Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 49 - 53)

Tại Việt Nam, Luật BHTG số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội; Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; và Thông tư 20/2020/TT-BTC ngày 01/4/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN là các văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn của BHTGVN. Trong đó, Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất, được ban hành trước; Thông tư 312 và 20 ra đời sau, là văn bản hướng dẫn chi tiết; và Luật số 17 quy định vai trò tham gia sâu hơn của BHTGVN trong cơ cấu lại TCTD yếu kém thông qua mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ và cho vay đặc biệt. Bên cạnh đó khi tham gia đầu tư, BHTGVN cũng thuộc đối tượng quy định của các văn bản pháp luật khác liên quan.

 Về quan điểm nhận thức về hoạt động đầu tư

Luật BHTG số 06/2012/QH13 của Việt Nam quy định: “BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người

gửi tiền hoặc phá sản”. Về mục đích của BHTG được quy định tại Điều 3: “BHTG

nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.”

Từ định nghĩa và mục đích của BHTG được quy định tại Luật BHTG số 06/2012/QH13 và một số văn bản dưới luật, có thể thấy quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước đều cho rằng, BHTGVN là công cụ tài chính mang tính chính trị, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng với mục tiêu bảo toàn vốn và sẵn sàng chi trả cho người gửi tiền khi có rủi ro đổ vỡ xảy ra. Do vậy, tổ chức BHTG chỉ sử dụng các sản phẩm đầu tư rủi ro thấp và thanh khoản cao để đảm bảo an toàn đồng thời vẫn tìm kiếm một khoản lợi nhuận bù đắp chi phí hoạt động và đảm bảo chi trả kịp thời tiền gửi được bảo hiểm khi có rủi ro. Với quan điểm nêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm đến việc bảo toàn vốn và khả năng thanh khoản vốn mà BHTGVN nắm giữ. Các cơ quan hữu quan trên lo ngại việc BHTGVN mất khả năng thanh khoản nếu đầu tư quy mô lớn vào hệ thống ngân

hàng (luôn tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ hệ thống) và tổng nguồn vốn không được bảo toàn nếu đầu tư bị thua lỗ.

 Về sử dụng nguồn vốn và lựa chọn danh mục đầu tư

Điều 31 Luật BHTG quy định: “Tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn

tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN”;

Điểm c Khoản 3 Điều 146 Luật số 17 quy định: “NHNN quyết định việc BHTGVN mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ” (Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 của Quốc hội về Luật các TCTD);

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC ngày 01/4/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư 312 quy định: “BHTGVN được sử dụng vốn hoạt động để mua TPCP, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết

định của NHNN, mua tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN”.

Ngày 6/9/2014, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về hoạt động BHTG, trong đó có quy định cho phép BHTGVN được mua tín phiếu NHNN được thực hiện (theo quy định của Luật các TCTD) như quy định thủ tục mở tài khoản thanh toán cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại NHNN.

 Về mục đích và nguyên tắc của hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư của BHTGVN dựa trên nguyên tắc: đúng quy định pháp luật và của BHTGVN; đảm bảo an toàn, phát triển vốn; đảm bảo thanh khoản. Cụ thể:

BHTGVN phải tuân thủ quy định tại Khoản 7 Điều 13, Điều 31 Luật BHTG; Điều 4 Quyết định 1395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2013; Điều 2, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/11/2016 quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN: “…hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có trách nhiệm đảm bảo an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí, … có nghĩa vụ quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn.”

 Về nội dung, quy trình thực hiện, quản lý và phân cấp thẩm quyền thực hiện hoạt động đầu tư

Trên cơ sở các Luật, Nghị định và các quy định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chủ động xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản nội bộ quy định về nội dung hoạt động đầu tư theo đó là quy trình thực hiện và phân cấp thẩm quyền quản lý trong nội bộ BHTGVN như:

- Quyết định số 441/QĐ-BHTG-HĐQT ngày 30/7/2015 về việc ban hành Quy chế đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN

- Hướng dẫn số 01a/HD-BHTG ngày 01/01/2016 của Tổng giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN

- Quyết định số 518/QĐ-BHTG ngày 1/8/2018 của HĐQT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nguồn vốn và Đầu tư thuộc BHTGVN

- Nghị quyết số 112a/NQ-BHTG ngày 19/10/2020 về việc điều chỉnh thời gian phê duyệt Kế hoạch đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và Kế hoạch thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

 Về hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính

Hoạt động đầu tư NVTTNR qua hình thức đấu thầu TPCP do KBNN phát hành trên thị trường sơ cấp thực hiện theo Thông tư 111/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/7/2015 và Thông tư liên tịch số 92/2016/TTLT-BTC-NHNN của Bộ Tài chính ngày 27/6/2016. Đấu thầu TPCP trên thị trường sơ cấp thực hiện theo 2 hình thức là cạnh tranh lãi suất không cạnh tranh lãi suất. Theo Thông tư 111/2005/TT-BTC: BHTGVN được công nhận là thành viên đặc biệt của HNX, BHTGVN được tham gia dự thầu trực tiếp không cạnh tranh lãi suất; và được tham gia dự thầu cạnh tranh lãi suất thông qua thành viên đấu thầu khác.

Theo Quy chế thành viên giao dịch thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch tại HNX, BHTGVN không phải là thành viên giao dịch trên hệ thống HNX; việc đặt lệnh mua bán thực hiện thông qua các thành viên giao dịch và đại diện giao dịch thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường và phải tuân thủ điều kiện trên thị trường theo quy định pháp luật.

Nội dung về lưu ký TPCP được quy định tại Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, trù trừ và thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ Tài chính. Sau này, Quyết định 87 được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 43/2010//TT-BTC ban hành ngày 25/3/2010 và được thay thế bằng Thông tư 05/2015/TT-BTC ngày 15/01/2015, theo đó: chỉ có các thành viên đã đăng ký và được chấp thuận mở tài khoản trực tiếp tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt

Nam (VSD) mới được được phép lưu ký TPCP. Do chưa đăng ký là thành viên mở

tài khoản trực tiếp tại VSD, BHTGVN chỉ thực hiện lưu ký TPCP thông qua các đơn vị là thành viên lưu lý của VSD. Việc lưu lý TPCP ban đầu được thực hiện tại các công ty chứng khoán, sau đó được chuyển sang các NHTM.

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w