NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 76)

2.3.1. Những kết quả đạt được

69

nhưng Công ty CP Dược Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

- Về quy mô kinh doanh: Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh. Lượng vốn đưa vào kinh doanh tại thời điểm 31/12/2011 là 146.768 triệu đồng, tăng 62.997 triệu đồng so với năm 2009, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Công ty đã tận dụng được cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài để tăng vốn, mở rộng quy mô thông qua việc tăng vốn điều lệ, tranh thủ nguồn vốn của các đối tác cung ứng nguyên liệu, hàng hóa cho Công ty.

- Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả đáng khích lệ. Doanh thu của Công ty qua các năm không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 26,5% - 28,3%. Năm 2011 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 353.017 triệu đồng, tăng 62,3% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng từ 18.203 triệu đồng năm 2009 lên 27.225 triệu đồng vào năm 2011. Công ty đã ổn định và mở rộng được thị trường tiêu thụ, kiểm soát được chi phí, uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được nâng cao. Sự tụt dốc của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng lớn đến giá thị trường của cổ phiếu Công ty, nhưng giá cổ phiếu của Công ty vẫn ở mức bằng 1,73 lần mệnh giá. Điều đó cũng cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của Ban lãnh đạo Công ty và sự tin tưởng của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển trong tương lai của Công ty.

- Về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng lên qua các năm, với tỷ lệ tăng năm 2010 là 43,8%, năm 2011 là 21,7% so với năm trước. Năm 2011, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 17 tỷ đồng lên 33,99 tỷ đồng làm tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu lên 45,4% tổng

70

nguồn vốn là phù hợp, đảm bảo sự cân đối về nguồn vốn khi mà tổng tài sản trong 3 năm qua liên tục tăng với tốc độ cao. Công ty cũng giữ vững được quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, sử dụng và phân bổ vốn khá an toàn và hợp lý. Tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ từ các hoạt động của Công ty trong 3 năm đều dương và có xu hướng tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, giúp Công ty có điều kiện trả tiền vay ngân hàng và đầu tư, mua sắm tài sản cố định để tạo ra động lực phát triển trong thời gian tới.

- Về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh của Công ty trong 3 năm đều có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, hệ số khả năng thanh toán của Công ty cũng cao hơn một số công ty trong ngành có điều kiện tương đương cho thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty là khá tốt. Các tỷ số về nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong 3 năm tuy có biến động tăng, giảm, nhưng so với các công ty trong cùng ngành thì Công ty vẫn chủ động được về mặt tài chính và đảm bảo được khả năng thanh toán cho các chủ nợ. Khả năng trả lãi vay của Công ty cũng rất tốt, luôn tạo được sự tin tưởng của bên cho vay khi Công ty có nhu cầu vay vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Hiệu quả hoạt động của Công ty được đánh giá thông qua các chỉ số về vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản ngắn hạn tuy có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng cao hơn một số công ty trong ngành. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển tài sản, hiệu quả hoạt động của Công ty cao hơn so với một số công ty trong ngành. Việc nâng cao được tốc độ luân chuyển tài sản đã giúp Công ty tiết kiệm được vốn cho mua hàng hóa, nguyên liệu đầu vào, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt, giảm lượng hàng hóa tồn kho.

71

- Về hiệu quả sử dụng vốn: các chỉ số về tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu, sức sinh lợi căn bản, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần, nhưng về cơ bản vẫn duy trì ở mức cao nếu so sánh với một số công ty trong ngành.

2.3.2. Những vấn đề tài chính đặt ra ở Công ty CP Dược Lâm Đồng Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 và so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu phân tích của Công ty với một số công ty trong ngành cho thấy về cơ bản tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh. Hoạt động tài chính có hiệu quả đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp Công ty vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn vừa qua để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên tình hình tài chính của Công ty cùng với sự tác động tiêu cực do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kinh tế vĩ mô không ổn định, chi phí sử dụng vốn cùng chi phí đầu vào tăng cao đặt ra cho Ban lãnh đạo Công ty một số vấn đề phải giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể:

Thứ nhất, về cơ cấu vốn: trong 2 năm qua, quy mô tài sản của Công ty

đã tăng 75,2% so với năm 2009, trong đó tăng mạnh nhất là tài sản ngắn hạn. Đến năm 2011, tài sản ngắn hạn đã tăng 99,5% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 79,4% tổng tài sản, trong đó: khoản phải thu ngắn hạn đã tăng từ 15.728 triệu đồng năm 2009 lên 33.435 triệu đồng năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 112,5%; hàng tồn kho tăng từ 37.398 triệu đồng năm 2009 lên 68.771 triệu đồng năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 83,8%. Nếu so với tốc độ tăng của doanh thu trong 2 năm là 62,3% thì tốc độ tăng của các khoản phải thu và hàng tồn kho cao hơn rất nhiều, chứa đựng sự chưa hợp lý trong quản lý nợ và dự trữ hàng tồn kho.

72

Thứ hai, về khả năng thanh toán nợ: tuy khả năng thanh toán hiện thời

và khả năng thanh toán nhanh của Công ty các năm qua có xu hướng tăng và cao hơn một số công ty trong ngành có điều kiện tương đương, nhưng so với các công ty trong ngành có quy mô lớn hơn thì vẫn còn thấp, cụ thể: khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2011 là 1,53, nhưng của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm là 4,85, của Công ty CP XNK Y tế Đồng Tháp là 2,06 và của Công ty CP Dược Hậu Giang là 2,76. Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 của Công ty là 0,63 so với 2,94 của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm, 1,29 của Công ty CP XNK Y tế Đồng Tháp và 1,76 của Công ty CP Dược Hậu Giang. Do vậy, Công ty có thể gặp những khó khăn về thanh khoản trong thời gian tới khi mà cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm ngày càng trở lên gay gắt.

Mặt khác, nếu so với một số công ty trong ngành có quy mô lớn hơn về tài sản và vốn chủ sở hữu thì tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cao hơn các đơn vị này bình quân từ 2 đến 3 lần; tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của Công ty cũng cao hơn từ 2,5 đến 7 lần nên khả năng tự chủ về tài chính của Công ty còn thấp hơn các đơn vị này.

Thứ ba, về hiệu quả sử dụng vốn: kết quả phân tích cho thấy, trong 3

năm qua, các chỉ số về vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu và tài sản ngắn hạn của Công ty đều có xu hướng giảm dẫn tới thời gian hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Nếu so với một số công ty trong ngành thì Công ty có vòng quay của hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn của Công ty đều cao hơn, chứng tỏ tốc độ luân chuyển tài sản của Công ty tốt hơn so với một số doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên vòng quay khoản phải thu của Công ty cao so với các công ty khác (năm 2011, vòng quay khoản phải thu của Công ty là 11,3 lần trong khi của các công ty khác chỉ từ 3,9 đến 8,6 lần) cũng đồng nghĩa với kỳ hạn thanh

73

toán ngắn có thể không hấp dẫn khách hàng. Đối với tài sản dài hạn, vòng quay tài sản dài hạn lớn cũng cho thấy Công ty chưa tập trung nguồn lực đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất. Doanh thu từ hoạt động thương mại còn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu bán hàng,

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn như: tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu, tỷ số sức sinh lợi căn bản, ROA và ROE của Công ty đều có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân do sự giảm sút đồng thời của hệ số lãi ròng trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ).

Qua so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn với một số công ty trong ngành cũng cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có hệ số lãi ròng trên doanh thu lớn hơn như: hệ số lãi ròng trên doanh thu năm 2011 của Công ty là 6,34%, trong khi hệ số này của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm là 9,96%, của Công ty CP XNK Y tế Đồng Tháp là 7,08% và của Công ty CP Dược Hậu Giang là 17,43%. Nguyên nhân do các công ty này với ưu thế về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, liên kết với các hãng dược phẩm khác để đầu tư các dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm mới với công nghệ hiện đại nên đạt được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Thứ tư, về khả năng sinh lời của cổ phiếu: tỷ số lợi nhuận giữ lại của

Công ty qua các năm có xu hướng giảm do lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư của Công ty đã giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó cũng kéo theo tỷ số tăng trưởng bền vững giảm theo các năm. Mặt khác do thời gian qua, thị trường chứng khoán tụt đốc đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nhiều công ty, trong đó cổ phiếu của Công ty CP Dược Lâm Đồng đã giảm từ 42.500 đồng/CP tại thời điểm 31/12/2010 xuống còn 15.600 đồng/CP thời điểm 31/12/2011. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu và triển vọng tương lai của Công ty không được cao như trước.

74

Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên

+ Về khách quan: thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty

chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những khó khăn chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao đã làm chi phí vốn kinh doanh tăng cao, giá nguyên phụ liệu cùng chí phí điện nước, xăng dầu … không ngừng tăng đã làm tăng giá thành sản phẩm trong khi giá bán không thể tăng với tỷ lệ tương ứng đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán tụt dốc ảnh hưởng giá cổ phiếu và hình ảnh của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về phía Công ty: mặc dù Ban lãnh đạo Công ty đã ý thức được vị trí,

vai trò hết sức quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty nhưng việc phân tích thực trạng của Công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thời cơ, khó khăn, thách thức chưa được Công ty quan tâm đúng mức. Quy mô kinh doanh của Công ty còn nhỏ so với các doanh nghiệp trong ngành đã ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới chưa được đẩy mạnh, tương xứng với khả năng của Công ty; công tác tiếp thị, xây dựng và mở rộng mạng lưới bán hàng chưa được đầu tư đứng mức đã ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên của Công ty cũng còn hạn chế, bất cập.

75

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị công ty trình bày trước Đại hội đồng cổ đông, ngành sản xuất dược phẩm trong nước đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, có sự cạnh tranh khốc liệt. Trong đó một số công ty dược dẫn đầu trong nước đang hấp dẫn khách hàng bằng những sản phẩm dược đặc trị, chất lượng cao với chi phí đầu tư vượt trội. Chính vì thế, các công ty vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty lớn này. Một số công ty khác thì theo đuổi chiến lược chi phí thấp dựa vào quy mô sản xuất và thị trường hiện hữu. Số còn lại theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể theo yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Xuất phát từ tình hình như vậy, Công ty CP Dược Lâm Đồng định hướng phát triển trong thời gian tới là:

- Khai thác hiệu quả lợi thế về công nghệ chế biến và bào chế dược liệu Actiso đặc sản và các dược liệu quý khác của Đà Lạt, Lâm Đồng.

- Phát huy kinh nghiệm trên 30 năm sản xuất đông dược, cung ứng các sản phẩm chất lượng và hiệu quả điều trị cao đến người tiêu dùng.

- Xây dựng thương hiệu Ladophar và các sản phẩm đặc chế từ Actiso. Đưa Ladophar sớm trở thành nhà sản xuất, phân phối dược phẩm uy tín, chất lượng trong top 10 của ngành dược Việt Nam.

- Không ngừng xây dựng đội ngũ quản lý giỏi, tập thể người lao động chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với Công ty.

76

Từ định hướng chiến lược phát triển trên, trong thời gian tới Công ty triển khai một số hạng mục của dự án xây dựng nhà máy GMP đông dược – Ladophar tại Khu công nghiệp Phú Hội – huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, gồm các hạng mục: Dây chuyền sản xuất trà thảo dược, dây chuyền sản xuất thuốc nước đông dược, dây chuyền sản xuất cao dược liệu và khu xưởng chế biến thô, hệ thống nhà kho chứa nguyên liệu với công suất thiết kế 800 tấn trà thảo dược, 01 triệu lít thuốc nước và 50 tấn cao dược liệu. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 85,35 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay ngân hàng. Đồng thời Công ty tiếp tục củng cố, duy trì, phát triển mạng lưới phân phối trong tỉnh, mở rộng thị trường trong nước, đặt thêm các chi nhánh tại Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (Trang 76)