triển khai một số hạng mục của dự án xây dựng nhà máy GMP đông dược – Ladophar tại Khu công nghiệp Phú Hội – huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, gồm các hạng mục: Dây chuyền sản xuất trà thảo dược, dây chuyền sản xuất thuốc nước đông dược, dây chuyền sản xuất cao dược liệu và khu xưởng chế biến thô, hệ thống nhà kho chứa nguyên liệu với công suất thiết kế 800 tấn trà thảo dược, 01 triệu lít thuốc nước và 50 tấn cao dược liệu. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 85,35 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay ngân hàng. Đồng thời Công ty tiếp tục củng cố, duy trì, phát triển mạng lưới phân phối trong tỉnh, mở rộng thị trường trong nước, đặt thêm các chi nhánh tại Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG
3.2.1. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới gian tới
Muốn tồn tại lâu dài và phát triển thì Công ty cần phải xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh riêng, trong đó triết lý kinh doanh chính là lý do, mục đích tồn tại của doanh nghiệp, xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh; còn chiến lược kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu dài hạn, lộ trình để đạt được mục tiêu, phương châm điều hành công ty đi kèm với các chiến lược bộ phận, chức năng bao gồm cách ứng phó, xúc tiến hoạt động kinh doanh như tìm hiểu rõ thế mạnh tạo nên cốt lõi của hoạt động kinh doanh, làm thế nào để xúc tiến kinh doanh và phân bổ nguồn lực kinh doanh có hạn một cách có hiệu quả. Cuối cùng là kế hoạch kinh doanh giống như kế hoạch dài hạn từ 10 năm trở lên, trung hạn 3 đến 5 năm, kế hoạch năm, tháng và từ đó có những hành động cụ thể. Muốn xây dựng chiến lược kinh doanh, thì lãnh đạo Công ty cần phải có mục tiêu lớn, năng lực nhìn
77
thấu phương hướng tương lai, năng lực phân tích, thu thập thông tin, đưa ra chiến lược và năng lực thực hiện chiến lược.
Với phương châm kinh doanh “ Chân thành – tin cậy – hợp lý”, thời
gian qua Công ty CP Dược Lâm Đồng đã từng bước tạo dựng được thương hiệu trên thị trường với sản phẩm được nhiều người biết đến là trà Actiso Đà Lạt. Công ty cũng đã xác định hướng chiến lược là tập trung vào các sản phẩm đông dược, trong đó các sản phẩm được sản xuất từ Actiso là chủ lực. Tuy nhiên, Công ty chưa thực hiện phân tích có hệ thống các điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ, thách thức, cũng như phân tích thực trạng thị trường thuốc đông dược trong nước, triển vọng và xu hướng phát triển của thị trường, xác định vị thế, chỗ đứng của Công ty trên thị trường để xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các nguồn lực thực hiện chiến lược của mình.
Theo đánh giá chung của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các doanh nghiệp trong ngành, Ngành dược Việt Nam còn non trẻ và có tiềm năng phát triển cao. Sự phát triển cao và ổn định của ngành Dược những năm qua (tốc độ phát triển hàng năm từ 18-20%) là nhờ nhu cầu về thuốc ngày càng tăng, do dân số tăng và mức sống người dân được nâng cao. Trước sự tăng trưởng bền vững của ngành dược cùng với sự hội nhập kinh tế đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty sản xuất dược trong nước với nhau và với sản phẩm nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc đông dược, nước ta có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng, không ít loài quý, rất đặc thù. Với ưu thế có nhiều tiểu vùng khí hậu, đồng thời có bờ biển trên 3000 km, Việt Nam có các nguồn khoáng vật, thực vật và động vật, kể cả các vi sinh vật chứa các hoạt chất sinh học hết sức phong phú. Đó là điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi để phát triển lĩnh vực sản xuất các loại thuốc chữa bệnh góp phần quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra dược liệu còn là
78
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như mỹ phẩm, chế biến thực phẩm,…Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu còn nhiều bất cập. Kết quả đạt được còn quá khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có về dược liệu ở nước ta. Số lượng các sản phẩm thuốc đông dược sản xuất trong nước mới chỉ chiếm hơn 10% tổng số sản phẩm thuốc đông dược lưu hành ở Việt Nam. Trong cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu nhưng mới chỉ có 01 Doanh nghiệp có vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP). Tỷ trọng dược liệu trong nước được sử dụng trên tổng tiền thuốc bình quân đầu người còn thấp. Hiện nay trên thị trường, nhiều sản phẩm thuốc đông dược được sản xuất chưa đảm bảo tiêu chuẩn GMP-WHO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua làm tăng thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng thuốc trung bình theo đầu người đang gia tăng là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu sử dụng đông dược. Người Việt Nam sử dụng đông dược không chỉ để chữa bệnh mà còn để bồi bổ sức khỏe và phần lớn cho rằng sử dụng đông dược lâu dài có lợi chứ không có hại như tây y. Chính vì vậy, tiềm năng cho đông dược, nhất là đông dược chất lượng cao rất lớn.
Từ những phân tích trên cũng cho thấy việc Công ty tập trung ưu tiên đầu tư sản xuất các loại trà thảo dược và sản xuất đông dược là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên Công ty cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích sản phẩm, thị trường để hoàn chỉnh chiến lược kinh doanh của mình, xác định các sản phẩm chủ lực và thị trường chủ yếu, từ đó tập trung các nguồn lực thực hiện mục tiêu này. Trên cơ sở đó, chiến lược kinh doanh của Công ty cần tập trung vào một số điểm quan trọng, có tính định hướng mà Công ty cần thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:
* Phát huy lợi thế của sản phẩm và thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đầu tư xây dựng vùng
79
nguyên liệu cho sản xuất:
Đối với Công ty CP Dược Lâm Đồng, việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức để xác định chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng, quyết định sự phát triển của Công ty trong thời gian tới. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cũng như định hướng phát triển mà Hội đồng quản trị Công ty đề ra, trong thời gian tới Công ty cần phát huy lợi thế của kinh nghiệm trên 30 năm sản xuất đông dược, khai thác có hiệu quả các lợi thế về công nghệ chế biến và bào chế dược liệu Actiso đặc sản và các dược liệu quý hiếm khác của Đà Lạt, Lâm Đồng và các tỉnh Tây nguyên. Hiện nay, mảng thuốc đông dược là mảng kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao nhưng ít chịu sự cạnh tranh hơn so với thuốc tân dược. Thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua cũng cho thấy lĩnh vực sản xuất sản phẩm – với chủ lực là các sản phẩm sản xuất từ Actiso và các dược liệu khác tuy chỉ chiếm khoảng 22% - 27% về doanh thu, nhưng đã mang lại cho Công ty từ 33% - 43% lợi nhuận gộp.
- Về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: hàng năm Công ty nghiên cứu sản xuất đưa ra thị trường từ 10 – 15 sản phẩm mới. Số lượng sản phẩm mới đưa ra thị trường còn rất hạn chế so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Về năng lực sản xuất, hiện nay Công ty sản xuất trên 60 sản phẩm các loại, tập trung ở 3 lĩnh vực là dược liệu, hóa dược và thực phẩm chức năng, trong đó:
+ Nhóm các sản phẩm dược liệu: chủ yếu là trà và cao Actiso các loại, trà thanh nhiệt, kim tiền thảo, hoạt huyết dưỡng lão …Đây là các sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến thông qua thương hiệu trà Actiso Đà Lạt và có tiềm năng phát triển về thị trường tiêu thụ.
+ Nhóm sản phẩm hóa dược: các sản phẩm do Công ty sản xuất chủ yếu là các sản phẩm thông dụng, phổ biến trên thị trường nên chịu sự cạnh
80
tranh rất lớn của các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trong ngành. Khả năng phát triển thị trường rất khó khăn.
+ Nhóm các sản phẩm là thực phẩm chức năng, như diệp hạ châu, trà linh chi …có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, thần kinh, tăng cường chức năng gan, thận. Các sản phẩm này được sản xuất từ các nguồn dược liệu được nuôi trồng ở địa phương nên có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Từ các phân tích trên cho thấy Công ty cần tập trung đầu tư cho sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đông dược, đẩy mạnh việc đầu tư, cả về máy móc thiết bị, vốn và con người để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới từ các loại dược liệu quý hiếm mà địa phương có thế mạnh. Đối với lĩnh vực sản xuất tân dược, Công ty chỉ nên đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm Công ty có thế mạnh về thị trường tiêu thụ và giá cả có thể cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất: để có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian tới Công ty cần thực hiện một số công việc chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu, xúc tiến triển khai dự án đầu tư vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP, vốn là lĩnh vực đầu tư được địa phương ưu tiên phát triển để chủ động được nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao phục vụ sản xuất. Công ty cần đầu tư vốn, công nghệ để triển khai thí điểm mô hình trồng Actiso theo tiêu chuẩn GACP để từ đó tạo sức lan tỏa, nhân rộng mô hình đến các hộ nông dân khác nhằm tạo ra vùng nguyên liệu sạch phục vụ cho sản xuất và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm của Công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty cần thực hiện có hiệu quả các hình thức liên kết với các hộ cung cấp nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua nông sản ổn định, lâu dài để người dân yên tâm sản xuất, gắn
81
quyền lợi và nghĩa vụ của họ với lợi ích của Công ty.
+ Đẩy mạnh việc đầu tư trồng các loại cây thuốc quý là thế mạnh của địa phương như nấm linh chi, sâm để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm và nghiên cứ phát triển các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
+ Tích cực, chủ động liên kết với các trường, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới nhằm tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, phục vụ nhu cầu thuốc chữa bệnh và bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
* Tiếp tục củng cố và phát triển thị trường trong tỉnh, mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh:
Trong các năm qua, mặc dù Công ty đã có những bước phát triển mạnh về quy mô, kết quả kinh doanh nhưng quy mô kinh doanh của Công ty vẫn còn nhỏ so với các công ty trong ngành. Thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của Công ty vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn trong tỉnh với tỷ trọng doanh thu bán hàng hàng năm chiếm khoảng 83% tổng doanh thu của Công ty. Thị trường ngoài tỉnh chỉ chiếm khoảng 17% doanh thu bán hàng. Với hệ thống phân phối trong và ngoài tỉnh, gồm 513 nhà thuốc, 21 bệnh viện, trung tâm y tế, 271 đại lý thuốc, 230 đại lý bán trà và 85 siêu thị cho thấy thị trường tiêu thụ của Công ty đã từng bước được mở rộng, nhưng quy mô còn nhỏ. Công ty chưa thâm nhập và phát triển mạnh được thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, mà đây lại là thị trường rộng lớn, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Công ty trong tương lai. Hiện nay Công ty mới mở 02 chi nhánh ngoài tỉnh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để phụ trách hoạt động kinh doanh, bán hàng tại các khu vực này, trong đó: tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các sản phẩm của Công ty thâm nhập vào thị trường thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ, như hệ thống siêu thị Coo.Mart, Bic C, hệ thống nhà thuốc Y đức và
82
hệ thống các nhà thuốc, cửa hàng bán lẻ. Chưa có nhiều công ty dược phẩm tham gia vào hệ thống bán hàng của Công ty nên doanh số tiêu thụ hàng năm cũng còn hạn chế. Đối với khu vực Hà Nội, Công ty đã có hệ thống các đại lý tại 24 tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung bộ nhưng số lượng đại lý còn ít, doanh số tiêu thụ chưa cao. Đối với các khu vực khác như khu vực Miền trung, đồng bằng sông Cửu Long, Công ty chưa xây dựng được hệ thống bán hàng tại đây nên chưa khai thác được nhu cầu của thị trường tại các khu vực này.
Do vậy, thời gian tới, Công ty cần tập trung phát triển thị trường ngoài tỉnh trên cơ sở phát huy thế mạnh chủ lực là các sản phẩm đông dược được sản xuất, bào chế từ đặc sản Actiso của Đà Lạt đã được người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Bên cạnh việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty cần mở thêm các chi nhánh tại khu vực Miền trung, và đặc biệt tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long vì đây là khu vực khách hàng đã khá quen với sản phẩm của Công ty thông qua các tour du lịch đến TP Đà Lạt. Để mở rộng thị trường tiêu thụ các khu vực này, Công ty cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, là thế mạnh của Công ty để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến sản phẩm của Công ty. Đồng thời Công ty cũng cần có chính sách bán hàng linh hoạt, hiệu quả hơn để mở rộng doanh thu bán hàng.
Đối với công tác đấu thầu cung ứng thuộc khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh: đây là thị trường có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng về thuốc khám chữa bệnh không quá cao, nhu cầu cung ứng thuốc khám chữa bệnh hàng tháng tương đối ổn định, có thể lập kế hoạch cung ứng thuốc sát với nhu cầu, trong khi ít bị rủi ro về khả năng thanh toán. Do vậy,
83
thời gian tới Công ty cần chủ động hơn trong công tác đấu thầu thuốc từ việc thu thập tài liệu, hồ sơ sản phẩm đến gặp gỡ các nhà sản xuất và cung ứng, theo dõi diễn biến giá cả, tập trung lực lượng xây dựng hồ sơ dự thầu; phát huy các lợi thế về dịch vụ, là nhà cung cấp lâu năm, có kinh nghiệm và uy tín để tham gia đấu thầu cung ứng thuốc đối với các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác chặt chẽ với các công ty trong ngành thành lập các liên danh tham gia đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số bán hàng Công ty.
* Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục của nhà máy sản xuất