Quản trị tài chính ở mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: sự khác biệt về hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và mội trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu, gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiện hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên ít nhiều đều có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp như hình thức tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận ...
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện:
+ Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Khi doanh nghiệp tham gia vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên thị trường thì đặc điểm của ngành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại … thường có tỷ trọng vốn cố định trên tổng tài sản thấp, nhưng các chỉ số về tốc độ luân chuyển tài sản, lợi nhuận ròng trên doanh thu, trên tài sản và vốn chủ sở hữu thường rất cao. Ngược lại, các ngành sản xuất như công nghiệp chế tạo, hàng
31
không, đóng tàu …thường có tỷ trọng vốn cố định lớn, nhưng các chỉ số về tốc độ luân chuyển tài sản, lợi nhuận ròng trên doanh thu, trên tài sản và vốn chủ sở hữu lại thấp.
+ Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng thường gặp khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn.
- Môi trường kinh doanh: bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt
động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tài chính. Một số nhân tố chủ yếu của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp gồm:
+ Sự ổn định của nền kinh tế: sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến
32
động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước. Những rủi ro đó ảnh hưởng tới các chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi vay, tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất , mua sắm tài sản.
+ Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế: giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ánh và thay đổi nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy động vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.
Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính.
+ Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ của khoa học, công nghệ: sự cạnh tranh sản phẩm và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài chính để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôngluôn biến đổi. Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, công nghệ và phương pháp quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.
+ Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp: đó là các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách khuyến khích
33
đầu tư vào các ngành, lữnh vực của nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định; các chính sách về tài khóa, tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng, các chính sách về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp …
+ Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian: ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan đến việc huy động vốn từ các nguồn tài trợ, phát hành cổ phiếu …
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Đây là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung như: tầm nhìn, năng lực, phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh; chất lượng nguồn nhân lực; khả năng về vốn, công nghệ …Đồng thời nó còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh: chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sự tồn tại và hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nó định ra được các mục tiêu lớn, theo đó doanh nghiệp cần phải huy động hợp lý các nguồn lực cả ngắn hạn và dài hạn. Nó đảm bảo cho các kế hoạch không bị chệch hướng. Chiến lược kinh doanh được xây dựng tốt giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, có chỗ đứng vững chắc an toàn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Tầm nhìn, năng lực, phẩm chất của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp:
Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của doanh nghiệp thông qua việc định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn và thực thi các chính sách, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
34
một cách linh hoạt, hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vững chắc vị thế trên thị trường.
- Chất lượng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng
nguồn nhân lực luôn có tính chất quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ giỏi về công tác quản lý, có trình độ chuyên môn cao cùng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm qua đó nâng cao sức cạnh tranh và các kết quả tài chính của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: một hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất như vậy, doanh nghiệp có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, qua đó hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, một doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất, do vậy làm giảm sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ khó có được các kết quả tài chính tích cực.
- Khả năng tài chính: để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
hiệu quả hoạt động tài chính, doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Tiềm lực tài chính phản ánh qui mô của doanh nghiệp và quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. An toàn về mặt tài chính giúp cho
35
doanh nghiệp dễ dàng vay vốn, kêu gọi đối tác đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng dễ dàng xoay sở để vượt qua khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.
- Hiệu quả của công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp:
Nếu doanh nghiệp xác định đúng đắn vai trò của công tác quản trị tài chính; trong công tác quản lý tài chính của mình, luôn tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu, thường xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, không ngừng kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán quản trị để thường xuyên có được những thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý … thì điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Ngược lại nếu công tác quản trị tài chính không được coi trọng và quan tâm đúng mức, doanh nghiệp khó có thể dự báo được các rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với mình để có biện pháp phòng ngừa, do vậy dễ gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh khi thị trường biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn tới bị phá sản.
36 CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG - LADOPHAR
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng – LADOPHAR có trụ sở chính tại số 6A, đường Ngô Quyền, thành phố Đà Lạt, được hình thành trên cơ sở sát nhập các công ty Dược liệu và Dược phẩm của tỉnh và thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngày 08/05/1982 ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định sát nhập hai Công ty Dược liệu và Dược phẩm thành Xí nghiệp liên hiệp Dược Lâm Đồng, trực thuộc Sở Y tế Lâm Đồng. Đến năm 1992, ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty Dược và Vật tư Y tế Lâm Đồng trên cơ sở sát nhập các Công ty Dược huyện, thị vào Xí nghiệp liên hiệp Dược Lâm Đồng. Thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, ngày 21/12/1999 ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 169/1999/QĐ-UB về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược & Vật tư y tế Lâm Đồng thành Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Lâm Đồng với vốn điều lệ ban đầu là 17 tỷ đồng.
Theo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là: Sản xuất tân dược, đông dược; mua bán thuốc, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư thiết bị y tế; xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc và vật tư thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và các dịch vụ lưu trú; sản xuất và kinh doanh
37
nước uống có gas và không gas; kinh doanh hóa chất xét nghiệm, thí nghiệm sinh hóa, hóa học, huyết học, sinh phẩm vắc-xin; nuôi trồng dược liệu.
Ngày 11/01/2007 Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Lâm Đồng đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - LADOPHAR. Ngày 29/6/2010 Công ty chính thức niêm yết 1.700.000 cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán – LDP. Năm 2011 Công ty hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 17 tỷ đồng lên 33,99 tỷ đồng.
Trải qua hơn mười năm hoạt động từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, với sự cố gắng phấn đấu của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, không ngừng phát triển về mọi mặt và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty không ngừng được nâng lên. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng và đa dạng ở phạm vi cả nước với sản phẩm nổi tiếng là Trà Actiso Đà Lạt. Năm 2007, Công ty được công nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cũng đạt được các tiêu chuẩn, như: sản phẩm sản xuất tốt, thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc, thực hành tốt bảo quản thuốc, thực hành tốt phân phối thuốc, nhà thuốc GPP của Cty cũng chính thức đi vào hoạt động.
Với những thành tích kể trên, Công ty đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, như: Giải thưởng “Sao vàng đất Việt”, giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhiều năm liền cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Đặc biệt năm 2009, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (viết tắt là Công ty CP Dược Lâm Đồng) hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, trong đó Đại hội đồng cổ
38
đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ