Nâng cao khả năng sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 99 - 103)

sở hữu

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Công ty chịu sự ảnh hưởng, tác động qua lại của nhiều yếu tố như doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản cũng như đòn bẩy tài chính của Công ty. Các yếu tố này trong một chừng mực nào đó có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nhau. Vấn đề quan trọng của nhà quản lý là làm sao để lợi nhuận trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên.

Đối chiếu với thực tế tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy: vòng quay tổng tài sản, bao gồm vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản dài hạn của Công ty đều cao hơn các công ty cùng

92

ngành được so sánh nên khả năng tăng vòng quay của tài sản là rất khó khăn. Do vậy, để tăng khả năng sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu, Công ty cần có các biện pháp để tăng lợi nhuận sau thuế và mạnh dạn sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh. Một số biện pháp chủ yếu cần áp dụng là:

* Tăng doanh thu tiêu thụ:

Để tăng doanh thu bán hàng, bên cạnh việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh như đã phân tích ở trên, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tổ chức nghiên cứu thị trường. Trước mắt Công ty cần tập trung nghiên cứu các thị trường nằm trong chiến lược mở rộng thị trường của Công ty để nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng đối với các sản phẩm của Công ty và của các doanh nghiệp trong ngành. Để nghiên cứu thị trường có hiệu quả, Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết, gắn trách nhiệm bán hàng của Phòng Quản lý kinh doanh và các chi nhánh, nhà thuốc của Công ty với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, nhất là các thị trường tiềm năng, ngoài tỉnh mà Công ty đang hướng tới.

- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho các sản phẩm của Công ty, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm khi tham gia các hội chợ, triển lãm để khách hàng hiểu rõ hơn về tính năng, tác dụng của từng sản phẩm của Công ty.

- Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Cần kiên trì theo đuổi chiến lược sản phẩm theo hướng tạo ra các sản phẩm khác biệt, độc đáo là thế mạnh của Công ty và địa phương như các sản phẩm từ Actiso, nấm linh chi và các dược liệu quý của địa phương, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành một thương hiệu mạnh, được nhiều người tiêu dùng biết đến.

93

- Áp dụng chính sách linh hoạt đối với giá bán sản phẩm, hàng hoá, thực hiện các phương thức bán hàng hấp dẫn đối với các Công ty, đại lý và khách hàng mua nhiều, thanh toán đúng hạn. Việc thực hiện chính sách bán hàng của Công ty cũng cần linh hoạt, phù hợp với từng loại khách hàng và từng vùng miền để đảm bảo mục tiêu tăng doanh thu tiêu thụ và thực hiện chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh của Công ty. Công ty nên nghiên cứu tăng thời hạn bán chịu cho các khách hàng lớn, khách hàng ngoài tỉnh lên 2 – 2,5 tháng thay vì áp dụng chung thời hạn bán chịu khoảng 1 – 1,5 tháng như hiện nay; đồng thời xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng, tỷ lệ hoa hồng đối với các khách hàng lớn, khách hàng ngoài tỉnh nhằm tăng doanh thu tiêu thụ tại thị trường này.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, mở rộng mạng lưới phân phối, nhất là thông qua hình thức hợp tác với các công ty dược phẩm khác trong ngành, hệ thống các siêu thị trên toàn quốc và các nhà thuốc, đại lý lớn. Công ty cũng cần tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, am hiểu kiến thức chuyên môn để tư vấn cho khách hàng yên tâm khi dùng sản phẩm của công ty.

* Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm:

Tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho Công ty. Thời gian qua, giá các loại nguyên, phụ liệu, chi phí điện, nước, xăng dầu, tiền lương tăng mạnh so với cùng kỳ đã làm cho giá thành sản phẩm của Công ty bị đẩy lên cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận hoạt động của Công ty. Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

94 xuất thông qua các biện pháp:

+ Sớm triển khai kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện có hiệu quả các hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiếu nguyên liệu đầu vào và biến động bất thường của giá nguyên, vật liệu như đã xảy ra trong thời gian qua.

+ Tính toán, xác định nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu liệu một cách khoa học, theo mùa vụ để xây dựng định mức dự trữ nguyên, vật liệu phù hợp nhằm giảm lượng nguyên, vật liệu tồn kho gây ứ đọng vốn và giảm các khoản chi phí bảo quản, chi phí kho bãi…nhưng vẫn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu về nguyên, vật liệu cho sản xuất.

- Tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý; thực hiện các hình thức tiền lương, thưởng phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động:

+ Công ty cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, khả năng của từng người để họ có thể phát huy hết khả năng của mình; tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình công nghệ, hợp lý hóa các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

+ Sử dụng các biện pháp tiền lương, tiền thưởng có hiệu quả, gắn với hiệu quả công việc của từng bộ phận, từng người lao động nhằm phát huy vai trò đòn bẩy của nó. Công ty cần áp dụng các hình thức thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến…Đồng thời cần xử phạt đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, lãng phí vật tư, hoặc hư hỏng sản phẩm…Qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng mạnh lưới phân phối bán hàng hợp lý, tính toán dự trữ hàng hóa tồn kho một cách hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và giảm chi phí do hàng hóa tồn kho quá mức. Công tác bán hàng cần được tiến

95

hành có kế hoạch cụ thể, tránh thực hiện một cách tràn làn kém hiệu quả, tốn nhiều chi phí. Công ty cũng cần tiếp tục rà soát tổ chức bộ máy để có bộ máy gọn nhẹ, năng động, hiệu quả nhằm giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Đối với chi phí mua hàng hóa của mảng thương mại dược phẩm, Công ty cần tranh thủ chính sách tín dụng bán hàng của các đối tác để đàm phán, kéo dài thời hạn thanh toán nhằm tranh thủ vốn của họ; quan tâm công tác phân tích, dự đoán biến động giá cả của thị trường để kịp thời điều chỉnh giá mua cho phù hợp; thực hiện mở rộng quan hệ với nhiều doanh nghiệp để tìm kiếm các nguồn hàng đảm bảo chất lượng nhưng giá thấp hơn và tránh bị ép giá. Công ty có thể khuyến khích các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa thường xuyên của công ty tham gia góp vốn trở thành cổ đông của công ty để gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công ty, nâng cao hiệu quả việc cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa.

* Sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh:

Thời gian qua, do nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động và tranh thủ các nguồn vốn, Công ty đã giảm được chi phí lãi vay và duy trì vốn vay với tỷ lệ thấp. Thời thời gian tới, cùng với quy mô tài sản không ngừng gia tăng và Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đông dược với tổng mức vốn đầu tư 85,35 tỷ đồng thì việc phải huy động các nguồn vốn, trong đó có vốn vay là không tránh khỏi. Với lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt 27.561 triệu đồng thì Công ty nên mạnh dạn sử dụng vốn vay bên cạnh nguồn vốn tự có để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các hạng mục của dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh và qua đó gia tăng cổ tức cho chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)