87
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định; kiểm soát tốt công nợ, hàng tồn kho, dòng tiền để không ngừng nâng cao tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số về lợi nhuận ròng trên doanh thu, tài sản và trên vốn chủ sở hữu. Một số biện pháp Công ty cần tập trung thực hiện trong thời gian tới gồm:
* Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh:
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, doanh nghiệp muốn hoạt động không thể thiếu vốn tiền tệ. Do vậy, việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của Công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu ở hai mảng chính là mảng thương mại dược phẩm và mảng kinh doanh các sản phẩm do chính Công ty sản xuất, trong đó:
+ Mảng thương mại dược phẩm của Công ty tập trung mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ cho hệ thống các nhà thuốc, đại lý của Công ty và cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế. Trong những năm qua, do Công ty trúng thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh nên nhu cầu về vốn để mua thuốc khám chữa bệnh cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh theo hợp đồng ký kết, nhất là vào thời điểm cuối năm thường rất lớn, đòi hỏi Công ty phải xây dựng kế hoạch vốn cụ thể để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động của lĩnh vực này.
88
+ Mảng kinh doanh các sản phẩm do Công ty sản xuất: nhu cầu về vốn thường biến động theo mùa vụ của nguyên vật liệu mua vào, một phần lớn sản phẩm sản xuất được tiêu thụ ở ngoài tỉnh thông qua hình thức bán buôn, thường bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do vậy Công ty cần có kế hoạch vốn phục vụ cho nhu cầu thu mua, dự trữ nguyên liệu, thời gian sản phẩm tồn kho và thời gian khách hàng chiếm dụng vốn.
Như vậy, để đảm bảo huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết để xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn cho mua thuốc chữa bệnh và thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, tránh tình trạng lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Trong tổng giá trị TSCĐ của Công ty tại thời điểm 31/12/2011, nhà cửa - vật kiến trúc và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó nhà cửa - vật kiến trúc chiếm 38%, máy móc thiết bị chiếm 56%. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rà soát lại các chi nhánh, nhà thuốc và các quầy thuốc hiện có của Công ty, đánh giá lại hiện trạng, lợi thế kinh doanh của từng địa điểm để có biện pháp tăng doanh thu hoạt động cho thuê nhà, mặt bằng. Hiện nay Công ty có 37 địa điểm dùng làm chi nhánh và các điểm bán thuốc của Công ty, trong đó nhiều địa điểm có vị trí rất thuận lợi trong kinh doanh được Công ty cho thuê mặt bằng nhưng doanh thu từ hoạt động này còn chưa tương xứng, mới đạt bình quân khoảng 400 triệu đồng/năm.
89
- Đối với hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: chủ yếu nằm trong các dây chuyền sản xuất, có đặc điểm là sản xuất khép kín và theo nguyên tắc một chiều. Chỉ cần một bộ phận máy móc, thiết bị hư hỏng là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cả dây chuyền. Do vậy, Công ty cần đặc biệt quan tâm công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, kịp thời sửa chữa các hư hỏng xảy ra trong quá trình sản xuất nhằm khai thác, tận dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị hiện có và đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
- Thường xuyên tiến hành đánh giá và đánh giá lại các TSCĐ hiện có; lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Đối với những TSCĐ nhanh chóng lạc hậu cần sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu:
Trong thời gian qua, các khoản phải thu của Công ty ngày một gia tăng và ở mức cao, cụ thể: các khoản phải thu của Công ty tại thời điểm 31/12/2011 là 33.435 triệu đồng, chiếm 22,8% tổng giá trị tài sản và tăng 112,6% so với năm 2009. Do vậy, Công ty cần có các biện pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu nhằm tăng doanh thu bán hàng, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Một số biện pháp Công ty cần thực hiện là:
+ Thường xuyên đối chiếu công nợ, đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu đến hạn, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn. Thực hiện linh hoạt chính sách chiết khấu bán hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn và đúng hạn.
+ Khi thực hiện chính sách bán hàng, Công ty cần coi trọng việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách
90
hàng đó hay không, thời gian bán chịu là bao lâu. Cần theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp đôn đốc, thu hồi các khoản phải thu khi đến hạn. Khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết.
+ Tăng cường trách nhiệm đối với các chi nhánh, nhà thuốc, quầy thuốc của Công ty trong công tác đôn đốc, thu hồi công nợ phát sinh tại đơn vị mình, gắn trách nhiệm bán hàng với trách nhiệm thu nợ. Đồng thời, bên cạnh chính sách lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh của từng bộ phận, Công ty cũng cần có chính sách thưởng đối với các đơn vị có thành tích về thu hồi công nợ, không để xảy ra thất thoát, nợ đọng kéo dài.
Bên cạnh việc tăng cường quản lý các khoản phải thu, Công ty cũng cần nghiên cứu, rà soát xem chính sách bán hàng của Công ty hiện nay đã phù hợp hay chưa để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp vì hệ số vòng quan khoản phải thu của Công ty các năm qua tương đối cao so với các công ty trong ngành. Các số liệu phân tích cho thấy vòng quay khoản phải thu năm 2011 của Công ty là 11,3 trong khi hệ số này của một số doanh nghiệp trong ngành chỉ từ 3,9 đến 8,6 lần. Nếu vòng quay khoản phải thu của Công ty cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành do thời hạn bán chịu của Công ty ngắn hơn sẽ có thể dẫn tới việc Công ty bị mất khách hàng, vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời hạn bán chịu dài hơn. Tuy nhiên để có đánh giá chính xác về vấn đề này, Công ty cần phân tích, so sánh thêm tỷ trọng bán buôn của Công ty so với các công ty cùng ngành, đồng thời nghiên cứu chính sách bán hàng của các doanh nghiệp trong ngành để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Tăng cường các biện pháp quản lý hàng tồn kho:
91
2011 tỷ lệ này là 46,8%), chủ yếu là tồn kho hàng hóa (chiếm khoảng 50% - 55%), tồn kho thành phẩm (chiếm khoảng 20% - 25%) và tồn kho nguyên vật liệu (chiếm khoảng 16% - 21%). So với năm 2009, thì giá trị hàng tồn kho tại thời điểm 2011 đã tăng từ 37.398 triệu đồng lên 68.771 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 83,9% so với tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán 61%. Do vậy, việc quản lý tốt hàng tồn kho và nâng cao tốc độ luân chuyển của nó là một việc làm rất quan trọng, giúp Công ty tiết kiệm vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
So với một số công ty trong ngành thì tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho của Công ty cao hơn. Tuy nhiên do thời gian qua số ngày luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng lên, cùng với việc tốc độ tăng của hàng tồn kho cao hơn tốc độ tăng của giá vốn cũng đòi hỏi Công ty phải tổ chức kiểm tra, rà soát lại định mức tồn kho hàng hóa, nguyên liệu, thành phẩm dự trữ, kịp thời phát hiện và điều chỉnh các bất hợp lý về dự trữ tồn kho, tránh để ứ đọng vốn. Đồng thời Công ty cũng cần kiểm soát chặt chẽ định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại tất cả các bộ phận, đơn vị trực thuộc.