1.2.5.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ ngân hàng, lợi nhuận
25
ở đây thường được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong khi đứng ở góc độ cổ đông lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng.
Tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu =
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự trong cùng một ngành.
1.2.5.2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản hay còn gọi là tỷ số sức sinh lợi căn bản được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty.
Tỷ số sức sinh lợi căn bản =
EBIT( lợi nhuận trước thuế và lãi vay) Bình quân tổng tài sản
Tỷ số sức sinh lợi căn bản phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp, nó cho biết bình quân cứ mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Do tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và lãi vay nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau.
1.2.5.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
26 Tỷ số lợi nhuận
ròng trên tài sản =
Lợi nhuận ròng
Bình quân tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản cho biết bình quân mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Giống như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Do vậy, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với các công ty tương tự trong cùng một ngành.
1.2.5.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu (VCSH). Tỷ số này trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự trong cùng một ngành.
Tỷ số lợi nhuận
ròng trên VCSH =
Lợi nhuận ròng Bình quân vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là vấn đề quan trọng của việc sinh lời mà các cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu quan tâm, nó cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ số ROA, tỷ số ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.
1.2.5.5. Đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính bằng phương pháp phân tích Dupont
27
Nếu chỉ đánh giá riêng bất kỳ một loại chỉ tiêu tài chính nào đều không đủ để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ phân tích một cách hệ thống và tổng hợp các chỉ tiêu tài chính thì mới có thể đánh giá được hợp lý và toàn diện đối với hiệu quả tài chính. Một trong những phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp phân tích Dupont. Bản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập ròng trên tài sản (ROA), thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE ) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Phương pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Sử dụng phương pháp phân tích Dupont, ta có thể tách các chỉ tiêu ROA, ROE như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Hay:
28 ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Hay: ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính