT Con đường Số lượng ý kiến Tỷ lệ %

1 Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn

nghiệp vụ.. 22 44

2 Học tập đồng nghiệp. 42 84

3 Đọc các tài liệu hướng dẫn. 10 20

4 Tổ chức theo kinh nghiệm bản thân. 45 90

5 Các biện pháp và hình thức khác 0 0

Bảng1.7 cho thấy đa số các GV đều cho rằng TCTC toán học theo kinh nghiệm của cá nhân (90%), do HT đồng nghiệp (84%). Số GV được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cũng hạn chế (44%). Đặc biệt, chỉ có 20% GV đọc các tài liệu TCTC trong DH toán.

* Đối với học sinh

Để tìm hiểu thực trạng mức độ hứng thú của HS, tôi tiến hành điều tra trên 150 HS lớp 1 của 5 trường tiểu học đã chọn.

Bảng 1.8: Tìm hiểu sự hứng thú của HS lớp1 khi tham gia TCTH

STT Mức độ hứng thú Số lượng (học sinh) Kết quả (%) 1 Rất hứng thú 113 75 2 Hứng thú 21 13,9 3 Không hứng thú 16 11,1

Kết quả thu được ở bảng1.8 cho thấy: có đến 75% số HS rất hứng thú, chỉ có 13,9% số học sinh hứng thú và 11,1% số HS không hứng thú khi tham gia TCTH. Điều này cho thấy rằng hầu hết trẻ đều rất thích thú khi được chơi TCTH, nếu được tổ chức thường xuyên và có biện pháp phù hợp thì trẻ sẽ tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.

d.Nhận xét

Qua điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy môn Toán ở trường TH. Song nhiều GV vẫn chưa nhận thấy được vai

trò quan trọng của việc TC TCTH trong giờ học môn học này. Trong quá trình lên lớp dạy một tiết toán, giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu để nắm quy trình của một tiết dạy và các bước để tổ chức một trò chơi Toán học. Nhưng thực tế trong giờ học khi TCTC cho cả lớp vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn của giáo viên: chưa mang lại niềm say mê học hỏi cho HS, chưa tạo diều kiện, cơ hội để trẻ phát triển sự mạnh dạn và chủ động cho những HS yếu, kém, thái độ rụt rè, chưa giúp trẻ khắc sâu được kiến thức-nội dung môn học… làm ảnh hưởng đến chất lượng của tiết dạy.

1.4.5.2. Thực trạng nguồn trò chơi toán học cho học sinh lớp 1

Trên thực tế cho thấy việc TCTC cho HS trong bộ môn Toán chưa thực sự được quan tâm, đôi khi người GV sợ tốn thời gian và ngại tìm kiếm, sáng tạo và TCTC. Trong đó nguồn cung cấp chính TC để GV sử dụng là SGV hoặc sách TCTH hay mạng internet. Những TC trong SGK hay SGV rất ít, khô khan và đơn điệu. Trong đó có những trò chơi chưa đủ nội dung giúp HS tạo dựng kiến thức-kĩ năng mới và có những TC chưa thực sự giúp HS củng cố được những kiến thức-kĩ năng đã được học và có những trò chơi chưa phát huy được hết khả năng tìm tòi sáng tạo cho các em.

Việc tự thiết kế trò chơi của GV còn hạn chế, hình thức TCTC còn hạn chế và chưa đa dạng. Số GV tham khảo TC của những bạn cùng trường cũng không cao. Thực tế cho thấy việc thiết kế và sử dụng TC trong DH không hề dễ dàng.

1.4.5.3. Thực trạng sử dụng TCTH trong DH toán cho HS lớp 1

- Qua thăm dò ý kiến của các giáo viên và qua thực tế điều tra học sinh khối lớp 1, tôi nhận thấy: nhiều GV khi TC TCTH vẫn chưa phổ biến rõ ràng luật chơi, cách chơi cho học sinh nên nhiều em không hiểu cách chơi như thế nào. Đó là một trong những lí do làm HS chưa củng cố được kiến thức BH thông qua TC.

- Qua việc dự giờ một số tiết Toán cho thấy một số giáo viên chỉ gọi những em khá, giỏi, năng động, nhanh nhẹn tham gia vào TC còn các em học sinh trầm tính, nhút nhát ít gọi vào các TC đó. Do đó môn Toán chưa tạo hứng thú HT cho phần lớn các em HS..

- Thời gian GV TCTC TH vẫn chưa hợp lí: nhiều trò chơi kéo dài gần hoặc hơn 10 phút nên làm mất đi tính hồi hộp, thích thú của các em.

- Trong khi cả lớp đang tham gia trò chơi, nhiều giáo viên không nhắc nhở cả lớp ổn định trật tự lớp, chỗ ngồi nên các em thường hò hét, gõ bàn ghế gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học.

- Khi tổng kết trò chơi, nhiều giáo viên vẫn chưa đưa ra hình thức phạt đúng mức như: phạt từng em hát tặng cả lớp 1 bài hát, hát tập thể… Đây là một trong những lí do khiến trò chơi chiếm quá nhiều thời gian của tiết học Toán.

- Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn xung phong chơi TC và làm thành viên của các đội chơi, một số học sinh ý thức học tập kém.

- Một số gia đình chưa thực sự chưa quan tâm đến việc học cùa con em mình.

- Cơ sở vật chất, đồ dùng DH phục vụ cho HĐTC môn Toán vẫn còn nhiều thiếu thốn.

Những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc TC TCTH trong tiết Toán ở trường, không kích thích, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

Kết luận chung về khảo sát thực trạng

Qua quá trình khảo sát thực trạng về việc TCTC trong DH toán lớp 1 tại 5 trường TH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho các GV và HS tại trường nhằm đánh giá thực trạng DH phân môn Toán và cách vận dụng phương pháp TCTC cho các khối lớp nói chung và các lớp 1 nói riêng nhằm đánh giá một cách khách quan về cách vận dụng phương pháp DH. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hiện nay về việc sử dụng PPTC của GV trong DH môn toán lớp 1 ngoài một số ưu điểm vẫn còn nổi lên nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

a.Thuận lợi

- Phần lớn GV đã nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn rất chu đáo trước khi lên lớp, nắm chắc các bước tổ chức một TCTH trong DH môn Toán.

- GV đã xác định được vai trò của việc TCTC TH trong DH môn Toán ở TH, biết vận dụng phương pháp này vào những thời điểm thích hợp trong quá trình giảng dạy.

- Phần lớn GV đã xác định được vai trò của mình là người giúp đỡ, hướng dẫn, TCTC còn HS là đối tượng giữ vai trò chủ động trong quá trình chơi.

- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường, hằng năm được tham gia các lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.

b.Khó khăn

- Nhiều giáo viên còn lạm dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết dạy Toán. Thời gian bố trí cho việc TCTC chưa hợp lí, hình thức tổ chức chưa đảm bảo yêu cầu.

- Vấn đề tồn tại lớn nhất là vấn đề GV hướng dẫn cách chơi chưa cụ thể, ngắn gọn, logic. Do đó, nhiều học sinh chưa hiểu rõ cách chơi nên trong quá trình chơi không tạo được sự hồi hộp, hứng thú học tập cho học sinh.

- Nhiều giáo viên chỉ chú trọng chọn lọc những học sinh năng nổ, nhanh nhẹn tham gia trò chơi mà ít khi gọi những học sinh còn trầm, nhút nhát vì vậy các em vẫn chưa mạnh dạn tham gia vào trò chơi và khắc phục nhược điểm đó của mình.

- Nhiều giáo viên vẫn chưa đưa ra nhận xét, đánh giá, tuyên dương, phê bình đúng mực khi tổng kết trò chơi.

- Cơ sở nhà trường còn nhiều thiếu thốn.

c.Thực tế điều tra và rút ra nhận xét

- Thực tế điều tra trong năm học 2019-2020 trong quá trình khảo sát tại 5 trường TH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tôi đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với một số GV trong trường về việc “Tổ chức một số trò chơi Toán học cho học sinh lớp 1”.

- GV Lê Kim Dung GV giảng dạy lớp 1A, trường TH Vĩnh Phú cho rằng: “ Phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp gây được hứng thú học tập nhất cho học sinh. Học sinh hứng thú, vui thích khi giáo viên nói sẽ tổ chức trò chơi cho cả lớp…”

- Bàn về tầm quan trọng của phương pháp TCTC trong DH môn Toán ở TH, GV Hà Thị Thủy – GV giảng dạy lớp 1B trường TH Dữu Lâu có nhận xét: “ Nhờ việc tổ chức trò chơi học tập môn Toán mà không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Đối với những học sinh còn trầm và nhút nhát, khi tham gia vào trò chơi Toán

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 33 - 42)