Một số trò chơi toán học dành cho học sinh lớp1

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 57 - 70)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.Một số trò chơi toán học dành cho học sinh lớp1

2.4.1.Trò chơi trong các tiết học về số và phép tính

Trò chơi trong các tiết học về số và phép tính giúp HS củng cố những kiến thức-kĩ năng cơ bản và thiết thực về số đếmvà các STN trong phạm vi 100. Đồng thời luyện kĩ năng thực hành; đọc viết và so sánh các số trong phạm vi 100. Củng cố kiến thức về các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. Dưới đây là một số ví dụ:

a. Mục đích:

- Củng cố các khái niệm về số trong phạm vi 10.

- Phát triển kĩ năng nhận biết một số tương ứng với số lượng đồ vật đã cho và ngược lại.

- Luyện kĩ năng đếm số trong phạm vi 10.

b. Chuẩn bị:

- 60 que tính

- Con xúc xắc có 6 mặt trên đó ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.

c. Cách chơi:

Có thể tổ chức chơi cá nhân, thi đua giữa từng cặp hoặc chơi 4 người ngồi quây tròn. Đầu tiên, mỗi bạn gieo xúc xắc một lần. Khi nào xúc xắc có mặt 0 thì bạn đó mới bắt đầu chơi. Bạn chơi gieo xúc xắc một lần, đọc to số ở mặt trên cùng, rồi lấy đủ số que tính tương ứng. Sau mỗi vòng (từng bạn lần lượt gieo xúc xắc mỗi bạn một lần) các bạn đếm số que tính của mình. Ai được nhiều que tính nhất là người thắng cuộc.

Trò chơi 2: “Làm cho bằng 6”.

a. Mục đích:

- Củng cố khái niệm số 6.

- Nắm vững cấu tạo số 6, rèn luyện khả năng quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn.

b. Chuẩn bị:

Mỗi đội gồm 1 HS:

- 1 Tờ giấy khổ A3 (như hình vẽ)

- 6 hình vuông, 6 lá cờ, 6 bông hoa, 6 đồng hồ, 6 ô tô, 6 con chim.

c. Cách chơi:

Mỗi đội cử một đại diện thi, cả lớp cổ vũ. Mỗi HS ở mỗi đội cần tập trung dán nối tiếp các hình vào từng ô sao cho đủ 6 hình ở mỗi ô. Đội nào dán xong trước, đúng, đẹp thì đội đó thắng cuộc.

Trò chơi 3: "Chọn đúng đồ vật"

a. Mục đích:

b. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị nhữngthẻ có hình vẽ các đồ vật hoặc con vật như con gà, con bướm, những chiếc kéo,.... Hai tấm hình chữ nhật kẻ làm 5 hình vuông có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo trình tự và có nam châm.

c. Cách chơi:

- GV chia lớp thành 2 đội chơi, gọi 5 HS cho mỗi đội, phát cho mỗi đội một số thẻ nhất định. GV gắn 2 tấm bìa lên bẳng bằng nam châm. Nhiệm vụ vủa hai đội chơi là tìm các thẻ có số con vật hay đồ vật tương ứng để gắn vào hình vuông có các số trên tấm bìa. Nhóm nào thực hiện TC nhanh và đúng hơn sẽ là đội thắng cuộc.

“Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức trong các bài dạy từ số 1 đến 10 và nâng dần mức độ ở các bài tiếp theo bằng cách thay đổi số, các thẻ đồ vật có thể nhiều hơn các số đã cho để HS phải lựa chọn khó hơn.”

Trò chơi 4: “Thi vượt dốc”.

a. Mục đích:

- Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10

b. Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn hai hình vẽ như sau:

15 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu lớn hơn (>), 5 miếng viết dấu bằng (=) và 5 miếng viết dấu nhỏ hơn (<)

c. Cách chơi:

- Hai HS đại diện cho 2 tổ cùng chơi. Các HS còn lại cổ vũ và giám sát. Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để đi lên được đỉnh dốc. Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc.

Trò chơi 5: “Xếp đúng thứ tự”.

a. Mục đích:

- Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10.

b.Chuẩn bị:

Ví dụ:

c. Cách chơi:

- Chơi theo cá nhân. Mỗi HS để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số đó từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi HS xếp lại tấm bìa theo lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.

Trò chơi 6: “Hãy nhận ra mình”.

a. Mục đích:

- Củng cố về quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 100, “số liền trước”, “số liền sau”

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên ôn tập “số liền trứơc”, “số liền sau” của các số đã biết, cho học sinh nhắc lại một vài lần. Chuẩn bị những tấm thẻ hoặc những quân bài “Tú lơ khơ” trên đó ghi các số thứ tự cho đủ theo số học sinh của lớp và phát cho mỗi bạn một thẻ, yêu cầu nhớ kỹ số của mình.

c. Cách chơi:

- Giáo viên sẽ gọi HS theo những lá số đã phát và không gọi trực tiếp:

Chẳng hạn, GV gọi “số liền sau của số 29”, hay “số lớn nhất có hai chữ số” “số bé nhất có hai chữ số” “số liền trước của số 1” …khi nghe GV gọi thì HS có số tương ứng giơ thẻ và nói “có tôi, có tôi”. Cả lớp quan sát, nếu giơ thẻ sai với số GV đọc thì thua và ghi điểm 0 vào thẻ. Nếu giơ đúng thì thắng và ghi điểm 1 vào thẻ. Sau khoảng 5 – 10 phút chơi, kiểm lại ai ghi điểm 0 nhiều nhất là người thua cuộc và được gọi là: “Người bị lạc và không nhận ra mình”.

Trò chơi 7: “Tạo số”.

a. Mục đích:

- Củng cố cấu tạo số có hai chữ số trong phạm vi 100, luyện tập, củng cố quan hệ

b. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị hai xúc xắc bằng gỗ hình lập phương, một xúc xắc màu xanh, một xúc xắc màu đỏ. Trên mỗi xúc xắc có ghi các chữ số đủ 6 mặt (như hình vẽ).

c. Cách chơi:

- GV gọi 3 đội chơi, mỗi đội sẽ có 5 HS. Những HS còn lại cổ vũ 3 đội chơi. Khi

GV tung đồng thời 2 xúc xắc, HS phải quan sát và ghi nhanh hai chữ số trên mặt xúc xắc để viết thành các số có hai chữ số. Sau 5 lần tung, các bạn sắp xếp các số đã viết theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại). Đội nào xong sớm nhất và đúng nhất thì thắng cuộc.

Trò chơi 8: "Cần bao nhiêu nữa để được 10".

a. Mục đích:

- Củng cố cho HS về phép cộng trong phạm vi 10.

b. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị cho các đội chơi 1 mảnh bìa cứng (20cm x 30cm) và chiếc bút dạ. Trên mảnh bìa chia thành 9 cột và 2 hàng. Ở hàng trên GV viết dãy số từ 1 đến 9 nhưng không theo thứ tự nhất định. Ở hàng dưới GV để trống để HS điền số vào.

c. Cách chơi:

- Gv chia cả lớp thành 2 đội chơi. Gọi đại diện mỗi đội 5 người lên chơi TC. Nhiệm vụ của cả hai đội là sẽ nhìn thật nhanh và phát hiện xem số nào cộng với số ở hàng trên thì bằng 10 sau đó điền số đó vào hàng bên dưới. HS dưới lớp sẽ vỗ tay cổ vũ. Kết thúc TC đội nào thực hiện nhanh và đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. Đội nào thua cuộc sẽ bị phạt bằng một hình thức nhẹ.

* Phát triển trò chơi: Đối với lớp 2,3 trò chơi được tiến hành tương tự chỉ cần GV thay đổi vòng số.

Trò chơi 9: “Xì điện”

a. Mục đích:

- Rèn luyện kỹ năng cộng và trừ trong phạm vi đến số 10.

b. Cách chơi:

- Trò chơi này HS cả lớp sẽ được cùng nhau chơi. GV hỏi “2 cộng 5 bằng mấy?”…. rồi yêu cầu một bạn bất kỳ dưới lớp trả lời. Khi bạn đó trả lời xong sẽ ra một câu hỏi tương tự như GV rồi chỉ định một bạn khác trả lời. Cứ liên tiếp như vậy cho tới lúc GV yêu cầu dừng lại.

- Các bạn tham gia TC phải trả lời thật nhanh và chính xác. Bạn nào trả lời sai cuối

TC sẽ bị phạt.

Trò chơi 10: “Làm tính tiếp sức”.

a. Mục đích:

- Rèn kĩ năng làm tính cộng và trừ trong phạm vi 5.

b. Chuẩn bị:

-Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hình vẽ sau:

c. Cách chơi:

- Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả vào phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục nhƣ vậy, bạn thứ năm lên điền kết quả phép tính cuối cùng vào trái tim. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.

Trò chơi 11: "Hãy kết đôi với mình"

a.Mục đích:

- Luyện tập phép cộng trong phạm vi 7.

- Một số lá cờ đỏ và cờ xanh.

c. Tổ chức chơi:

- GV chọn 2 nhóm chơi và phát cờ xanh cho nhóm 1, cờ đỏ cho nhóm 2. Số cờ trong tay mỗi HS trong nhóm không giống nhau và có số lượng nhỏ hơn 7. Hai nhóm chơi đứng thành hàng quay mặt vào nhau. Theo hiệu lệnh của GV: "kết đôi" thì các HS cầm cờ xanh phải tìm được bạn cầm cờ đỏ tạo cặp với mình sao cho số lượng cờ đỏ cộng với cờ xanh phải có tổng bằng 7. Học sinh nào tìm được cặp của mình trước thì thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ phải nhảy lò cò. * Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể thực hiện tương tự với các bảng cộng khác trong phạm vi 10, phạm vi 20 (ở lớp 2). Vật liệu chuẩn bị có thể thay đổi bằng mũ có gắn số hoặc những bông hoa có ghi số ở nhị hoa...

Trò chơi 12: "Tôi đã nghĩ về con số nào"

a. Mục đích:

- Tập khả năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học.

b. Chuẩn bị:

- Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 em lên bảng đứng thành hàng quay mặt vào nhau.

c. Cách chơi:

- Hai đội chơi bốc thăm giành quyền đi trước. Đội giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố. Chẳng hạn: "Tôi nghĩ về một con số, nếu lấy đi 3, còn lại sau đó lại lấy đi 2 thì ta nhận được số 10. Vậy tôi đã nghĩ về con số nào?". Đội đối phương sẽ nhanh chóng hội ý và đưa ra con số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì được giành quyền ra câu đố tiếp theo. Nếu trả lời không đúng số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì không được giành quyền ra câu đố và đội bạn tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật có nghĩa là nghĩ ra một số và phép tính không trong phạm vi đã học thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gian đội nào giành quyền ra câu đố nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.

* Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức được ở các lớp 2,3 với các vòng số được mở rộng.

2.4.2.Trò chơi trong các tiết học về hình học và đo lường

Trò chơi 13: “Đúng hay sai”.

a. Mục đích:

- Củng cố cách xem giờ đúng, rèn kỹ năng quan sát nhanh.

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị vào bảng phụ hoặc giấy khổ lớn các hình vẽ sau (nếu

định tổ chức chơi đồng đội), hoặc có thể chuẩn bị vào phiếu Photocopy cho cả lớp (nếu chơi cá nhân)

c. Cách chơi:

- Nếu chơi theo nhóm thì chọn 2 đội, mỗi đội 5 bạn chơi theo kiểu tiếp sức; còn chơi cá nhân thì GV phát phiếu cho cả lớp (chú ý úp phiếu), sau đó hô “bắt đầu” thì tất cả lật phiếu để quan sát hình vẽ và đọc chữ bên dƣới, nếu đúng thì ghi Đ, nếu sai thì ghi S vào ô trống:

- Đội (hoặc cá nhân) nào xong sớm nhất và đúng thì là ngƣời thắng cuộc.

Trò chơi 14: “Thợ chỉnh đồng hồ”

a. Mục đích:

- Củng cố về xem đồng hồ

b. Chuẩn bị:

c. Cách chơi:

- Cả lớp cùng chơi.

- Giáo viên hô, chẳng hạn: “6 giờ”, thì học sinh xoay kim ngắn và kim dài sao cho đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ, rồi giơ lên.

- Bạn nào làm sai sẽ bị “phạt”.

Trò chơi 15: “Giờ nào việc nấy”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về đọc giờ đúng và việc thực hiện theo thời gian biểu các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.

b. Chuẩn bị:

- Mỗi bạn chuẩn bị một tấm bảng có màu xanh, đỏ

c. Cách chơi:

- Giáo viên hoặc 1 bạn hô:+ “6 giờ sáng … thức dậy” + “9 giờ sáng … ăn cơm tối”

+ “7 giờ sáng … đi học”

-Cả lớp lắng nghe và giơ bảng mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ bị nhắc nhở, cả lớp được dịp cười vui. Chẳng hạn, với câu “9 giờ sáng … ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhiều lần và nhiều câu hỏi khác nhau.

Trò chơi 16: “Xem đồng hồ và kể chuyện theo tranh”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về xem đồng hồ, đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn hai hình vẽ sau:

- 4 tấm bìa, có thể đánh được trên bảng, trên đó có các dòng phụ đề của các bức tranh “Buổi sáng: học ở trường”; “Buổi trưa: ăn cơm”; “Buổi chiều: học ở trường”; “Buổi tối: nghỉ ở nhà”

c. Cách chơi:

- Hai nhóm, mỗi nhóm 4 bạn cùng chơi. Một bạn lên chọn một bức tranh nào đấy và trả lời bằng cách đính phụ đề tương ứng cho bức tranh đó; chẳng hạn, đối với bức tranh thứ nhất thì đính phụ đề “Buổi sáng: học ở trường”. Sau đó về chỗ. Giáo viên ghi điểm cho câu trả lời này. Bạn khác trong nhóm nhanh chóng chỉ vào bức tranh thứ hai và trả lời tiếp tục. Bạn nào trả lời đúng thì được ghi 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.

Trò chơi 17: “Xem lịch”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về gọi tên các ngày trong tuần (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật).

- Đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch tháng.

b. Chuẩn bị:

- Treo lên bảng một tờ lịch tháng nào đó. - Một “Cỗ bài” có ghi các số từ 1 đến 31.

c. Cách chơi:

Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi bạn “bắt” một quân bài có ghi số. Đối chiếu với ngày ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày, tháng của ngày

được chọn ra. Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì ghi đƣợc 1 điểm. Bạn nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.

Trò chơi 18: “Ai đo chính xác”.

a. Mục đích:

- Rèn kỹ năng thực hành đo độ dài đoạn thẳng

b. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị vào giấy khổ A4 hai hình giống nhau, mỗi hình có 6 đoạn thẳng có độ dài khác nhau và sắp xếp theo các vị trí khác nhau; chẳng hạn có 6 đoạn thẳng như sau (khi chuẩn bị vào giấy A4, phải vẽ đúng kích thước đã cho).

AB = 8 cm CD = 7 cm EX = 9 cm GH = 10 cm MN = 3 cm KP = 5 cm

Mỗi HS khi chơi được chuẩn bị một thước có vạch centimet và một bút chì (đương nhiên HS không được biết số đo của các đoạn thẳng đã chuẩn bị)

c. Cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi trực tiếp, còn lại cổ vũ đội mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì các bạn ở mỗi đội lập tức cầm thước lên để đo và ghi độ dài các đoạn thẳng. Đội nào hô “xong” thì đội kia ngay lập tức phải dừng. Khi đó GV có thể chọn 2 bạn trong lớp thuộc 2 đội kiểm tra chéo. Đội xong trước, đúng toàn bộ thì thắng cuộc; nếu xong trƣớc nhưng kết quả chỉ đúng như đội kia thì hai đội hòa, kết quả ít hơn thì thua.

Trò chơi 19: “Đồ vật và hình dạng của chúng”.

a. Mục đích:

- Củng cố khả năng nhận dạng hình, rèn óc quan sát, trí tưởng tượng hình

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1 (Trang 57 - 70)