Các chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 30 - 32)

1.2.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ bằng khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Tỷ số nợ trên tổng tài sản được xác định bằng công thức:

Tỷ số nợ so với tổng tài sản =

Tổng số nợ Giá trị tổng tài sản

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã tài trợ cho doanh nghiệp. Tỷ số nợ so với tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50% - 70%. Tỷ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của

23

đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ về tài chính thấp, dẫn tới doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp thường thích tỷ lệ nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông và họ muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân của ngành.

1.2.4.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Công thức xác định:

Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu =

Tổng số nợ Giá trị vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu nói chung có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Ngược lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều đó cho thấy doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ về tài chính thấp. Tuy nhiên tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành. Những ngành nào có tốc độ quay vòng vốn nhanh thường có tỷ số này rất cao và ngược lại.

24

1.2.4.3. Tỷ số khả năng trả lãi

Tỷ số khả năng trả lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty, qua đó giúp đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không.

Tỷ số khả năng trả

lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Chi phí lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi vay đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay của doanh nghiệp. Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ. Nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ thấp. Thông thường tỷ số này phải lớn hơn 1 thì công ty mới có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải lãi vay. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có 2 khả năng xảy ra: doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay hoặc khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận làm ra quá thấp, không đủ trả lãi vay.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 30 - 32)