Nghĩa trò chơi toán học trong dạy học toán cho học sinh lớp1

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 30 - 32)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.3. nghĩa trò chơi toán học trong dạy học toán cho học sinh lớp1

Chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với HSTH, nói cách khác nó cần thiết như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của trẻ. Vậy nên trẻ luôn tranh thủ chơi ở mọi lúc mọi nơi. Khi chơi TC các em sẽ thật nhiệt tình và vui vẻ. Trong TC trẻ thể hiện tình cảm rõ ràng bằng cách thể hiện niềm vui khi thắng cuộc và sự buồn bã khi thua cuộc. Hạnh phúc khi đội mình dành chiến thắng và trái lại sẽ buồn bã khi không hoàn thành công việc được giao. Vì vậy mà trẻ luôn cố gắng, phấn đấu hết mình để dành thắng lợi cho tổ hoặc đội của mình. Đó là 15 đặc tính thi đua rất cao của các TCTH. Nên khi chơi TC, HS sẽ thể hiện hết năng lực của mình.

TCTH khiến hình thức HĐ của HS bị thay đổi, từ đó HS tiếp nhận tri thức một cách nhanh nhất. HS còn được củng cố, khắc sâu nội dung bài học và tích lũy được kinh nghiệm qua HĐTC.

TCTH rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ cho HS, nhờ sử dụng TCHT nên quá trình giảng dạy trở thành HĐ vui và hứng thú hơn, TCTH tạo niềm vui, sự say mê và kích thích não bộ của các em, do đó cuốn hút chúng. Khi các em chơi là khi các em thể hiện rõ nhất hiểu biết của mình về kiến thức, kĩ năng và sử dụng kiến thức thực sự của mình.

TCTH không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp GD. Tổ chức tốt TCHT mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.

- Làm thay đổi các hình thức HĐ của HS. HS tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những HĐ đa dạng, hứng thú của quá trình chơi.

- Giúp HS rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà trẻ được tích lũy thông qua các HĐTC.

- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng TCHT mà quá trình dạy và học trở thành một HĐ vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.

Có thể nói, TCTH là một phương tiện có ý nghĩa vô cùng cần thiết trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán nhằm pháthuy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.

Trong TCTH, kiến thức toán học đó được lồng ghép dưới hình thức TC, nó tạo nên ham muốn khám phá trong nhận thức của các em. Để chiến thắng trẻ phải cố gắng bằng cách vận dụng hết khả năng của mình chính vì vậy khả năng độc lập suy nghĩ của các em được hình thành.

Học trong HĐTC là học để lĩnh hội kiến thức, phù hợp với tâm-sinh lý của HS. Học mà chơi tạo được sự ham muốn, bớt đi sự căng thẳng thần kinh ở trẻmà vẫn giữ được sự ngây thơ, trong sáng ở trẻ.

Như vậy, việc tổ chức HĐ TCTH trong quá trình dạy học không những giúp trẻ học tập một cách có hiệu quả mà nó còn tạo ra những cơ hội để trẻ vui chơi, giải trí trong giờ học. Vì vậy qua TCTH trẻ phát triển được cả thể chất lẫn trí tuệ cũng như khả năng nhớ, khả năng tư duy, khả năng tưởng tượng, khả năng sáng tạo. Học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức bài học đồng thời giáo dục các em về ý thức trong cuộc sống, rèn luyện tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm góp phần hoàn thiện nhân cách HS.

Thông qua TCTH trẻ sẽ có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh nói chung, con người nói riêng từ đó hình thành ở học sinh nhu cầu muốn tác động đến thế giới đó như người lớn.

Trò chơi toán học còn là chỉ tiêu chính xác nhất thể hiện năng khiếu và kĩ năng của trẻ. A. H. Jpa Ôopb đã viết "mức độ kém phát triển của đứa trẻ được thể hiện bằng khả năng tham gia trò chơi của nó" và ông còn khẳng định rằng "không, không một khả năng nào mà nó không được rèn luyện trong các trò chơi. Như vậy nếu được tham gia vào các hoạt động vui chơi phong phú thì chẳng những trí tuệ, tình cảm mà cả tài năng của các em cũng được phát triển đến giới hạn tột cùng”[31]. TC được coi như một phương pháp làm phong phú những kiến thức cho trẻ, mở rộng tầm nhìn của chúng, làm sáng tỏ những hiểu biết của trẻ.

Đối với HSTH, TCTH thường có kiến thức sơ khai, phù hợp với tâm-sinh lý của các em và kiến thức- kĩ năng GDTH quy định. Sự phức tạp của TC được tăng dần theo kiến thức từng lớp, càng lớp cao thiên về trí tuệ cao.

Việc tổ chức TCTH đó giúp các em HĐ một cách tự giác, tích cực theo đúng khả năng của mình.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)